kế hoạch năm học 2024- 2025

Thứ ba - 29/10/2024 09:55
PHÒNG GD & ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG MN DIỄN THỊNH
 
 
 
 
Số: 89 /KH - TrMN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 
 
 
Diễn Thịnh, ngày 27 tháng  9  năm 2024
 
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2024 – 2025
 
  1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với GDMN, GDPT và GDTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Công văn số 1954/SGDĐT, ngày 30 tháng 8 năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục MN;
Căn cứ công văn số 752 /PGD&ĐT. Ngày 04/9/2024 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non;
Căn cứ vào kế hoạch số  233/KHCL-MNDT  ngày 08/11/2020, kế hoạch chiến lược phát triển trường Mầm non giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; và tờ trình bổ sung hàng năm.
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 và tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, trường mầm non Diễn Thịnh xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024- 2025 với những nội dung sau:
   II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1.Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương
 Diễn Thịnh là đơn vị đóng trên địa bàn gần  trung tâm huyện Diễn Châu Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Đảng ủy, giám sát kịp thời của Hội đồng nhân dân xã, cùng với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, sự đồng lòng, quyết tâm của Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của xã trong thời gian qua đạt nhiều kết quả quan trọng.Xã đã đạt nông thôn mới vào năm 2014.
Tổng số hộ toàn xã có hơn 3.012 hộ,  hơn 15.234 khẩu, có 2,657 nhân khẩu là giáo dân. Là một xã đồng bằng chủ yếu là nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ, trình độ dân trí không đồng đều, thu nhập của người dân thấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
- Giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn Diễn Thịnh tương đối ổn định. Thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn không có diễn biến bất thường, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu đáp ứng đầy đủ và không bị khan hiếm về số lượng, không tăng giá đột biến.
- Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định, kết quả phổ cập giáo dục MN cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được củng cố và giữ vững.
- Trường có khuôn viên bờ rào bao quanh đảm bảo an toàn. Trường xây dựng gồm    21 phòng học hệ thống trang thiết bị tương đối đồng bộ, hiện đại đáp ứng cho công             tác chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu. Trường được công nhận lại trường chuẩn quốc gia mức độ I năm 2020 và đạt chất lượng giáo dục cấp độ 2.
        Địa phương có 03 trường học, 03 trường đã đạt chuẩn Quốc gia; hàng năm được công nhận đạt phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, Giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở;
         Đảng bộ có 18 chi bộ có 520 đảng viên, chi bộ nông thôn có 12 chi bộ, 3 chi bộ trường, 1 chi bộ công an, 1 chi bộ quân sự, 1 chi bộ quỹ tín dụng, đảng viên chi bộ trường học là 82 đồng chí.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường năm học 2024 - 2025
2.1. Đặc điểm các độ tuổi của trẻ
- Tổng số học sinh trường có 21 lớp với 610 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ  5 tuổi ra lớp Chưa đạt so với kế hoạch phê duyệt 217 /246 đạt 88,2 % (Vận còn 38 cháu học tại nhà thờ giáo xứ Trung Song).
  + Nhóm trẻ: 03 nhóm với  79/364 trẻ tỷ lệ 21,7%;
  + Lớp mẫu giáo: 18 lớp với 536/636 trẻ, tỷ lệ 84,2%.
- Bố trí nhóm, lớp
+ Nhóm trẻ 24 - 36 tháng: 03 nhóm, 79 cháu
+ Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 06 lớp,  153 cháu
+ Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi 06 lớp, 187 cháu
  + Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 06 lớp, 196 cháu học tại trường
2.2. Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý
- Về số lượng: Tổng số cán bộ, viên chức: 57 đ/c Trong đó:
+ Cán bộ quản lý : 03 đ/c; trình độ Thạc sỹ: 01/03 đ/c. Đại học: 3/3 đ/c.
+ Giáo viên có 38 đ/c; biên chế 38 đ/c.
+ Nhân viên 16 đ/c (01 nhân viên y tế, 01 nhân viên kế toán, 12 cô nuôi và 02 nhân viên bảo vệ). Trong đó: Đại học: 01 đ/c; Cao đẳng: 01 đ/c. Trung cấp: 12 đ/c
- Về chất lượng :
Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm, trong đó: trên chuẩn 31/43, đạt 73,1% (Thông tư 41/TT- BGD-ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010). nên có năng lực công tác, giảng dạy có chất lượng. Hàng năm được bồi dưỡng, học tập thường xuyên, để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
- Số lượng đảng viên là 23 đ/c đạt tỷ lệ 53,4%.
2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; điểm trường, lớp ghép; cơ sở vật chất thực hiện bán trú.
 Tổng số phòng học có 21 phòng học trong đó: kiên cố 14 phòng; bán kiên cố là 7 phòng. Đủ để tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày. Tất cả các phòng học đã được tu sửa nên đảm bảo cho việc dạy và học của nhà trường.
Trường mầm non Diễn Thịnh là trường Hạng I. Trường có 2 điểm trường; điểm 1 (cụm Nam Thịnh) đóng tại xóm Tân Phúc, có tổng diện tích sử dụng 3700m2.; điểm 2 (cụm Bắc Thịnh) đóng tại xóm Nam Thịnh. Có tổng diện tích sử dụng 2954m2
3. Đánh giá chung
Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo trực tiếp và sự quan tâm hỗ trợ về nhiều mặt của PGD&ĐT Diễn Châu. Cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân xã Diễn Thịnh thật sự quan tâm, chăm lo cho giáo dục xã nhà nói chung cho  giáo dục mầm non nói riêng.
- Trường được công nhận lại trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
 - Đội ngũ cán bộ, giáo viên hầu hết trẻ, khoẻ, có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đạt trên chuẩn cao, năng lực chuyên môn khá đồng đều, nhiệt tình, yêu nghề, đoàn kết.
- 100% trẻ 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi trong độ tuổi Mầm non có nhu cầu đã được tiếp nhận vào trường.
- Kết quả thực hiện chuyên đề , chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục  trẻ các năm học trước tương đối tốt.
- Có nhiều phụ huynh trong trường nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác CS&GD cho trẻ MN, nên rất quan tâm và ủng hộ về mọi mặt cho nhà trường.
- Các đoàn thể trong trường duy trì tốt nề nếp hoạt động và hưởng ứng các phong trào một cách mạnh mẽ.
Khó khăn:
- Trường còn có 2 điểm trường nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc phân công giáo viên, xếp lớp cho trẻ,tổ chức các ngày lễ hội..vv
- Cơ sở vật chất nhà trường nhiều hạng mục đã xuống cấp như. Dãy nhà 8 phòng học phía sau của cụm Nam hiện nay các cánh cửa window đã hư hỏng,gãy bản lề,các khóa cửa không còn có giá trị sử dụng gây mất an toàn cho cô và trẻ củng như việc bảo quản an toàn tài sản của nhóm lớp:
- Dãy 8 phòng học phía tây cũng đã xuống cấp,tường bong tróc,có lớp bị nứt dột...không đảm bảo cho việc trang trí các bài tập trên mảng tường cho trẻ hoạt động.
 Hệ thống điện, Đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị dạy học theo thông tư 01/2017/TT- BGDĐT của các nhóm lớp dưới 5 tuổi còn thiếu về số lượng.
- Khối phòng học của trẻ 3 tuổi và 4 tuổi chưa có công trình vệ sinh khép kín,chưa có phòng kho riêng nên rất khó khăn trong công tác quản lý dạy và học.
- Sân chơi, bãi tập của trường chưa mái che mưa nắng  làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy  cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.
- Số lượng giáo viên biên chế chưa đủ theo yêu cầu, vì vậy cường độ làm việc của CBGV luôn quá tải. Một số ít giáo viên còn hạn chế trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động CSGD trẻ.
 - Đời sống của nhân viên hợp đồng trường còn khó khăn, mức lương thấp chưa đáp ứng được yều đề ra.
    III. MỤC TIÊU CHUNG:
1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí nhà nước về giáo dục mầm non (GDMN), trong đó chú trọng GDMN ngoài công lập. Tập trung đổi mới công tác quản lí, quản trị nhà trường theo hướng tăng cường phân cấp, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình trong các cơ sở GDMN.
2. Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ; đẩy mạnh phát triển chương trình GDMN phù hợp với điều kiện của địa phương; thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng tăng cường cho trẻ thực hành, trải nghiệm, phát triển thể chất; đổi mới, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
3. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các mô hình: Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; Hỗ trợ trẻ 5 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học; “Phòng giúp phòng, trường giúp trường”; Thí điểm trường mầm non tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế; Mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học”.
4. Khuyến khích phát triển mầm non ngoài công lập; làm tốt công tác tuyên truyền huy động trẻ 5 tuổi  vùng giáo đến trường, lớp 100%. Củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi (PCGDMNTNT), hướng đến thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo.
          5. Huy động mọi nguồn lực đầu tư CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo các điều kiện thực hiện Chương trình  GDMN; bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng yêu cầu đổi mới; đẩy mạnh xã hội hoá GDMN nhằm đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ.
6. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng trẻ em mầm non; quan tâm đến đối tượng trẻ em có bố mẹ làm việc ở các khu công nghiệp, bố mẹ là công nhân có thu nhập thấp, trẻ em vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.
7. Tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong công tác quản trị, quản lý và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
8.Mục tiêu thi đua:
* Danh hiệu tập thể:
- Tập thể  hoàn thành tốt nhiệm vụ. LĐTT.
- Tổ CM đạt tiên tiến xuất sắc: 2/2 tỷ lệ 100%; 
-  Nhóm, lớp tiên tiến xuất sắc: 11/21 tỷ lệ 52,3%.
* Danh hiệu cá nhân:
- Lao động tiên tiến: 41/43 người; tỷ lệ 95,3%.
- CSTĐ cấp cơ sở: 5 - 6 người.
- Giấy khen của Chủ tịch UBND Huyện; 01 người.
- Giáo viên giỏi trường; 36/38 người.
IV. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, CÁC CHUYÊN ĐỀ.
1. Chương trình giáo dục chính khóa (Nội dung chương trình, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình GDMN)
1.1. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học(Phụ lục 1)
     1.2. Kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các độ tuổi(Phụ lục 2)
2. Chương trình hoạt động giáo dục ngoài chính khóá.
- Làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo (Phụ lục 3)
- Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MG( Phụ lục 4)
- Dạy múa ( Phụ lục 5 )
3. Kế hoạch thực hiện các chuyên đề (Phụ lục 6)
3.1. Kế hoạch phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong CSGD trẻ.
3.2. Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”;   “Xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện”,  Chương trình “tôi yêu việt nam” về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
3.3. Hoạt động hỗ trợ trẻ 5 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học.
V. CÁC CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Truyền thông về các chủ trương, chính sách, các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
a) Chỉ tiêu:
- 100% CBGVNV được tiếp cận các văn bản của nghành học của nhà trường.
- 21/21 nhóm, lớp có góc tuyên truyền, có ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền. Đa số từ 75-85% Phụ huynh được nghe phổ biến các chủ trương chính sách về GDMN, Chương trình GDMN, Kiến thức nuôi dạy trẻ, các kế hoạch của nhà trường.
b) Biện pháp:
        -  Phân công cán bộ phụ trách cập nhật văn bản của cấp trên và phát hành qua  pgddienchau.vnptioffice.vn; mndienthinh.dc@nghean.edu.vn. đồng thời gửi các văn bản cho các tổ chuyên môn, các bộ phận, CBGVNV. Nhận thư, gửi thư cho các tổ chuyên môn, các bộ phận, CBGVNV qua hộp thư điện tử của nhà trường  mndienthịnh.dc@nghean.edu.vn, giaoviendienthinh@gmail.com, Tạo phòng họp Zoom, Zalo, facebook, Messenger của nhóm.
- Chỉ đạo đăng lên bảng tin của nhà trường, giao nhiệm vụ cho CBGVNV về việc phổ biến chủ trương chính sách về GDMN, Chương trình GDMN, các kế hoạch của nhà trường, kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức, phù hợp, hiệu quả, có sức lan tỏa sâu rộng cho phụ huynh. Giáo viên chủ nhiệm lập nhóm Zoom, Zalo, facebook, Messenger, Viber, Youtube… của nhóm, lớp để phối hợp với phụ huynh, trao đổi thông tin nội dung các chủ đề, … nội dung công khai của trường (đối tượng là phụ huynh của nhóm, lớp và CBQL, giáo viên chủ nhiệm là quản trị viên). Tổ chức họp phụ huynh 3 lần/năm, mỗi lớp một góc tuyên truyền, trao đổi giờ đón-trả trẻ.
- Phối hợp với Ban ĐDCM HS để tổ chức các cuộc họp, các ngày lễ hội, lồng ghép công tác phổ biến tuyên truyền.
- Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về phổ biến, hướng dẫn CBGVNV thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình GDMN; tăng cường truyền thông về kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
  - Đẩy mạnh việc phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức, hiệu quả, phù hợp.
2. Quy mô phát triển số lượng;
a) Chỉ tiêu:
    - Thực hiện kế hoạch phát triển theo Căn cứ QĐ số 2144/QĐ-UBND ngày 02/7/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Diễn châu về phê duyệt kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục năm học 2024 - 2025 là 21 nhóm lớp, Tổng số học sinh 615; trong đó:
  + Nhóm trẻ: 03 nhóm với  79/364 trẻ tỷ lệ 21,7%;
  + Lớp mẫu giáo: 18 lớp với 536/636 trẻ, tỷ lệ 84,2%.
- Bố trí nhóm, lớp
+ Nhóm trẻ 24 - 36 tháng: 03 nhóm, 79 cháu
+ Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 06 lớp,  153 cháu
+ Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi 06 lớp, 187 cháu
  + Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 06 lớp, 196 cháu học tại trường. Trong đó trẻ 5 tuổi  217/246 tỷ lệ ra lớp 88,2% .Tiếp tục vận động trẻ ra lớp đạt kế hoạch .
- Chuyên cần của trẻ mẫu giáo các độ tuổi đạt 90% trở lên, MG 5 tuổi đạt: 95-97%;
 - Huy động ngoài công lập 1 nhóm trẻ 1-3 tuổi: 07 cháu.
b) Biện pháp:
- Phân công cho giáo viên điều tra, rà soát nắm bắt, lập danh sách báo cáo chính xác trẻ từ 0-5 tuổi (trẻ sinh năm : 2019, 2020, 2021, 2022,2023,2024) trẻ từ nơi khác chuyển đến và trẻ chuyển đi nơi khác.
- Thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh; Phối hợp với các đoàn thể, các cơ sở xóm làm tốt công tác tuyên truyền, động viên phụ huynh đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi, đi học chuyên cần.
- Phân công GV có trình độ đạt chuẩn, có năng lực s­ư phạm tốt; Bố trí giáo viên cho lớp 5 tuổi đủ 2 GV/lớp; nhà trẻ 2 GV/nhóm trẻ; phân công GV chủ nhiệm lớp.
- Khảo sát, phân loại và huy động hầu hết trẻ khuyết tật học hòa nhập trong trường MN. Trẻ khuyết tật học hòa nhập phải được đối xử công bằng, được theo dõi đánh giá sự tiến bộ của trẻ.
- Rà soát, tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để hoàn thành hồ sơ thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho trẻ.
3. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ;
a) Chỉ tiêu.
- 100% nhóm, lớp đảm bảo an toàn cho trẻ trong năm học. Trong đó 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần. Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 về trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. Làm tốt công tác phòng dịch bệnh theo mùa. Đảm bảo ba “yên”; “trẻ yên vui, cô giáo yên tâm, phụ huynh yên lòng.”, “ Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ trong trường mầm non”, “xây dựng Trường học hạnh phúc” , “ Tôi yêu Việt Nam”, “Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử trong trường mầm non”,
b) Biện pháp
- Phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm rõ ràng cụ thể cho tập thể, bộ phận, cá nhân phụ trách, nhà trường chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, chính quyền địa phương, các ban nghành, đoàn thể  đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch bệnh (Covid-19 và các dịch bệnh khác), ứng phó với thiên tai. Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn, chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn cho trẻ;
- Làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, trách
 nhiệm cho CBQL, GVNV và cam kết chịu trách nhiệm khi xẩy ra mất an toàn
và có hành vi bạo hành trẻ.
- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát bán trú, việc xuất nhập thực phẩm, chất lượng thực phẩm, đảm bảo an toàn thực thực phẩm, không để xẩy ra ngộ độc thực phẩm, rà soát kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục các yếu tố , nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ như đồ dùng đồ chơi các thiết bị, CSVC. Giám sát chặt chẽ việc chăm sóc trẻ không để ra tình trạng bạo hành trẻ, không để xẩy ra tai nạn thương tích, đuối nước, phòng chống cháy nổ, an ninh trong nhà trường.
- Phối hợp với công an xã, đoàn thanh niên đảm bảo an ninh, an toàn trường học, thực hiện cổng trường an toàn giao thông, giải tán hàng rong cổng trường.
4. Nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
4.1. Nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
          a) Chỉ tiêu:                                          
+ 100% nhóm, lớp tổ chức ăn bán trú ăn đủ định lượng, ngủ đủ giấc, uống sữa học đường, trong đó 100% trẻ ăn bán trú và 95 % trẻ tham gia uống sữa học đường tại trường; bảo đảm mức ăn tối thiểu 19.000đ/ngày/trẻ, Thực hiện đầy đủ các chế độ cho trẻ theo quy định.
+ 100% nhóm, lớp tổ chức cân, đo theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, kiểm tra, khám theo dõi sức khỏe tại trường, trong đó 100% trẻ được cân đo theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định (nhà trẻ; MG: Cân, đo 3 lần/năm). Riêng trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân, trẻ ốm cân hàng tháng. 100% trẻ được  kiểm tra sức khỏe 1 lần/năm học. Phấn đấu cuối năm tỉ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân dưới 3,0%; tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi  dưới 4,0% , béo phì dưới 2%.
b) Biện pháp
- Tuyên truyền phụ huynh tổ chức bán trú, nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú.
- Xây dựng thực đơn bán trú đảm bảo cân đối, hợp lý về dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương, từng đơn vị; tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Chỉ đạo tổ nuôi dưỡng tăng cường trồng rau sạch theo mùa để phục vụ bán trú, đảm bảo an toàn, nâng cao chất lương bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non. Xây dựng thực đơn có đa dạng thực phẩm (bữa chính đủ 10 loại thực phẩm, trong đó có 3-4 loại rau củ, bữa chính gồm cơm, món mặn, món xào và canh), chế biến phù hợp độ tuổi, xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần chẵn, lẻ, không trùng lặp. Xây dựng thực đơn và có biện pháp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì. Tổ chức nhiều hình thức như: ăn tự chọn, bữa cơm gia đình (ăn chung các món), trẻ ăn theo suất chia bằng khay I nốc.
- Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ, công tác xuất nhập thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công khai minh bạch chế độ ăn của trẻ; thực hiện các khoản thu, chi dịch vụ bán trú theo các văn bản hướng dẫn về quản lý tài chính theo quy định hiện hành. Chỉ đạo, kiểm tra giám sát công tác xuất nhập thực phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP xử lý nghiêm khắc nếu có hành vi,vi phạm. Tổ chức ký hợp đồng thực phẩm với các công ty có đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
- Triển khai chương trình sữa học đường. Phối hợp với phụ huynh làm vườn rau sạch cho trẻ bán trú.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức bữa ăn bán trú của trẻ; công khai chế độ ăn, kiểm thực ba bước. Khai thác, ứng dụng hiệu quả các phần mềm quản lý bán trú; khuyến khích sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng trong việc giám sát quy trình, chất lượng bữa ăn của trẻ tại các nhóm, lớp.
- Mua sắm, bổ sung đầy đủ thiết bị bếp; Bố trí bếp ăn đúng quy trình bếp 1 chiều, tăng cường thiết bị đầy đủ và hiện đại; xây dựng bếp ăn đủ điều kiện VSATTP.
- Khi có chương trình sữa học đường triển khai đến tận phụ huynh.
       - Chỉ đạo giao cho nhân viên y tế, cán bộ phụ trách chủ động phối hợp với Trạm y tế, giáo viên chủ nhiện, phụ huynh trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. (Theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGD ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT). Phối hợp với giáo viên để theo dõi  quản lý sức khỏe, tiêm chủng, uống Vitamin A, xổ giun,…. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì. Phòng tránh các bệnh thường gặp, tuyên truyền và phòng chống dịch bệnh.
- Sử dụng phần mềm quản lý bán trú Vieetec  trong chế độ, khẩu phần ăn của trẻ.
- Cân - đo theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng vào tháng 9, 12/2024 và tháng 3/2025, Hợp đồng với trạm y tế để được kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm tùy tình hình thực tế.
- Theo dõi phân loại để tập luyện cho nhóm suy dinh dưỡng tại phòng thể chất, xây dựng chế độ ăn cho nhóm trẻ SDD các loại.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống, dịch bệnh thường xuyên.
- Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc trẻ SDD các loại.
- 100% trẻ có đủ đồ dùng cá nhân , hệ thống nước sạch nhà vệ sinh đảm bảo, được lau mặt, rửa tay dưới vòi nước chảy, rửa tay bằng xà phòng, có khu vệ sinh  khô ráo, môi trường xanh-an toàn- thân thiện. Phòng nhóm, lớp, đồ dùng đồ chơi đảm bảo sạch sẽ an toàn. Đồ dùng cá nhân trẻ phải có ký hiệu riêng, thống nhất 1 loại ký hiệu. Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, kiểm tra nhà vệ sinh, phòng kho, các khu vực sân chơi, điện, nguồn nước, cống thoát nước, xử lý rác thải,…
4.2. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
a) Chỉ tiêu:
- 100% nhóm, lớp được phân chia phù hợp số lượng trẻ, đúng độ tuổi, được học Chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi. Trẻ được học ngày 2 buổi.
100% nhóm, lớp tiếp tục thực hiện nội dung chuyên đề; “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025; chủ đề “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện”. Chuyên đề: “Kế hoạch phối hợp Gia đình - Nhà trường và Cộng đồng”trong công tác NDCSGD trẻ. Khai thác hiệu quả “thư viện xanh” giúp trẻ làm quen với việc “đọc sách”. “Giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học”.
- Tổ chức cho trẻ khối 4-5 tuổi; 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm “ Tôi yêu Việt Nam” với chủ đề Giao thông.
- 100% nhóm, lớp thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ: nội dung đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá cuối chủ đề và 100%  trẻ được đánh giá: cuối giai đoạn đối với trẻ nhà trẻ, cuối độ tuổi đối với trẻ mẫu giáo trong đó phấn đấu:
+ Lĩnh vực phát triển thể chất: Nhà trẻ đạt 92-95%; mẫu giáo đạt: 95-97%.
+ Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhà trẻ đạt 91-93%; mẫu giáo đạt: 94-97%.
+ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Nhà trẻ đạt 92-94%; mẫu giáo đạt: 95-97%.
+ Lĩnh vực phát triển TCKNXH: Nhà trẻ đạt 93-95%; mẫu giáo đạt: 95-97%.
+ Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Mẫu giáo đạt: 95-97%.
- Phụ huynh tự nguyễn đăng ký cho trẻ tham gia học tiếng Anh và múa theo nhu cầu của trẻ, của phụ huynh được ký kết với trung tâm tiếng Anh. ( Khi có sự cho phép của cấp trên)
       - 100% nhóm lớp Đổi mới đánh giá sự phát triển của trẻ: Giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đánh giá trẻ : Đánh giá trẻ cuối ngày, cuối chủ đề và cuối giai đoạn kịp thời, thực chất. đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu. Sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng KHGD, điều chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ
b) Biện pháp:
- Ban giám hiệu,TTCM, GV chủ động xây dựng kế hoạch GD nhà trường; kế hoạch giáo dục năm học của các độ tuổi phù hợp với thực tế của trường, khả năng, nhu cầu, hứng thú của học sinh; phối hợp phụ huynh góp ý về các mục tiêu, nội dung trong kế hoạch giáo dục để hoàn thiện trình Phòng GD&ĐT phê duyệt; Chỉ đạo, hướng dẫn các lớp đổi mới, sáng tạo trong việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình, phát triển chương trình giáo dục nhà trường; lựa chọn, áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDMN nhằm hướng tới phát triển kỹ năng thực hành trải nghiệm và năng lực toàn diện cho trẻ.
- Tập trung xây dựng kế hoạch giáo dục các độ tuổi theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN.
- Đầu tư bổ sung CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN đầy đủ, kịp thời từ đầu năm học.
- Giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến; lựa chọn, bổ sung những nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDMN, bảo đảm tính khoa học, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhóm, lớp, khả năng và nhu cầu của trẻ, theo quy định của pháp luật để phát triển chương trình giáo dục nhà trường, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ em;
- Tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, chú trọng việc tạo môi trường trong và ngoài nhóm lớp theo hướng “mở”, không tạo môi trường theo hướng trang trí, trưng bày; thiết kế các bài tập mở ở các mảng tưởng tường; tăng cường các khu phát triển vận động, trải nghiệm với thiên nhiên; Chỉ đạo giáo viên khai thác, tận dụng triệt để ĐDĐC theo TTHN số 01/2020 thiết kế môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm lớp; tận dụng nguyên vật liệu sẵn có địa phương để cô và trẻ tự làm.
- Tổ chức Hội thảo các hoạt động thực hành, thăm lớp dự giờ để nâng cao năng lực cho giáo viên trong đổi mới các hoạt động CSGD trẻ; nâng cao kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm phù hợp với điều kiện địa phương.
- Đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt chuyên môn (SHCM), tăng cường SHCM sâu theo tổ, khối theo hướng “Sinh hoạt chuyên đề” nhằm giúp giáo viên có nhiều cơ hội trao đổi, giao lưu, học tập, rút kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường, tổ chức nội dung giáo dục, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, đánh giá của giáo viên theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”.
- Đổi mới đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm đánh giá sự tiến bộ của từng cá nhân trẻ dựa trên mức độ đạt được so với kết quả mong đợi của chương trình; từ đó giáo viên xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, kinh nghiệm của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Không tạo áp lực về thành tích; không so sánh, xếp loại trong đánh giá trẻ.
- Triển khai thực hiện chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo theo đúng tinh thần các văn bản hướng dẫn. Hợp đồng với Trung tâm tiếng Anh có đủ cơ sở pháp lý, đảm bảo điều kiện về CSVC, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên đáp ứng các hoạt đọng làm quen với ngoại ngữ cho trẻ. Xây dựng kế hoạch cụ thể, làm việc với phụ huynh theo hình thức 03 bên cùng bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất hợp đồng cam kết. Chỉ tổ chức thực hiện sau khi được sự đồng thuận của phụ huynh.
- Tổ chức giao lưu “Bé với ATGT” cấp trường vào tháng 3/2025.
- Mạnh dạn thay đổi về nội dung và hình thức tổ chức các ngày lễ hội, hướng tới cô, trẻ, phụ huynh tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội với nhiều hình thức khác nhau: Tết trung thu, 20/10, 20/11, 22/12, Lễ hội mừng xuân, 08/3, sinh nhật Bác Hồ và tổng kết năm học.
           - Chỉ đạo giáo viên chủ động xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục chủ đề phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, giúp trẻ đạt mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo quy định tại Chương trình GDMN; lựa chọn, áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDMN, bảo đảm tính khoa học, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng của trẻ, theo quy định của pháp luật; giao quyền chủ động, khuyến khích giáo viên sáng tạo đổi mới trong tổ chức các hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chú ý đến năng lực cá nhân của trẻ.  
- Chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động học bằng phương pháp trải nghiệm, học qua chơi; linh hoạt trong hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục tôn trọng sự phát triển riêng của từng cá nhân trẻ.
  - Tập trung chỉ đạo triển khai chủ đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm”.gắn với  cuộc thi trường đẹp; tổ chức hội thảo, tổng kết  thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 ” trong thực hiện chủ đề; Tổ chức cuộc thi ‘’Thiết kế và xây dựng môi trường trải nghiệm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, năm học 2024-2025'’ cấp trường
- Chỉ đạo GV đánh giá sự phát triển của trẻ đúng với khả năng của trẻ, mục tiêu, kết quả mong đợi, sự tiến bộ của trẻ để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục; Đánh giá thực hiện Chương trình GDMN gồm các nội dung đánh giá đội ngũ thực hiện chương trình, đánh giá trẻ, đánh giá sự phối hợp với gia đình cộng đồng...thông qua các hình thức, phương pháp đánh giá như đánh giá trực tiếp, gián tiếp, quan sát, phỏng vấn, thông qua bộ tiêu chí đánh giá... theo đúng mục đích nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế.
- Phối hợp với trung tâm tiếng Anh NEWLIGHT và trung tâm HAPPY WAY, trung tâm MASTERKIDS năng khiếu múa, võ  đã được Sở GD & Đào tạo thẩm định tổ chức  Chương trình ngoài chính khóa cho trẻ mẫu giáo: Chương trình làm quen với tiếng Anh  theo Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT và Quyết định số 2272/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/8/2022 về việc Phê duyệt danh mục Tài liệu làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo sử dụng trong các cơ sở GDMN trên tinh thần tự nguyện; dự kiến trong năm học thực hiện 70 hoạt động, trong đó có 1-2 hoạt động làm quen với người nước ngoài.
5. Chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
a) Chỉ tiêu
- Chú trọng công tác tuyên truyền, tích cực phối hợp với phụ huynh trong việc phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật, trẻ có nhu cầu đặc biệt; không bố trí quá 02 trẻ khuyết tật trong một nhóm, lớp; hỗ trợ các CSGDMN thực hiện hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật;
 - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với trẻ em khuyết tật, trẻ em và giáo viên
b) Biện pháp:
Chú trọng công tác tuyên truyền, tích cực phối hợp với phụ huynh phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật, trẻ có nhu cầu đặc biệt; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với trẻ em, giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hoà nhập theo quy định;
- Không bố trí quá 02 trẻ khuyết tật trong một nhóm, lớp; bố trí vị trí nhóm, lớp, chổ ngồi, phù hợp loại khuyết tật; tạo điều kiện cho cô và trẻ các lớp có trẻ khuyết tật thực hiện các hoạt động có hiệu quả theo quy định;
- Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm khảo sát mức độ khuyết tật của trẻ, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, tìm hiểu về nguyên nhân khuyết tật của trẻ, đặc điểm tâm sinh lý,  khả năng phát triển thể chất và vận động của trẻ nhằm tìm ra Biện pháp can thiệp đúng.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên tự học tập, trao đổi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
- Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tạo môi trường thân thiện,đối xử công bằng với trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ hòa đồng với cô giáo, với bạn bè và người xung quanh.
- Hướng dẫn động viên trẻ tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
- Lập hồ sơ theo dõi giáo dục đối với học sinh hòa nhập, đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh khuyết tật hòa nhập để có phương pháp giáo dục phù hợp.
- Chỉ đạo giáo viên có trẻ khuyết tật xây kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp theo từng loại khuyết tật của trẻ.
- Thực hiện đầy đủ chính sách dành cho trẻ khuyết tật, giáo viên dạy trẻ khuyết tật.
( Hiện tại có 3 trẻ khuyết tật học hòa nhập 1 cháu 5 tuổi điếc,  (Lớn D Cô Hòa),1 cháu 7 tuổi Đao(Lớn G Cô Khuyên).! Cháu bị Bệnh chân voi ( bÉ C Cô Lê Phượng)
6. Phát triển đội ngũ CBQLGVNV
6.1. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhà giáo, CBQL (BDTX)
a) Chỉ tiêu:
- 100% CBGVNV được đánh giá xếp loại theo Nghị định 48 ngày 17/7 2023 sửa đổi Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020của Chính phủ về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Phấn đấu 100% đạt HTTNV trở lên, trong đó 20% đạt THXSNV;
- 100% CBQL, GV tự đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp Thông tư 25/2018/TT-BGD ĐT đối với CBQL; Thông tư 26/2018/QĐ-BGD ĐT ngày 08/10/2018  đối với giáo viên mầm non; trong đó phấn đấu đạt 100% CBGV tự đánh giá loại khá  trở lên, không có loại trung bình, đạt yêu cầu.
- 100% cán bộ giáo viên tham gia tự bồi dưỡng theo nội dung chương trình quy định tại Thông tư 11/2019/TT-BGD&ĐT ban hành chương trình BDTX cán bộ quản lý mầm non; Thông tư 12/2019/TT-BGD&ĐT ngày 26/8/2019 ban hành chương trình BDTX giáo viên mầm non. Phấn đấu 100% đạt khá trở lên trong đó 80-85% đạt loại giỏi. 100% CBGV được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn trong năm học.
- 100% CBGV có Biện pháp sáng tạo trong CSGD trẻ, đăng ký đạt 5 - 6 bản SKKN được công nhận cấp cơ sở;
- 100% CBGV ƯDCNTT, 100% GV soạn bài bằng máy vi tính;
- 100% NVND tham gia tập huấn chế biến món ăn cho trẻ và tập huấn kiến thức về VSATTP.
         - 15% giáo viên tham gia thi và đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện theo Thông tư 22/2019/TT-BGD&ĐT.
b) Biện pháp
- Bố trí sắp xếp nắm được năng lực, sở trường của giáo viên “nhìn việc đặt người chứ không nhìn người đặt việc” bảo đảm công tác CSGD trẻ đạt hiệu quả cao. Thực hiện phân công chức năng nhiệm vụ cho CB,GV,NV cụ thể rõ ràng phù hợp điều kiện cá nhân và theo yêu cầu công việc.
- Chăm lo công tác chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật trong nhà trường.
- Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo bồi dưỡng. Tạo điều kiện thuận lợi về CSVC, trang thiết bị, môi trường giúp đội ngũ giáo viên có ý thức tự học mọi lúc mọi nơi. Trao đổi, chia sẻ, hợp tác phát huy năng lực chuyên môn. Tích cực bồi dưỡng cho giáo viên yếu, thiếu, mới.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên nhân viên.
- Tổ chức tập huấn cho CBGV các nội dung trong năm học bằng nhiều hình thức trực tiếp online, Zoom, tài liệu, youtube,…
- Bồi dưỡng giáo viên thi giáo viên giỏi cấp huyện tháng 12 đạt hiệu quả.
6.2. Đổi mới quản lý, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
a) Chỉ tiêu
- Tiếp tục đổi mới quản lý theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
- Triển khai, chỉ đạo thực hiện kịp thời các văn bản, chính sách về GDMN;
-  Đổi mới công tác quản lý theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng; nâng cao chất lượng công tác quản trị, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu;
- Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm học tại các nhóm, lớp, bộ phận;
b) Biện pháp:
- Đẩy mạnh thực hiện qui chế dân chủ trường học theo Luật số 10/2022/QH15;  thực hiện nghiêm túc quy định về công khai đối với các cơ sở giáo dục theo thông tư 36/2017/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD-ĐT; mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm và hiệu quả” trong từng hoạt động của mỗi đơn vị;
- Nghị định số 24/2021/NĐ-CP quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư số 51/2020 CTGDMN sủa đổi, Thông tư số 52/2020 Điều lệ trường mầm non)
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục theo Điều lệ trường mầm non;giao quyền tự chủ cho giáo viên trong xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình GDMN phù hợp với đối tượng giáo dục, khả năng của GV và điều kiện thực hiện.
6.3. Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn 
a) Chỉ tiêu:
- Thành lập tổ chuyên môn theo quy định, phân các bộ phận sinh hoạt.
- Quy định về thời gian sinh hoạt. Sinh hoạt thường kỳ mỗi tháng 2 buổi chiều vào thứ tư tuần 1, tuần 3. Các thành viên trong tổ chuyên môn, các bộ phận sẽ được triệu tập sinh hoạt bất thường, đột xuất vào cuối buổi chiều (nếu có công việc cần).
- Hồ sơ đảm bảo chất lượng, nội dung, hình thức sinh hoạt phong phú đa dạng.
- Mỗi tổ chuyên môn thực hiện 5-6 hoạt động minh họa/năm học trong đó:
nội dung các lĩnh vực thành viên trong tổ yêu cầu, thấy còn yếu.
b) Biện pháp
- Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ phó, có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ, đào tạo, bồi dưỡng, cho giáo viên có năng lực và phân công hoàn thành một số nhiệm vụ khác, tạo điều kiện để cán bộ rèn luyện, phấn đấu, nhằm tạo nguồn cán bộ để bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Lựa chọn giáo viên có đủ tiêu chuẩn, có năng lực, để bồi dưỡng. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Phân công cán bộ phụ trách các tổ chuyên môn, bộ phận.
- Xây dựng kế hoạch rõ ràng, đáp ứng các vấn đề thực tế dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Nội dung phong phú đảm bảo chuyên sâu về chuyên môn. Nâng cao năng lực đội ngũ, năng lực CSGD trẻ, đảm bảo chất lượng, triển khai chuyên đề, đảm bảo an toàn, đổi mới nội dung, phương pháp hình thức, các bài thơ, truyện, hát,… chưa biết chưa thuộc, làm đồ dùng đồ chơi, tổ chức các hoạt động, thiết kế môi trường trong, ngoài lớp học phù hợp chủ đề…
- Phân loại giáo viên để sử dụng hiệu quả như: giáo viên lâu năm, giáo viên mới, giáo viên yếu, thiếu,…
- Hình thức sinh hoạt: trực tiếp, online, gián tiếp qua văn bản, thông tin qua thiết bị điện tử, công nghệ, kết hợp vừa online, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp.
- Cách thức tổ chức: Thao giảng, hội thảo, thăm quan dự giờ kiến tập, hoạt động minh họa, đẩy mạnh tự nghiên cứu tài liệu, tự bồi dưỡng, trực tuyến, trao đổi qua Zalo, vidio, …. Các nội dung được đóng góp ý kiến, trao đổi, tập trung thống nhất cao trong sinh hoạt. Thời gian tổ chức các hoạt động minh họa từ tháng 10/2023 đến tháng 4/2024. Nội dung lựa chọn: tổ viên lựa chọn nội dung, tổ trưởng xây dựng kế hoạch báo cáo hội đồng chuyên môn phê duyệt, nhà trường đưa vào lịch công tác hàng tháng.
7. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi.
a) Các chỉ tiêu:
- Tham mưu xây dựng CSVC theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020; TT 16 thư viên, TT 19 trường chuẩn quốc gia KĐCL. Mua sắm bổ sung đủ đồ dùng, đồ chơi thiết bị cho trẻ theo Thông tư số 01/VBHN-BGD&ĐT ngày 23/3/2015 của Bộ GD&ĐT.
- Mua sắm, bổ sung CSVC, trang thiết bị trong lớp cho 21 nhóm, lớp, trang thiết bị ngoài trời, bếp, các khu vực chơi cho trẻ
- Có  cơ bản đầy đủ phòng học, phòng chức năng, khối phòng phục vụ học tập và các công trình phụ trợ đạt chuẩn; 100% nhóm lớp có đầy đủ thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi theo quy định; các lớp tiên tiến có đồ dùng thiết bị hiện đại theo xu thế hội nhập quốc tế; có đầy đủ đồ chơi ngoài trời theo quy định và đảm bảo an toàn;  100% lớp học xây dựng môi trường đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp với lứa tuổi và thực tế từng nhóm lớp.
- Giáo viên khai thác, bảo quản, sử dụng đồ dùng đồ chơi hiệu quả.
- 100% trẻ có đủ đồ dùng cá nhân, đồ dùng học liệu để học.
b) Các nhiệm vụ, giải pháp
- Hiệu trưởng thành lập Ban quản lý tài sản công, tiến hành rà soát CSVC, thiết bị, đồ chơi, công trình vệ sinh... xây dựng kế hoạch sửa chữa, bổ sung, thay thế kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ và hoạt động chăm sóc, giáo dục.
- Hiệu trưởng tham mưu có hiệu quả với địa phương về xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất đáp ứng trương chuẩn quốc gia.
- Thực hiện tốt công tác kiểm kê hàng năm. Mua bổ sung thay thế kịp thời những đồ dùng hư hỏng mất an toàn. Chi từ các nguồn tài chính ngân sách, học phí, bổ sung kịp thời.
- Tuyên truyền vận động tài trợ giáo dục, từ phụ huynh, tập thể doanh nghiệp, các nhân hảo tâm. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và các ban nghành đoàn thể, các doanh nghiệp, các cá nhân, các nhà hảo tâm.
- Huy động ngày công lao động của phụ huynh, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng cùng chăm lo cho giáo dục, phụ huynh góp nguyên vật liệu, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả CSVC hiện có.
- Đảm bảo 100% nhóm, lớp, giáo viên và trẻ em có đủ tài liệu, học liệu cần thiết để dạy học theo quy định; Hướng dẫn CBQL, GV, NV khai thác, sử dụng hiệu quả tài liệu, học liệu đã lựa chọn; Thực hiện công tác mua sắm thiết bị đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT Quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
8. Công tác huy động nguồn lực (Phụ lục 7: Kế hoạch thu, chi tài chính)
a) Chỉ Tiêu:
 - 100% giáo viên chủ nhiệm nhóm, lớp ký cam kết không để xảy ra tình trạng lạm thu, thực hiện thu các khoản ngoài quy định.
- Thực hiện nghiêm túc các khoản thu theo các Công văn hướng dẫn:
- Nghị quyết Số 31/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020.Nghị quyết quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ phục vụ,hộ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với các cơ sở giáo dục công lập,mức thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh nghệ an.
- 100% phụ huynh nạp các khoản đóng góp cho trẻ bằng hình thức chuyển khoản( Tuyệt đối không thu tiền mặt trong nhà trường.)
b) Biện pháp
- Xây dựng dự toán thu, chi các khoản đóng góp năm học 2024-2025.
- Nhà trường chỉ đạo giáo viên hướng dẫn, động viên, giải thích cho phụ huynh mở tài khoản ngân hàng, đóng góp cho trẻ bằng hình thức chuyển khoản 100%.
- Xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm các nguyên tắc theo các quy định hiện hành; thực hiện nghiêm túc quy định về tài chính trong việc thu - chi.
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản Hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo;
- Bảo đảm cân đối trong thu chi phù hợp và thực hiện nghiêm túc, kịp thời về chế độ chính sách cho CBGVNV và trẻ.
 - Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ trường học trong thu chi tài chính. Thực hiện nghiêm túc quy định về Công khai, báo cáo, kiểm kê tài chính theo quy định.
- Thực hiện hóa đơn điện tử các khoản đóng góp của phụ huynh.
+ Sử dụng tiền tài trợ giáo dục: theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
9. Công tác KĐCL và xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
a) Chỉ tiêu;
- Phấn đấu giữ vững trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, KĐCLGD cấp độ 2.
- 100% CBGVNV thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tham mưu xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng GD và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường MN
b) Biện pháp:
- Kiện toàn Hội đồng tự đánh giá năm học 2024-2025 của nhà trường, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên phụ trách các tiêu chuẩn.
 - Tiếp tục triển khai thực hiện công tác Kiểm định chất lượng giáo dục, hoàn thiện hồ sơ, bổ sung minh chứng đầy đủ cho năm tiếp theo.
  - Trường hoàn thành công tác tự đánh giá vào cuối năm học.
- Bố trí thời gian phù hợp tạo điều kiện cho Hội đồng và tổ công tác làm việc hiệu quả.
10. Công tác phổ cập
a) Chỉ tiêu:
Duy trì phổ cập trẻ 5 tuổi. Phấn đấu huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt Phổ cập giáo dục trẻ em 5 tuổi năm 2024.
b) Biện pháp
 - Ưu tiên nguồn lực về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cho các lớp 5 tuổi. Đảm bảo các lớp 5 tuổi được bố trí tối thiểu 02 GV/lớp, đủ đồ chơi, đồ dùng theo danh mục thiết bị, đồ chơi, đồ dùng tối thiểu;
 - Thực hiện tốt công tác điều tra  để rà soát trẻ 5 tuổi,  vận động 100% trẻ trong độ tuổi đến trường, lớp và được học 2 buổi/ngày..
 - Triển khai cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu PCGDMNTNT trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ một cách hiệu quả. Lưu giữ hồ sơ phổ cập theo quy định, đảm bảo chính xác, chất lượng.
 - Xây dựng Chương trình giáo dục nhà trường cho độ tuổi 5 tuổi theo định hướng về nội dung giáo dục của giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học:
 - Tập thói quen về nề nếp học; làm quen chữ cái; làm quen Toán theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không dạy viết chữ, dạy học vần, làm toán cho trẻ trong thực hiện chương trình GDMN cho trẻ 5 tuổi;
- Tham mưu với lãnh đạo và chính quyền địa phương, cùng phối hợp các ban ngành đoàn thể trong việc tuyên truyền vận động trẻ đến lớp.
- Tích cực thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, Hội CMHS, thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN năm tuổi theo Chỉ thị số 10 –CT/TW  của Bộ chính trị, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách phát triển GDMN.
-Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo theo quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các chế độ, chính sách khác đối với trẻ em.
- Theo quy định từ năm học 2024-2025 trểm mầm non 5 tuổi tại khoản 6 điều 15. Nghị định số 81/2021/NĐ-CP được miễn giảm học phí (được hưởng từ 1/9/2024)
11. Công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế:
Tiếp tục tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục mầm non; phối hợp với các đơn vị liên kết hỗ trợ công nghệ, kiến thức quản lý, chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ CBQL, GV, áp dụng các mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới vận dụng phù hợp với điều kiện của Tỉnh, Huyện Diễn Châu để phát triển Chương trình. Tham mưu phối hợp tốt với cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương trong việc thực hiện các đề án liên quan đến mầm non; tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ em.
12. Công tác kiểm tra nội bộ trường học.
a) Chỉ tiêu
Tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường theo
Công văn 3972/2023/BGD-ĐT - _Ttra ngày 07/9/2023của BGD về hướng dẫn công tác thanh tra , kiểm tra đối với giáo dục phổ thông-GDTX
b) Giải pháp
- Hiệu trưởng kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trong nhà trường; 
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong nhà trường, trong đó chú trọng kiểm tra công tác đảm bảo an toàn trong CSGD; Tăng cường kiểm tra đột xuất, đảm bảo đánh giá đúng thực chất để tư vấn, giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; chú trọng kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra;
- Bồi dưỡng năng lực kiểm tra nội bộ cho thành viên trong tổ kiểm tra; tạo điều kiện cho các thành viên về mặt thời gian thực hiện nhiệm vụ;
- Tổ chức cho các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ nắm bắt kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nghiêm túc; định kỳ đánh giá kết quả kiểm tra và báo cáo về phòng GD&ĐT (kết hợp trong báo cáo tổng kết năm học).
(Có kế hoạch riêng)
13. Các hoạt động GD khác
    13.1. Thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua.
a) Chỉ tiêu:
- 100% cán bộ, giáo viên nhân viên tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính chị về “ Đẩy mạnh và học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”;
- 100% cán bộ, giáo viên nhân viên tiếp tục thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị của cấp trên: Chỉ thị 26/CT-TW; Chỉ thị 17/CT-TU…về kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đơn vị. trong năm học không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm Pháp luật, nội quy quy chế đơn vị.
       - 100%CB,GV,NV thực hiện tốt các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đaọ đức, lối sống, tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông cho giáo viên và trẻ.
 - Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
-100% cán bộ, giáo viên nhân nói không với bạo lực học đường. Tất cả vì một “trường học hạnh phúc” do Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam phát động.
100% cán bộ, giáo viên nhân viên 100% cán bộ, giáo viên nhân viên tiếp tục nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, xây dựng văn hóa ứng xử hợp tác, thân thiện trong môi trường giáo dục.
- 100% cán bộ, giáo viên nhân viên tiếp thực hiện nghiêm túc chỉ thị 09 và nghị quyết 5B- DS KHHGĐ
b) Biện pháp
 - Nhà trường thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất bản lĩnh chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phân công nhiệm vụ thể, rõ ràng. Gắn trách nhiệm với đội ngũ cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu.
- Nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký các nội dung thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện “Quy tắc ứng xử trong trường mầm non” “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc.
- Tổ chức cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký nội dung thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Đăng ký nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp nhằm nâng cao quản lý giáo dục, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kịp thời phát hiện và tôn vinh các cá nhân, tập thể có nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
 - Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp ứng xử phù hợp với phụ nhuynh. CBQL, GV, NV ký cam kết không vi phạm đạo đức nhà giáo, không vi phạm bạo lực học đường, không thu trái quy định.
- Tổ chức ký cam kết không sinh con sai kế hoạch.
- Giao cho đồng chí Nguyễn Thị Lành chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua các cuộc vận động lớn của nhà trường.
13.2. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
a) Chỉ tiêu:
-100% Cán bộ, GV, NV thực hiện cải cách hành chính trong cơ quan.
-100% Cán bộ, GV, NV ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác quản lí, dạy học.
b) Biện pháp
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho CB-GV-NV hiểu đúng, hiểu đủ về CCHC.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu, tham mưu của CB-GV-NV, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, bộ phận văn phòng và CB-GV-NV trực tiếp giải quyết TTHC.
- Gắn trách nhiệm của từng CB-GV-NV trong CCHC; việc thực hiện CCHC là tiêu chí để đánh giá thi đua, khen thưởng cho tập thể, cá nhân.
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng ứng dụng Công nghệ thông tin cho giáo viên trong trường.
13.3.  Công tác dân chủ cơ sở, công khai
a) Chỉ tiêu
Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ theo Thông tư 11/2020/TT-BGD&ĐT và thực hiện công khai theo Thông tư 09/2024/TT- BGD&ĐTngày 03/6/224 quy định về công khai trong hoạt động giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; 
b) Giải pháp
- Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn xây dựng và triển khai thực hiện tốt công tác dân chủ cơ sở thông qua việc ban hành thực hiệu các quy chế dân chủ, quy chế làm việc, quy chế chuyên; quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế phối hợp công đoàn; đảm bảo mọi việc trong nhà trường được bàn bạc, công khai, dân chủ; tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân phát huy trí tuệ, quyền làm chủ, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các quy chế, kế hoạch trong nhà trường.
- Thành lập chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, Ban công khai, xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch công khai theo TT36/2017/TT-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo; phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên thực hiện công khai; thường xuyên kiểm tra việc công khai trong nhà trường; Phát huy vai trò giám sát của ban thanh tra nhân dân, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
- Thực hiện công khai, lấy ý kiến và tổ chức thực hiện các nội dung sau: Công khai về tài chính; công khai quy chế chi tiêu nội bộ; quản lý và sử dụng tài sản công; đào tạo, bồi dưỡng CB,GV,NV; đề bạt, bổ nhiệm; nâng bậc lương; đánh giá CB,GV,NV; khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức; công tác tuyển sinh; khen thưởng học sinh...
13.4. Công tác dân vận chính quyền
a) Chỉ tiêu
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến vị trí, vai trò quan trọng và trách nhiệm làm công tác dân vận chính quyền cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đơn vị. Từng cán bộ, công chức, viên chức phát huy trách nhiệm của mình trong thực thi công vụ, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
b) Giải pháp
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về công tác dân vận chính quyền.
- Chỉ đạo thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Chỉ đạo từng CBGVNV xác định rõ trách nhiệm về công tác vận động quần chúng, thông qua việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; trong từng nhiệm vụ cụ thể phải xây dựng phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; công khai và thực hiện tốt nội dung “ba không, ba cần, ba nên” trong thực thi công vụ.
- Biểu dương, khen thưởng những cá nhân làm tốt công tác dân vận chính quyền trong năm học.
13.5. Phòng chống cháy nổ,phòng chống tai nạn thương tích.
a) Chỉ tiêu:
- Đảm bảo an toàn con người, tài sản không có cháy nổ xẩy ra trong trường học.
- Đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định.
b) Biện pháp:
- Vào đầu năm học cán bộ phòng cháy chữa cháy đi kiểm tra các dụng cụ thiết bị trong nhà trường.( Đường điện, bình ga)
- Mua sắm và bổ sung các dụng cụ thiết bị cho công tác phòng cháy chữa cháy đầy đủ.
- Cử cán bộ đi tập huấn, tập huấn cho CBGVNV toàn trường.
- Nhắc nhở toàn bộ CB, GV, NV, phụ huynh luôn nâng cao ý thức cảnh giác nhằm giảm thiểu cháy nổ.
- Cử cán bộ đi tập huấn, tập huấn cho CBGVNV toàn trường.
- Nâng cao ý thức cảnh giác.
- Mua sắm đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu.
14. Công tác thi đua-khen thưởng:
            a.Chỉ tiêu:
- Tập thể  Hoàn thành tốt nhiệm vụ. LĐTT.
- Tổ CM đạt tiên tiến xuất sắc: 2/2 tỷ lệ 100%; 
-  Nhóm, lớp tiên tiến xuất sắc: 11/21 tỷ lệ 52,3%.
* Danh hiệu cá nhân:
- Lao động tiên tiến: 41/43 người; tỷ lệ 95,3%.
- CSTĐ cấp cơ sở:5 - 6 người.
- Giấy khen của CTUBND huyện; 01 người.
- Giáo viên giỏi trường; 36/38 người.
b. Biện pháp:
- Nhà trường tổ chức phong trào thi đua nhằm động viên khuyến khích các tập thể, cá nhân đem hết tài năng, năng lực của mình để cống hiến, xây dựng trường ngày càng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt. Khen thưởng là sự ghi nhận công lao, thành quả của cá nhân, tập thể đã đạt được. Qua đó tạo động lực mới trong phong trào thi đua nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, đồng thời khẳng định thương hiệu chất lượng nhà trường.
       - Kiện toàn Hội đồng thi đua - khen thưởng của trường.
       - Triển khai các văn bản về thi đua khen thưởng của cấp trên.
        - Triển khai các nội dung, tiêu chuẩn, thi đua từng đợt đến tất cả các thành viên trong trường đều rõ. Tổ chức các phong trào thi đua, hội thi đầy đủ.
       - Triển khai tiêu chuẩn đánh giá thi đua ngay từ đầu năm học.
       - Tổ chức đăng ký giao ước thi đua.
       - Xét thi đua đúng quy trình, công khai, dân chủ, công bằng.
       - Biểu dương khen thưởng trong các phong trào.
       - Tổ chức xét duyệt SKKN, giới thiệu các sáng kiến hay, đạt kết quả cao đề nghị cấp cơ sở xét duyệt công nhận.
      - Phát động phong trào các dịp ngày lễ.
       - Phối hợp công đoàn đôn đốc, theo dõi, đánh giá, xếp loại thi đua, đảm bảo công bằng, công khai dân chủ trong thi đua.
    - Xây dựng cơ sở vật chất môi trường sư phạm, cảnh quang khang trang, sạch đẹp, sân chơi, vườn cây bóng mát để đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, để đạt tiêu chuẩn.
     - Xây dựng thang điểm thi đua cụ thể khoa học cho từng nội dung.
     - Đổi mới thi đua khen thưởng theo hướng phục vụ thiết thực cho dạy tốt, học tốt quản lý hiệu quả, tổ chức thi đua đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, khen thưởng đảm bảo nguyên tắc: kịp thời, chính xác, công khai, thành tích đến đâu, khen đến đó.
      - Tăng cường giám sát việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc giáo dục trẻ, tiếp tục thực hiện chương trình GDMN, đổi mới phương pháp, đảm bảo an toàn cho trẻ .
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  1. Chế độ công tác
- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 2082 /QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An, ngày 03 tháng 6 năm  2024, ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; và Quyết định số 2558/QĐ-SGDĐT ngày 06/9/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An quyết định về việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2024-2025;
- Thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp giữa Chuyên môn và Công đoàn, giữa Chuyên môn  và Đoàn thanh niên và các quy chế dân chủ trong nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra định kỳ, thường xuyên và đội xuất theo kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường;
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo: Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học và kết quả thực hiện quy chế trong nhà trường với Phòng GD&ĐT, viên chức, người lao động trong nhà trường 2 lần/1 năm (cuối học kỳ 1 và cuối năm học); thông báo công khai cho phụ huynh và cộng đồng về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học. Thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.
2. Chế độ kiểm tra, giám sát :
      - Phân công các bộ phận trong nhà trường hàng tháng, hàng kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, để điều chỉnh kịp thời các nhiệm vụ và chỉ tiêu cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học.
3. Phân công nhiệm vụ
A. BAN GIÁM HIỆU
- Hiệu trưởng phối hợp Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học và thông qua Ban giám hiệu bàn bạc thống nhất, sau đó thông qua Hội đồng nhà trường.
- Ban giám hiệu tổ chức họp giao ban Ban giám hiệu 1 tuần/lần vào chiều thứ 6 hoặc đầu giờ sáng thứ 2 hàng tuần.
- Hàng tháng XD kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch.
- Thành lập các Hội đồng:
  + Hội đồng tuyển sinh;
  + Hội đồng thi đua khen thưởng;
  + Hội đồng khoa học của trường;
  + Hội đồng kiểm định chất lượng;
  - Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ;
  - Thành lập các Tổ CM: Tổ MG; Tổ Nhà trẻ;
  - Kiện toàn Ban chỉ đạo Y tế học đường;
  - Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học.
* Phân công Ban giám hiệu, Tổ trưởng các khối và các đoàn thể:
1. Hiệu trưởng – Đồng chí Phạm Thị Hương
Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;
- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục hoặc dự giờ 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Thực hiện vận động tài trợ giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Cụ thể hóa nội dung công việc:
- Quản lý chỉ đạo chung- công tác Đảng và các mặt tư tưởng chính trị, đối ngoại.
- Công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Công tác TCCB, Thi đua khen thương, kỷ luật.
- Công tác quản lý  tài chính, tài sản, CSVC của nhà trường.
- Công tác kiểm tra nội bộ.Hội đồng trường.
- Công tác tiếp dân, dân chủ trường học.
- Công tác khác mà cấp trên giao;
- Thực hiện và quản lý các loại hồ sơ như: hồ sơ  KHGD nhà trường  và các quy chế; hồ sơ quản lý nhân sự; hồ sơ thanh tra,kiểm tra. Hồ sơ đánh giá xếp loại. BB họp HĐ giáo viên ) hồ sơ thi đua, hồ sơ trường chuẩn, kế hoạch phát triển...)
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng
- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công;
- Điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
 Cụ thể hóa nội dung công việc:
Đồng chí Hồ Thị Trang - Phó hiệu trưởng:
- Phụ trách chính là công tác chỉ đạo chuyên môn toàn trường. xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện. chương trình khối  MG 4 - 5 tuổi  và 5- 6 tuổi. phụ trách khối mẫu giáo.
 - Chỉ đạo giáo viên xây dựng hồ sơ tổ chuyên môn, nhóm lớp và cá nhân.
- Công tác đánh giá trẻ. Chỉ đạo công nghệ thông tin, sáng kiến kinh nghiệm,.
- Các hội thi, Các chuyên đề,kỹ năng sống,Ngoại ngữ.
- Phụ trách công tác phổ cập. hồ sơ quản lý trẻ em. Hồ sơ quản lý chuyên môn.
- Phụ trách công tác tài sản, thiết bị, CSVC. Phần mềm CSDL ngành.Thống kê
- Thực hiện các báo cáo liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách và quản lý các loại hồ sơ trên.
Đồng chí Nguyễn Thị Lành - Phó hiệu trưởng:
- Phụ trách chính là công tác chỉ đạo chuyên môn khối nhà trẻ. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện chương trình khối MG 3-4 T, khối  nhà trẻ.
- Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe toàn trường, phụ trách phần mềm dinh dưỡng, Xây dựng thực đơn tính khẩu phần ăn cho trẻ. Kiểm định chất lượng, Hồ sơ trường, Ngày hội ngày lễ (VNTDTT). Công tác BDTX.
- Công tác y tế trường học, lao động, vệ sinh, công tác tuyên truyền. sữa học đường.
- Phụ trách các cuộc vận động.
- Phụ trách công tác PCCC, Phòng chống bão lụt.
- Phụ trách công tác an ninh trường học, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
- Thực hiện các báo cáo liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách và quản lý các loại hồ sơ trên.
 B. CÁC BỘ PHẬN, TỔ CHUYÊN MÔN
I. Tổ chuyên môn
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
4. Thực hiện và quản lý các loại hồ sơ 1 quyển (do tổ trưởng quản lý) gồm: Danh sách tổ viên; danh sách đăng ký thi đua và đề tài SKKN của các nhân; dự kiến kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tổ theo từng tháng; biên bản sinh hoạt tổ.
 C. GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
I. Giáo viên:
* Nhiệm vụ của giáo viên
1. Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ.
2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
7. Thực hiện và quản lý các loại hồ sơ như: KH nhóm, lớp; KH CSGD chủ đề; sổ theo dõi trẻ; sổ BDCM; sổ theo dõi tài sản của nhóm, lớp.
II. NHÂN VIÊN
* Nhiệm vụ
1. Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng.
2. Thực hiện quy chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội quy của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
3. Bảo đảm an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ.
4. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp.
5. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
Cụ thể hóa nội dung công việc:
1. Đồng chí Cao Thị Hòa - Nhân viên Kế toán:
- Công tác tài chính, quản lý tài chính, quyết toán ngân sách, theo dõi các khoản thu nguồn thu - chi; các loại phí, lệ phí; theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Theo dõi cập nhật tài sản thiết bị ấn phẩm...
- Phụ trách phần mềm Misa, Pmits; Emíts
- Kiêm văn thư
- Thực hiện và quản lý các loại hồ sơ như: hồ sơ bán trú (sổ báo ăn, nạp tiền ăn, chi tiền ăn, sổ quỹ tiền mặt, tổng hợp suất ăn, quyết toán tiền ăn, công khai tài chính); hồ sơ quyết toán tiền ăn của CBGVNV (thực đơn, thu tiền ăn hàng tháng, quyết toán tiền ăn hàng tháng).Hồ sơ ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Đồng chí Mai Thị Yến - Nhân viên Y tế
-  Công tác y tế học đường, Công tác vệ sinh, giám sát nguồn thực phẩm
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động công tác y tế trường học hàng năm, trình lãnh đạo phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ, quản lý hồ sơ sức khỏe cho học sinh và giáo viên;
+ Sơ cứu và xử lý ban đầu các trường hợp tai nạn thương tích và bệnh tật khi xẩy ra ở trường học;
+ Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường tổ chức thực hiện các yêu cầu vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường trong trường học, VSATTP, vệ sinh khu vực nội trú, bán trú theo các quy định đã ban hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy của trường học;
+ Thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng bệnh, phòng dịch, theo lịch hoạt động của trường và theo yêu cầu của y tế địa phương;
+ Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về y tế trường học do nghành y tế tổ chức cùng các yêu cầu do y tế học đường cấp quận, huyện đề ra;
+ Tham gia đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh
+ Sơ kết, tổng kết công tác y tế trường học, báo cáo thống kê y tế trường học theo quy định
- Kiêm Thủ quỹ, thủ kho, nạp báo cáo của nhà trường.
- Công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu của nhà trường.
- Thực hiện và quản lý các loại hồ sơ như: (KH hoạt động y tế trường học; KH tuyên truyền; sổ giao ban; sổ tổng hợp kết quả cân, đo, khám sức khỏe của trẻ; sổ theo dõi sức khỏe từng trẻ; sổ kiểm tra, giám sát công tác y tế hàng ngày; sổ cấp phát thuốc.
3. Nhân viên nấu ăn
- Thực hiện nhiệm vụ của người nhân viên được giao như: tiếp phẩm, chế biến món ăn, chia đưa đồ dùng và thức ăn đến tận từng nhóm lớp. Vệ sinh khu vực bếp, các dụng cụ nhà bếp, lưu mẫu thực phẩm,...
4. Nhân viên bảo vệ
- Bảo vệ tài sản của nhà trường theo hợp đồng đã ký kết.
- Trực 24/24 giờ.
- Đóng mở cửa hàng ngày.
D. CÔNG ĐOÀN
Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Công đoàn Trường
 1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong CNVCLĐ.
4. Tổ chức vận động CNVCLĐ trong cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
5. Phát triển quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

a. Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên, thực hiện tốt vai trò nòng cốt, định hướng chính trị trong việc xây dựng Việc tập hợp lực lượng thanh niên, đưa họ vào trong các tổ chức của Hội, của Đoàn là bước khởi đầu quan trọng tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần của Đoàn TNCS, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng thanh niên nói riêng và với quần chúng nhân dân nói chung. V.I Lênin đã cho chúng ta rằng: “Đừng quên rằng sức mạnh của một tổ chức Cách mạng là ở số lượng những mối liên hệ của nó”.
b. Giáo dục lý tưởng XHCN cho đoàn viên, thanh niên thông qua các phong trào hành động cách mạng. Mảng hoạt động giáo dục là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của Đoàn - đối tượng giáo dục chủ yếu là đoàn viên, thanh niên - lực lượng to lớn, có vị trí vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, suy cho cùng là hình thành bộ mặt nhân cách con người trong xã hội mới phù hợp với đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nội dung công tác giáo dục rất phong phú, bao gồm:
- Giáo dục chính trị tư tưởng.
- Giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Giáo dục luật pháp, lối sống, nếp sống.
- Giáo dục về khoa học kỹ thuật công nghệ, về DS - SK - MT.
- Giáo dục về phát huy, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Giáo dục truyền thống Cách mạng.
c. Tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, coi nhiệm vụ xây dựng Đảng là một tất yếu trong xây dựng tổ chức Đoàn, ngược lại Đoàn TNCS phải là đội quân trung thành, kế tục sự nghiệp của Đảng, mang ngọn cờ, lý tưởng của Đảng đến đích cuối cùng, đưa NQ và đường lối của Đảng vào trong cuộc sống. Đoàn TNCS là nguồn cung cấp bổ sung cho Đảng lực lượng trẻ, có tri thức, đạo đức, sức khoẻ để gánh vác công việc tạo sinh lực mới cho Đảng. Quán triệt tinh thần công tác xây dựng, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, lấy xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Đoàn thanh niên phải là lực lượng nồng cốt trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, tích cực hưởng ứng cuộc vận động, xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VI lần 2.
          Trên đây là kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024 - 2025 của trường Mầm Non Diễn Thịnh, Nhà trường rất mong được sự đóng góp ý kiến, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để nhà trường thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đã để ra.
 
Nơi nhận:                                                          Diễn Thịnh, ngày 27 tháng 9  năm 2024
- Phòng GD&ĐT (để b/c);                                                                                    HIỆU TRƯỞNG
- Trường MN (để t/h);
- Lưu VP.                                                                                                
                                                                                          Phạm Thị Hương
 
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
CHỦ TỊCH
 
 
                                                      Phạm Thị Hương
PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG MN DIỄN THỊNH
 
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG
NĂM HỌC 2024 – 2025
 (Kèm theo Công văn số 752  ngày  04 tháng 9 năm 2024)
Thời gian Nội dung công việc
Tháng 8/2024 - Bàn giao trẻ vào lớp 1.
- Phân công nhiệm vụ cho CBGVNV toàn trường.
- Tuyên truyền về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
- Tuyển sinh trẻ vào các nhóm lớp theo kế hoạch đã được duyệt.Duyệt  kế hoạch tuyển sinh.
-Tham mưu XDCSVC, Tu sửa, kiểm kê tài sản, bàn giao tài sản đầu năm, chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho năm học mới.
- Đảm bảo công tác phòng chổng dịch bệnh công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp.
- Chỉ đạo lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ, thiết kế tạo môi trường chuẩn bị điều kiện phục vụ năm học 2024-2025;
- Kiểm tra đánh giá thiết kế môi trường tại nhóm lớp theo chủ đề trường mầm non.
- Tổ chức tuyên truyền, trang trí về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường
- Tập văn nghệ chuẩn bị khai giảng.
- Xây dựng KH tài chính.
- Phân công điều tra và hoàn thành điều tra PCGD
 - Chuẩn bị công tác đón trẻ đến trường, tổ chức ngày tựu trường (26/8/2024).
- Tham gia tập huấn và tổ chức tập huấn chuyên đề hè.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn các độ tuổi.
Tháng 9/2024 - Ngày 5/9/2024: Tổ chức ngày hội đến trường của bé.
- Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
-  Tham dự và triển khai tập huấn chuyên đề  năm học 2024-2025.
- Triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 đối với GDMN.
- Báo cáo tình hình GDMN đầu năm học (Gửi Phòng)
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Duyệt kế hoạch chuyên môn và dự sinh hoạt với các khối, nhóm,lớp.
- Tổ chức các cuộc họp
- Cân đo trẻ lần 1,
- Hoàn thành hồ sơ theo quy định
- Xây dựng quy chế chi tiêu và quy chế hoạt động nội bộ.
- Đăng  ký SKKN, đăng ký các danh hiệu thi đua.
- Triển khai và cam kết thực hiện các phong trào và cuộc vận động.
- Mua sắm bổ sung CSVC, học liệu đầy đủ cho trẻ.
- Hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn phổ cập GDMNTNT
- Xây dựng KH năm học, Tổ chức HNVCNLĐ
- Ký cam kết “Trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non”;
- Hợp đồng lao động, hợp đồng các nhà cung ứng thực phẩm.
. -  Chỉ đạo toàn trường tổ chức ngày Tết trung thu cho
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Thực hiện năm học mới 05/9/2024 (thực hiện chương trình ngày 10/9 /2024);
- Tổ chức và tham gia các cuộc họp, Bổ sung kiện toàn các chức danh, các bộ phận, Công bố các chức danh, thành lập các hội đồng, các tổ chuyên môn năm học 2024 - 2025;
- Họp Ban đại diện hội phụ huynh nhà trường, các nhóm, lớp, tổ chức họp phụ huynh lần 1. Hoàn thành hồ sơ đăng ký bán trú, sữa học đường.
- Tham gia tập huấn trực tuyến và tổ chức tập huấn cho CBGVNV.
- Tiếp dân.
Tháng 10/2024 -  Tham gia dự họp Hội đồng chuyên môn cấp huyện.
- Kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, Y tế trường học.
- Duyệt kế hoạch chuyên môn và dự sinh hoạt với các khối, nhóm,lớp.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng
- Chỉ đạo dạy minh họa 4 tiết
- Kiểm tra, thực hiện quy chế chuyên môn;các nhóm lớp.
- Hội nghị nữ công trường học( 20/10)
- Kiểm tra công tác tuyển sinh, các khoản thu đầu năm, chế độ chính sách cho CBGVNV
- Tổ chức bồi dưỡng gv đăng ký dự thi  “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường .
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
 - Phối hợp với Công an xã, đoàn thanh niên “Cổng trường an toàn giao thông” hướng dẫn phụ huynh xếp xe khi đưa, đón trẻ.
 - Phối hợp với trạm y tế để kiểm tra, khám sức khỏe cho trẻ.
- Tham gia tập huấn và tổ chức tập huấn BDCM cho giáo viên.
- Hoàn thành hồ sơ thi đua, nạp đăng ký đề tài SKKN về phòng
- Hoàn thành hồ sơ phổ cập để đón đoàn kiểm tra.
- Kiểm tra nội bộ trường học theo kế hoạch.
- Tiếp dân.
Tháng 11/2024 - Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Kiểm tra thực hiện các chuyên đề: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
- Kiểm tra tổ chức bán trú, công tác y tế trường học;
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/11 với các trò chơi vận động trò chơi dân gian, đồng diễn thể dục .
- Tiếp dân
Tháng 12/2024
 
- Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Cân, đo theo dõi  sức khỏe trẻ quý  2.
- Đón đoàn thanh tra hành chính của Huyện
- Chuẩn bị tốt hồ sơ phổ cập đón đoàn kiểm tra công tác PCGD của tỉnh
- Báo cáo cân đo theo dõi biểu đồ (lần 2)
- Kiểm tra, thực hiện quy chế chuyên môn;các nhóm lớp.
- Tổ chức đồng diễn chào mừng ngày 22/12. Phối hợp với CCB, Ban quân sự, đoàn thanh niên tổ chức cho trẻ khối 5 tuổi đi thăm quan công trình tri ân tượng đài liệt sỹ xã.
-  Sinh hoạt CBQL mầm non lần 1
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn nhà giáo 2 người, chính sách nhà giáo.
- Kiểm kê tài sản, thiết bị trường học.
- Đánh giá xếp loại BDTX nội dụng 1 và 2.
- Tiếp dân
Tháng 01/2025 - Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Kiểm tra các điều kiện CSVC, MT có kế hoạch phòng chống rét cho trẻ.
- Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn nhà giáo 2 người, tổ chuyên môn, sơ kết công tác KTNB.
- Chuẩn bị tốt cho công tác trước, trong, sau tết nguyên đán. Chỉ đạo tổ chức lễ hội “Mừng xuân”;
- Tổ chức kiểm tra duy trì sĩ số học sinh sau tết;
- Sơ kết học kỳ 1- triển khai phương hướng học kỳ 2, thực hiện chương trình học kỳ 2
- Tổ chức họp phụ huynh lần 2;
- Tiếp dân
Tháng 02/2025 - Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Hội nghị chuyên môn cấp cụm học kỳ II;
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học, chuyên đề.
- Kiểm tra công tác tài chính
- Duyệt kế hoạch phát triển năm học 2025-2026
- Tiếp dân
Tháng 3/2025 - Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học, chuyên đề.
- Kiểm tra công tác bán trú, VSATTP;
- Nghiệm thu SKKN cấp trường.
- Kiểm tra, Cân, đo theo dõi trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng lần 3.
- Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn nhà giáo 2 người.
- Chỉ đạo các trường mầm non tổ chức tốt lễ hội 8/3;
- Tổ chức giao lưu “ Tôi yêu Việt Nam”.
 - Kiểm tra rà soát hoàn thành công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng;
- Kiểm tra công tác tài chính
- Tiếp dân
Tháng 4/2025 - Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
 - Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thăm trường Tiểu học.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Đánh giá xếp loại BDTX;
- Nộp SKKN về PGD.
- Tổ chức tự kiểm tra đánh giá “trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích”.
- Kiểm tra tổ chuyên môn.
- Kiểm tra công tác tài chính.
- Sơ kết 02 năm thực hiện Kế hoạch phối hợp gia đình, nhà trường và cộng động trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
 - Sơ kết 2 năm thực hiện chủ đề: “ Xây dựng trường mầm non xanh-an toàn- thân thiện”, gắn với việc sơ kết chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
- Tiếp dân.
Tháng 5/2025 - Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học, chuyên đề.
- Đánh giá trẻ cuối độ tuổi.
- Đánh giá xếp loại CBGVNV.
- Hoàn thành các loại hồ sơ cuối năm, TCCB, thi đua khen thưởng, Báo cáo tổng kết năm học, Tổng hợp báo cáo thống kê cuối năm, Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá trẻ về phòng GD&ĐT;Đảm bảo an toàn và phòng, chống bạo hành trẻ trong các CSGDMN; Kết quả triển khai Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”; Chuyên đề LTLTT…
- Kết thúc chương trình học kỳ II: 25/5/2025;
- Tổ chức tổng kết năm học trước 31/5/2025;
- Kiểm tra và quyết toán các khoản thu cuối năm, công tác tài chính
- Tiếp dân
- Kiểm kê tài sản lần 2.
Tháng
6,7/2025
- Hướng dẫn hoạt động hè 2025.
- Phân công lịch trực hè.
- Khảo sát CSVC, lập tờ trình tham mưu xây dựng CSVC, tu sửa CSVC trong hè cho năm học mới.
 
                                                                  Diễn Thịnh, ngày 27 tháng 9  năm 2024
 
                                                                             HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
                                                                               Phạm Thị Hương
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU                                                                                              
                     TRƯỜNG MN DIỄN THỊNH                         
                                                                                                            
                     KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH – NĂM HỌC 2024-2025
ĐỘ TUỔI: 24- 36 THÁNG
Chủ đề Chủ đề nhánh Tuần Thời gian
Bé và các bạn (4 tuần) - Bé và cô giáo  1 9/9- 13/9
-Bé vui trung thu 2 16/9 – 20/9
- Bé và các bạn 3 23/9- 27/9
 - Lớp học của bé 4 30/9- 4/10
Đồ dùng, đồ chơi của bé (3 tuần) - Đồ dùng của bé 5,6 7/10 – 11/10
14/10- 18/10
- Đồ chơi của bé 7 21/10 - 25/10
Bé với gia đình thân yêu (5 Tuần)
 
 
- Mẹ và những người thân của bé 8,9 28/10- 1/11
4/11- 8/11
- Đồ dùng để ăn 10 11/11- 15/11
- Ngày hội của cô giáo   11 18/11-22/11
- Đồ dùng để uống 12 25/11- 29/11
Những con vật đáng yêu
(5 tuần)
 
 
- ĐV nuôi trong gia đình 13,14 2/12- 6/12
9/12-13/12
- Cháu yêu chú bộ đội  15 16/12- 20/12
- ĐV sống trong rừng 16 23/12-27/12
- ĐV sống dưới nước 17 30/12 – 3/1
Rau, quả và những bông hoa đẹp- Bé vui đón tết mừng xuân
(7 tuần)
Một số loại rau, củ 18;19 6/1-10/1
13/1- 17/1
 - Bé vui đón tết 20 20/1 – 24/1
- Mùa xuân của bé 21 10/2- 14/2
- Một số loài hoa 22 17/2- 21/2
-Môt số loại quả   23 24/2- 28/2
-Ngày vui 8/3 24 3/3- 7/3
Bé đi khắp nơi bằng các PTGT (5 tuần) - Phương tiện và quy định giao thông đường bộ 25,26 10/3- 14/3
17/3- 21-3
Phương tiện giao thông đường sắt 27 24/3- 28/3
- Phương tiện và quy định giao thông đường thuỷ 28 31/3- 4/4
- P - Phương tiện và quy định giao thông đường không 29 7/3- 11/4
Mùa hè đến rồi
( 3 tuần)
 
- Mùa hè của bé 30 14/4- 18/4
- Thời tiết; Quần áo trang phục mùa hè 31 21/4- 25/4
- Các hoạt động trong mùa hè 32 28/5- 2/5
Bé lên MG – Bác Hồ của em
(3 tuần)
- Bé lên Mẫu giáo 33 5/5- 9/5
- Bác Hồ kính yêu  34 12/5- 16/5
-Tham quan các lớp mẫu giáo 35 19/5- 23/5
Tổng   35
          KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CÁC ĐỘ TUỔI
ĐỘ TUỔI: 24-36 THÁNG                         
TT Mục tiêu Nội dung
*  Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
1 Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau. - Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau.
2 Ngủ 1 giấc buổi trưa - Tập luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa, ngủ đúng giờ,ngủ không khóc nhè, không nói chuyện.
3 Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định  - Nói với người lớn khi có nhu cầu vệ sinh, tập đi vệ sinh đúng nơi quy định
4 Bỏ rác đúng nơi quy định
  • Uống sữa xong bỏ rác vào thùng rác
  • Khi tham gia hoạt động dạo chơi
+ Kỷ năng bỏ rác đúng nơi quy định
5 Trẻ làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn( lấy nước uống, đi vệ sinh…) - Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn: Tự xúc cơm ăn, đi dép, lấy nước, đi vệ sinh, chuẩn bị chỗ ngủ…
6 Trẻ biết làm được một số việc tự phục vụ khi có sự giúp đỡ của người lớn - Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, đi vệ sinh. 
- Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau  mặt.
+ Kỹ năng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi
+ Kỷ năng cầm thìa xúc ăn
+ Kỷ năng lấy cất đồ dùng cá nhân
7 Chấp nhận đội mũ khi ra nắng; đi dày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh - Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt, mặc quần áo ấm khi trời lạnh, đội mũ khi đi ra nắng.
+ Kỷ năng đi dép
+ Kỹ năng đeo khẩu trang
8
 
 
 
Trẻ biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm( bếp, phích nước nóng, xô nước,giếng...) khi được nhắc nhở. - Biết tránh một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ hoặc đến gần như bếp, phích nước nóng, xô nước,giếng...) khi được nhắc nhở. 
9 Trẻ biết và tránh một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở - Biết tránh một số hành động nguy hiểm 
( leo trèo lên cây, lan can, chơi với vật sắc nhọn…) khi được nhắc nhỡ.
 
 
 
10
* Phát triển vận động
1. Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi:
Trẻ trai:  
Cân nặng từ 9.9 đến 15.2 (kg)
Chiều cao: Từ 80.9 đến 94.9 (cm)
Trẻ gái: 
Cân nặng: 9.4 đến 14.5 (kg)
Chiều cao:  Từ 79.9 đến 93.3 (cm
- Nâng cao chất lượng bữa ăn, đổi mới hình thức tổ chức bữa ăn
- Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.
- Cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ
-  Tổ chức các bài tập, trò chơi phát triển VĐ
11  Trẻ tập các động tác theo hiệu lệnh.
Trẻ thực hiện các động tác: hít thở, tay, lưng, bụng, chân
 
- Thực hiện các động tác trong bài thể dục hít thở, tay, lưng, bụng, chân trong bài tập thể dục sáng và bài tập phát triển chung trong giờ hoạt động phát triển thể chất
- Hô hấp: Tập hít vào, thở ra.
- Tay vai:
+ 2 tay giơ cao, hạ xuống
+ 2 tay đưa sang ngang hạ tay xuống
+ 2 tay đưa về phía trước – đưa về phía sau
+ 1 tay đưa về phía trước, 1 tay đưa về phía sau
- Lưng bụng, lườn:
+ Nghiêng người sang hai  phải, trái
+ Cúi người xuống, đứng thẳng người lên + Ngữa người ra sau
- Chân:
+ Đứng nhún chân
+ Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân.
+ Bật tại chỗ
12  Trẻ  giữ được thăng bằng trong vận động: đứng, đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh- chậm theo cô hoặc Đi trong đường hẹp, Đi có bê vật trên tay * Đứng, đi, chạy:
- Đứng co 1 chân
- Đi theo hiệu lệnh
- Đi theo hiệu lệnh đi đều
- Đi trong đường hẹp
- Đi theo đường ngoằn ngèo
- Đi bước qua gậy kê cao
- Đi bước vào các ô
- Đi có bê vật trên tay
- Chạy theo hướng thẳng
- Chạy đổi hướng
13  Trẻ thực hiện phối hợp vận động tay- mắt: tung- bắt ném bóng. * Tung, ném, bắt, lăn:
- Tung và bắt bóng cùng cô
- Tung bóng lên cao
- Tung bóng bằng 2 tay
- Ném bóng vào đích
- Ném bóng qua dây
- Ném bóng về phía trước
- Ném bóng về phía trước, chạy nhặt bóng
- Ném bóng qua dây bước qua vật cản
- Ngồi lăn bóng
- Đập bóng xuống sàn
14  Trẻ thực hiện phối hợp vận động tay – chân khi nhún, bật. * Nhún bật 
- Nhún bật tại chỗ
- Nhún bật về phía trước
- Bật qua vạch kẽ
- Bật xa bằng 2 chân
15 Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng. * Bò, trườn:
- Bò chui qua cổng
- Bò theo đường dích dắc
- Bò (trườn) qua vật cản.
- Bò thẳng hướng theo đường hẹp
- Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng
- Trườn sấp chui qua cổng
- Bò bằng 2 bàn tay, 2 bàn chân
16 Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay- thực hiện” múa khéo” Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay- thực hiện “ múa khéo” xoa tay, chạm các đầu ngón tay vào nhau
17   Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt trong các hoạt động: nhào đất, vẽ, xâu vòng tay, chuôi đeo cổ(xâu vòng xen kẻ màu đỏ, vàng, xếp cổng)


 
- Xâu tay, chạm các đầu ngón tay với nhau,rót nước, nhào đất nặn, khuấy ,vò, vẽ 
- Đóng cọc bàn gỗ 
- Nhón nhặt đồ chơi 
- Tập xâu vòng, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây.
+ Hoạt động với đồ vật: Xâu vòng màu xanh,(đỏ) tặng bạn, xâu vòng tặng cô giáo, tặng mẹ, tặng chú bộ đội, xâu vòng hoa lá, xâu vòng xen kẻ màu đỏ, vàng…
- Chắp ghép hình 
- Chồng, xếp 6-8 khối :
+ Hoạt động với đồ vật:  Xếp đường đến trường; Xếp nhà; xếp giường cho búp bê; xếp bàn, ghế; Xếp cổng; Xếp chuồng gà, vit, xếp ao cá, xếp ô tô tàu hỏa…
-Tập cầm bút tô, vẽ
- Lật mở trang sách
+ Chơi hoạt động ở các góc
+ Chơi theo ý thích
Lĩnh vực phát triển nhận thức
  * Luyện tập phối hợp các giác quan   
18 Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.
 
- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu.
- Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.
- Sờ nắn, nhìn, ngửi ... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.
- Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng, mềm, trơn (nhẵn) - xù xì.
- Nếm vị một số món ăn, qủa(chua, mặn, ngọt)
19  Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. - Chơi, bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
- Chơi thao tác vai: bế em, cho em ăn, ru em ngủ, bé làm bác sĩ, Alo, bạn nào đấy…
20 * Nhận biết
Trẻ nói được tên của bản thân và những  người gần gũi khi được hỏi .
- Nhận biết một số đặc điểm bên ngoài của bản thân:
 - Tên của cô giáo của bạn trong nhóm/ lớp khi được hỏi
+ Nhận biết: Các bạn của bé, bé học gì ở trường MN; lớp học của bé; Cô giáo của bé; Lớp mẫu giáo của bé
- Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi của bản thân và của lớp(đồ dùng của bé, đôi dép, cái mũ, cái quần, cái áo, búp bê, ô tô…)
- Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình ( Gia đình bé)
- Nhận biết được tên Bác Hồ qua tranh ảnh
21 Trẻ nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi. - Nói được tên, chức năng của một số bộ phận trên cơ thể như mắt, mũi, miệng, tay, chân….
+ Nhận biết khuôn mặt dễ thương của bé, các bộ phận trên cơ thể bé
22   Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc. - Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi quen thuộc
+ Đồ dùng để ăn(cái bát cái thìa, cái đĩa, cái nồi) đồ dùng để uống( cái cốc, cái ấm, cái chén, cái phích nước)
-Tên đặc điểm nổi bật đồ vật, con vật, rau, hoa, quả quen thuộc
+ Một số loại quả;(quả cam , quả táo, quả na, quả xoài, quả ổi, quả nho, quả chuối…)
Một số loại Hoa( hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa đào, hoa mai…)
Một số con vật nuôi trong gia đình( con gà trống, gà mái, con vịt, con ngan; con chó, con mèo, con lợn, con bò)
Một số con vật sống trong rừng( con voi, con khỉ, con sư tử, con hổ…).
 Một số con vật sống dưới nước( Con cua, con cá, con tôm, con ốc...)
23 Nói được tên một số ngày lễ- ngày hội trong năm qua tranh ảnh, trò chuyện
  • - Các ngày hội trong trường mầm non và lễ hội địa phương.
+ Bé vui đón tết trung thu
+ Ngày hội của cô giáo 
+ Cháu yêu chú bộ đội
+ Bé vui đón tết mừng xuân
+ Vui ngày 8/3
  • - Bác hồ Kính yêu
24 Nhận biết đặc điểm nổi bật của mùa hè - Dấu hiệu nổi bật của mùa hè. Hiện tượng nắng, gió, mưa, mây,..
+ Mùa hè của bé
+ Quần áo trang phục mùa hè
+ Một số hoạt động của mùa hè
25
 
  Nhận biết một số phương tiện giao thông quen thuộc - Tên đặc điểm nổi bật công dụng phương tiện giao thông quen thuộc 
+ Xe đạp- xe máy; Tàu thủy- thuyền buồm; Ô tô- Tàu hỏa, Máy bay…
26   Chỉ/ nói tên hoặc lấy cất đúng đồ chơi màu đỏ/ vàng/ xanh theo yêu cầu. - Chỉ/ nói tên hoặc lấy cất đúng đồ chơi màu đỏ/ vàng/ xanh theo yêu cầu.
+ Nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng
27 Nhân biết được hình tròn, hình vuông Chỉ và nói được hình tròn hình vuông
+ NBPB; Hình tròn hình vuông
28   Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu. - Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu.
+ Nhân biết phân biệt to  nhỏ
( Nhận biết đồ chơi to- nhỏ )
29 Xác định được số lượng, vị trí trong không gian. - Số lượng 1 và nhiều
- Xác định vị trí không gian
+ Trên dưới trước sau so với bản thân trẻ
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
30 * Nghe hiểu lời nói  
Trẻ thực hiện được nhiệm vụ gồm 2- 3 hành động. - Nghe và thực hiện các yêu cầu gồm 2-3 hành động bằng lời nói..ví dụ; cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay, .
31 Trẻ trả lời được  câu hỏi: Ai đây? Cái gì đây? …làm gì? … như thế nào? - Nghe các câu hỏi: Cái gì? Làm gì? Để làm gì? ở đâu? Như thế nào( ví dụ cái bát để làm gì? gà trống gáy như thế nào, …)
32 Trẻ hiểu được nội dung truyện ngắn đơn giản, : Trả lời được câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật. - Lắng nghe và trả lời được các câu hỏi , về tên và hành động của các nhân vật trong truyện
 Chủ đề: Bé và các bạn; Đôi bạn tốt, chiếc đu màu đỏ, Món quà của cô giáo…
Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé: Cái chuông nhỏ, Kiến con đi ô tô, khỉ con biết vâng lời…
 Chủ đề: Bé với gia đình thân yêu: Cả nhà ăn dưa hấu; Chú gấu con ngoan; Cháu chào ông ạ; Thỏ con không vâng lời…
 Chủ đề: Những con vật đáng yêu: Quả trứng, Con cáo, Cá và chim, cô vịt tốt bụng…
 Chủ đề: Rau quả và những bông hoa đẹp; Cây táo, chiếc áo mùa xuân, mùa xuân đã về…
 Chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông: Xe lu và xe ca; chuyến du lịch của gà trống choai…
Chủ đề: Mùa hè của bé: Cóc gọi trời mừa, Hoa mào gà….
 Chủ đề: Bé lên mẫu giáo: Ai ngoan sẽ được thưởng, sẽ con
  *Nói  
33 Phát âm rõ tiếng Nói rõ các tiếng
34 Trẻ đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo - Nghe, đọc  một số bài thơ, ca dao... phù hợp với độ tuổi.
Chủ đề: Bé và các bạn; Bạn mới; Miệng xinh; Bé đi nhà trẻ; Giờ ăn, Khăn nhỏ
Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé: Đi dép; Chia đồ chơi; Gang tay và mũ; Dung dăng dung dẻ; Nu na nu nống
Chủ đề: Bé với gia đình thân yêu: Cháu chào ông ạ; Yêu mẹ; Bé chờ mong, Chi chi chành chành; Bóng mây; Dậy sớm; Nụ cười của bé
Chủ đề:Những con vật đáng yêu: Chim sâu; Con kiến; Đàn lợn con; Tìm ổ, Chú bộ đội của em; Con cá vàng; Rong và cá, Con vỏi con voi, Con cua, đi cầu đi quán
Chủ đề: Rau quả và những bông hoa đẹp: Rừng; Bắp cải xanh; Cây dây leo, Hoa nở; Quả thị; Tết và bạn nhỏ; Mưa xuân
Chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông: Dán hoa tặng mẹ; Xe chữa cháy; Tiếng còi tàu; Xe đạp
Chủ đề: Mùa hè của bé:  Bóng mây; Mưa; Trưa hè, cầu vồng; Chim cuốc
Chủ đề: Bé lên mẫu giáo: Bác Hồ của em; Bé tập nói; Lời chào, Bàn tay cô giáo; Mẹ và cô
35  Nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc.  Nói được câu đơn, câu có 5-7 tiếng thể hiện hiểu biết về sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc
36  Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau. Chào hỏi, trò chuyện. 
Bày tỏ nhu cầu của bản thân.
Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? Cái gì đây?...
37 Nói to, đủ nghe, lễ phép. Nói to, rõ ràng. Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
  * Làm quen với sách
 
 
38 Biết các nhân vật trong tranh. - Trẻ lật lần lượt từng trang sách , xem tranh và gọi tên các nhân vật sự vật hành động gần gũi trong tranh.
- Lắng nghe khi người lớn đọc sách.
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
 
39
*Phát triển tình cảm
Nói được một vài thông tin về mình ( tên, tuổi ).
 Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi)
- Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân.
40 Thể hiện điều mình thích và không thích.  - Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình
41 *Phát triển kỷ năng xã hội
Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói.
Giao tiếp với người xung quanh, chơi thân thiện với bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
42  .Trẻ nhận biết và biểu lộ trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ Thể hiện 1 số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức dận
43  Trẻ biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi - Quan tâm đến một số con vật nuôi trong gia đình, con sống dưới nước, con vật sống trong rừng.
44 *Phá triển kỉ năng xã hội đơn giản
 
Trẻ biết chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ
 
 
 
Thực hiện một số yêu cầu của người lớn
 
 
- Thực hiện một số hành vi văn hóa trong giao tiếp: chào tam biệt, cảm ơn, nói từ “Dạ”, “ Vâng ạ” chơi cạnh bạn, không cấu bạn.
+ Kỷ năng chào hỏi
- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp : Xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định
45 Trẻ biết thể hiện 1 số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ  (trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại...).
 - Chơi thân thiện cạnh trẻ khác.
Tập làm, thể hiện,, nhập vai để tham gia chơi trong hoạt động chơi ở các khu vực chơi
- Chơi thân thiện với bạn: Chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn, không cấu, cắn bạn
 
 
46
* Phát triển cảm xúc thẩm mỹ
 Trẻ biết hát và vận động đơn giản theo một số bài hát/ bản nhạc quen thuộc 
 
- Hát và vận động đơn giản theo một số bài hát/ bản nhạc phù hợp với độ tuổi.
- Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ.
Chủ đề: Bé và các bạn;Ai ngoan hơn búp bê, Lời chào buổi sáng; Đi nhà trẻ
 Nghe hát: Trường chúng cháu là trường mầm non, cô giáo;Chim mẹ chim con, Cò lã
Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé: Đôi dép; Em búp bê; Bóng tròn to;  Hát múa lân
Nghe hát: Quả bóng
Chiếc khăn tay, bé khỏe bé ngoan - Rước đèn dưới trăng
Chủ đề; Bé với gia đình thân yêu: Cháu yêu bà; Biết vâng lời mẹ, Mẹ yêu không nào; Cả nhà thương nhau.
Nghe hát; Gia đình nhỏ hạnh phúc to; ba ngọn nến lung linh, chỉ có một trên đời,Bàn tay mẹ, cô giáo.
Chủ đề; Những con vật đáng yêu: Chú bộ đội; Đi một hai; Là con mèo; Con gà trống; Cá vàng bơi; ếch ộp; Gà trống mèo con và cún con
Nghe hát; Màu áo chú bộ đội; rửa mặt như mèo, Cháu thương chú bộ đội, voi làm xiếc, tôm cá cua thi tài.
Chủ đề: Rau quả và những bông hoa đẹp: Quả; Bắp cải xanh; Sắp đến tết rồi, Bé mừng tuổi, Bé và hoa
Nghe hát: ra chơi vườn hoa, lý cây xanh, lý cây bông;Hoa trong vườn, Bầu và bí
Chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông: Lái ô tô; Em tập lái ô tô, Đoàn tàu nhỏ xíu; Quà 8/3 ;  
Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố, em đi chơi thuyền, đường em đi, anh phi công ơi, Đèn đỏ đèn xanh, Đi đường em nhớ, Lời cô dặn; Chúng em với an toàn giao thông
Chủ đề: Mùa hè của bé: Mùa hè đến; Trời nắng trời mưa.
Nghe hát: Mùa hè vui, Cho tôi đi làm mưa với, Gọi nắng về chơi, Nắng sớm; Khúc ca hè về
Chủ đề: Bé lên mẫu giáo: Cháu đi mẫu giáo; Bé em tập nói; Em búp bê.
Nghe hát: Trường mẫu giáo yêu thương; Em mơ gặp Bác Hồ, Nhớ ơn Bác.Trọn niềm kính yêu
+ Trò chơi âm nhạc: Phân biệt âm thanh to nhỏ của 2 dụng cụ âm nhạc, Ai đoán đúng; Hãy bắt chước; Ai nhanh nhất; Thi ai giỏi…
47  Trẻ  thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, thích xem sách, tranh ảnh có màu sắc...( cầm bút, di màu, vẽ nguệch ngoạc) - Vẽ các đường nét khác nhau, di màu, xé, vò , nặn, xếp hình 
Chủ đề: Bé và các bạn; Tô màu cái xô cho cô cấp dưỡng; Chơi với đất nặn
Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé: - Tô màu bong bóng; Tô màu cái trống lắc; Tô màu quả bóng, Nặn viên bi
Chủ đề: Bé với gia đình thân yêu: Tô màu chiếc cốc; Vẽ hoa tặng cô giáo; Tô màu đường về nhà; Dán ảnh người thân trong gia đình; Trang trí thiệp tặng cô
Chủ đề: Những con vật đáng yêu: Tô màu con cá heo; Tô màu con voi; Dán ảnh các con vật; Nặn thức ăn cho gà vịt; Nặn con giun
Chủ đề: Rau quả và những bông hoa đẹp.
Tô màu quả táo; Tô củ cà rốt; Dán lá cho cành hoa; Tô màu bánh chưng; Vẽ mưa mùa xuân; Nặn quả tròn; Nặn bánh tròn, nặn cánh hoa
Chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông: Tô màu chiếc áo của mẹ; Tô màu ô tô; Tô màu mũ bảo hiểm
Chủ đề: Mùa hè của bé: Vẽ các tia nắng;  Tô màu chiếc ô
Chủ đề: Bé lên MG: Tô màu bánh ga tô
48  Mạnh dạn tham gia các hoạt động, trả lời cau hỏi và giao tiếp với những người gần gũi  Tham gia đầy đủ các hoạt động trong lớp: học, chơi, nhảy, múa…giơ tay phát biểu khi học và các hoạt động trong ngày
- Giao tiếp với những người xung quanh 
       
 
       
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI: 3 - 4 TUỔI
                           
TT Chủ đề Chủ đề nhánh Tuần Thời gian  
1 Trường
Mầm non
(4 tuần)
-Trường MN Diễn Thịnh thân yêu 1 9/9- 13/9  
- Bé vui hội trung thu 2 16/9 – 20/9  
  •   - Lớp học của bé
3 23/9- 27/9  
  •   - Một số hoạt động của bé ở trường MN
4 30/9- 4/10  
2 Bản thân
( 3 tuần)
- Bé giới thiệu về mình 5 7/10- 11/10  
- Cơ thể bé và bạn 6 14/10- 18/10  
- Bé cần gì lớn lên và khỏe mạnh 7 21/10- 25/10  
3
 
 
 
Gia đình bé
(4 tuần)
 
- Những người thân trong gia đình 8 28/10- 1/11  
- Ngôi nhà thân yêu của bé 9 4/11- 8/11  
-Đồ dùng trong gia đình bé 10 11/11- 15/11  
- Cô giáo như mẹ hiền 11 18/11- 22/11  
 
4
 
 
Lớn lên bé thích làm nghề gì?
(4 tuần)
- Bé yêu bác nông dân 12 25/11- 29/11  
- Bé yêu cô chú công nhân 13 2/12- 6/12  
- Bé thích làm bác sỹ 14 9/12- 13/12  
- Bé yêu chú bộ đội 15 16/12- 20/12  
5
 
 
Những con vật đáng yêu (4 tuần) - Động vật nuôi trong gia đình (gia cầm) 16 23/12- 27/12  
-Động vật nuôi trong gia đình (gia súc) 17 30/12- 3/1  
- Động vật sống dưới nước 18 6/1- 10/1  
- Động vật sống trong rừng 19 13/1-17/1  
6
 
Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
(6 tuần)
- Bé vui đón tết 20 20/1- 24/1  
- Mua xuân của bé 21 10/2- 14/2  
- Bé yêu cây xanh 22 17/2- 21/2  
-Một số loại rau - củ 23 24/2- 28/2  
- Một số loại hoa - Vui ngày 8/3  24 3/3- 7/3  
- Một số loại loại quả 25 10/3- 14/3  
 
7
Bé tìm hiểu phương tiện và quy định giao thông(4 tuần) - Phương tiện và quy định GT đường bộ 26 17/3- 21/3  
- Phương tiện và quy định GT đường sắt 27 24/3- 28/3  
- Phương tiện và quy định GT đường Thủy 28 31/3- 4/4  
- Phương tiện và quy định GT đường không. 29 7/4- 11/4  
 
8
Nước và hiện tượng tự nhiên
(3 tuần)
- Bé biết gì về nước 30 14/4- 18/4  
- Một số hiện tượng tự nhiên 31 21/4- 24/4  
- Mùa hè của bé 32 28/4- 2/5  
9 Quê hương Đất nước - Bác Hồ
(3 tuần)
- Diễn Thịnh quê hương em 33 5/5- 9/5  
- Bác Hồ kính yêu 34 12/5- 16/5  
- Nghệ An yêu dấu 35 19/5- 23/5  
  Tổng   35 tuần
 
                                                             
 
 
ĐỘ TUỔI: 3 - 4 TUỔI
TT Mục tiêu Nội dung
Lĩnh vực phát triển thể chất
*Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
1
 
 
 
Trẻ nói đúng tên một số thực
phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật
hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa,
rau...).
 
 
- Nhận biết một số thực phẩm như thịt, cá, trứng, rau và món ăn quen thuộc hàng ngày. Như: thịt kho, rau luộc, rau xào, canh..
2
 
 
Trẻ biết tên một số món ăn
hàng ngày: Trứng rán, cá kho, canh
rau…
 
3
 
Trẻ biết ăn để chóng lớn, khoẻ
mạnh và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau.
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…).
4
 
 
 
 
 
 Trẻ biết thực hiện được một số 
việc đơn giản với sự giúp đỡ của
người lớn.
 - Rửa tay, lau mặt, súc miệng.
- Tháo tất, cởi quần, áo.
 
- Làm quen cách đánh răng, lau mặt, súc miệng.
- Tập rửa tay bằng xà phòng.
- Tháo tất, cởi, mặc quần, áo .....
-  Sử dụng  bát, thìa, cốc uống nước đúng cách
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
+ Kỷ năng rửa tay, lau mặt
+Kỷ năng gấp quần áo;
+ Kỷ năng cởi áo
+ Kỷ năng đi tất
+ Kỷ năng đeo khẩu trang
5
 
Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách -Sử dụng cầm thìa bằng tay phải, cầm bát bằng tay trái, cầm cốc ở quai đúng kí hiệu.
 
14
 
6
 
Có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: Uống nước đã đun sôi…
 
 
- Hành vi văn minh trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày( uống nước đã đun sôi, rót vừa lượng nước để uống, tự uống nước khi khát.
+ Kỹ năng rót nước.
- Ăn hết khẩu phần, không kén chọn thức ăn, mời cô, mời bạn trước khi ăn, ăn gọn gàng, không xúc thức ăn của mình sang bát của bạn, nhặt thức ăn rơi vãi và bỏ vào đĩa, không ăn quà vặt. 
 
7
 
Trẻ có một số hành vi đúng sai
trong vệ sinh, phòng bệnh khi
được nhắc nhở
Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người.(Vệ sinh răng miệng)
- Nhận biết trang phục theo thời tiết.(đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giầy khi đi học)
  • Nhận biết một số biểu hiện khi ốm.
 
8
 
 
 
 
 Trẻ nhận ra và tránh một số vật
dụng nguy hiểm(bàn là, bếp đang
đun, phích nước nóng... )tránh nơi
nguy hiểm (hồ, ao, bể chứa nước,
giếng, hố vôi …) khi được nhắc
nhở.
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
+Kỹ năng an toàn với vật sắc nhọn
+ Kỹ năng phòng tránh đuối nước
 
9
 
 
 
 
 
 
 
 
Trẻ biết tránh một số hành
động nguy hiểm khi được nhắc
nhở
 
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
- Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt....  Không tự lấy thuốc uống.
- Không leo trèo bàn ghế, lan can.
- Không nghịch các vật sắc nhọn.
- Không theo người lạ ra khỏi khu
vực trường lớp.
- Kỹ năng không nhận quà và đi theo người lạ
- Kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe máy
- Kỹ năng đội mũ bảo hiểm
* Phát triển vận động
1
10
Trẻ khỏe mạnh. Cân nặng và
chiều cao nằm trong kênh A
- Trẻ trai:
+ Cân nặng đạt từ 12,7 kg- 21,2 kg
+ Chiều cao đạt từ 94,9 cm -
111,7cm
- Trẻ gái:
+ Cân nặng đạt từ 12,3kg -21,5kg
+ Chiều cao đạt từ 94,1cm -
111,3cm
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng,
- Tập các bài tập thể dục thường xuyên
- Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ
-  Tổ chức các bài tập, trò chơi phát triển vận động.
- Nhận biết béo phì, suy dinh dưỡng, nguyên nhân của béo phì và suy dinh dưỡng.
222
11
Trẻ  thực hiện đủ các động tác
trong bài tập thể dục theo hướng
dẫn.
 
- Hô hấp: Hít vào thở ra.
- Tay, vai
+ Đưa hai tay lên cao, ra phía trước dang ngang
+  Đưa 2 tay sang ngang, đưa lên cao
+ Hai cánh tay chéo trước ngực đưa lên cao
+ Bắt chéo hai tay về phía trước và ra sau
+ Từng tay đưa lên cao, hai tay giang ngang
- Lưng bụng lườn
+ Đứng cúi về phía trước
+  Đứng nghiêng người sang trái, sang phải.  
+ Đứng quay người sang trái sang phải
+ Đứng cúi người về trước.
+ Đứng nghiêng người sang 2 bên, kết hợp tay đưa lên cao hoặc đặt sau gáy.
- Chân:
+ Đứng khuỵ gối
+ Bước lên phía trước, ra sau, bước sang ,   ngồi xuống đứng lên, bật tại cỗ
+ Nâng cao chân, gập gối
+ Bật tách chụm chân tại chỗ
+ Bật lên phía trước, lùi lại, sang bên.
3
 
12
Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể
khi thực hiện vận động đi, chạy và 
kiểm soát được vận động
 
+ Đi kiễng gót
+ Đi trong đường hẹp
+ Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát
+ Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
+ Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
+ Đi theo đường dích dắc
+ Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc
4
13
Trẻ biết phối hợp tay- mắt trong
vận động: tung, ném, bắt,bắt, lăn, đập
+ Tung bóng cho cô
+ Tung bóng lên cao bằng 2 tay
+ Bắt bóng với cô bằng 2 tay
+ Lăn bóng và đi theo bóng
+ Đập- bắt bóng với cô.
+ Ném xa bằng 1 tay.
+ Ném xa bằng 2 tay
+ Ném trúng đích bằng 1 tay.
+Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang,hàng dọc
5
14
 Trẻ biết thực hiện một cách
khéo trong vận động: bò, trườn, trèo
+ Bò theo hướng thẳng.
+ Trườn theo hướng thẳng
+ Bò theo đường dích dắc
+Trườn về phía trước
+ Bò chui qua cổng.
+ Bước lên, xuống bục (cao 30cm)
 
15
 Trẻ biết phối hợp tay -chân
trong vận động: bật, nhảy
+Bật tại chỗ.                                                                                          
+Bật tiến về phía trước
+Bật xa 20 - 25 cm.
 
16
Trẻ biết thể hiện nhanh, mạnh,
khéo trong thực hiện bài tập tổng  hợp
+ Ném xa- chạy 15m
+ Trườn sấp- đập bóng
+ Bật qua dây – chuyền bóng sang hai bên
+ Bật xa – Ném xa- Chạy 15m
+ Đi trong đường hẹp- bò bằng bàn tay, cẳng chân(bò thấp)
+ Bò thấp chui qua cổng - bật theo ô
 
 
 
17
 
 
 
 
  Trẻ biết phối hợp được cử động
bàn tay, ngón tay trong một số
hoạt động
- Vẽ được hình tròn theo mẫu.
- Cắt thẳng được một đoạn 10 cm.
- Xếp chồng 8 - 10 khối không đổ.
- Tự cài, cởi cúc.
 
- Gập các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay...(các trò chơi dân gian với tay như đôi chim, oắn tù tì, làm bóng hình tay...)
- Đan tết.
- Đóng mở nắp chai, lọ, hộp
- Ghép hình, xếp chồng các hình khối khác nhau
- Xé, dán giấy.
- Sử dụng kéo, bút
- Tô vẽ nguệch ngoạc
-  Cài, cởi cúc
+ Chơi, hoạt động ở các góc
Lĩnh vực phát triển nhận thức
 
 
18
 
 
 
 * Khám phá khoa học
- Trẻ quan tâm, hứng thú với
các sự vật, hiện tượng gần gũi như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng. Nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng quen thuộc khi được hỏi
 
Quan sát, Sự vật, con vật, cây cối
- Hiện tượng nắng mưa, nóng lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ
+ Một số hiện tượng tự nhiên
+ Mùa hè của bé
- Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm
+ Ngày và đêm
- Một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.
- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây.
+ Bé biết gì về nước
- Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
+ Không khí xung quanh bé, viên sỏi kỳ diệu, Bé biết gì về cát.
19
19
Trẻ biết sử dụng các giác quan
để xem xét, tìm hiểu đối tượng:
nhìn, nghe, ngửi, sờ,.. để nhận ra
đặc điểm nổi bật của đối tượng.
- Chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.
+ Khám phá cơ thể bé
+Thử cảm giác sờ vào nước nóng nước lạnh ...
 
20
 
Trẻ biết làm thử nghiệm đơn
giản với sự giúp đỡ của người lớn
để quan sát, tìm hiểu đối tượng.
+ Trải nghiệm vật chìm nổi, tan và không tan
+Trải nghiệm pha màu nước, pha nước đường, nước muối, nước chanh, chong chóng gió, bong bóng xà phòng, nước trốn đi đâu...
21
 
 
Trẻ biết thu thập thông tin về
đối tượng bằng nhiều cách khác
nhau có sự gợi mở của cô giáo
Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở của cô giáo như xem sách, tranh ảnh và  trò chuyện về đối tượng.
 
 
22
 
Trẻ biết phân loại các đối
tượng theo một dấu hiệu nổi bật.
- Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
+ Ngôi nhà thân yêu của bé
+ Đồ dùng trong gia đình bé
- Tên, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc.
+ Phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không
- Đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc.
+ Một số động vật nuôi trong gia đình ( gia súc, gia cầm)
+ Động vật sống dưới nước
+ Động vật sống trong rừng
+ Một số côn trùng
+ Cây xanh xung quanh bé
+ Một số loại hoa
+ Một số loại quả
+ Một số loại rau
23  Trẻ biết mô tả những dấu hiệu
nổi bật của đối tượng được quan
sát với sự gợi mở của cô giáo.
 
24
 
 
* Khám phá xã hội
Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính, chức năng của một số bộ phận cơ thể, giác quan của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.
+ Tên tuổi, giới tính của bản thân 
- Bé giới thiệu về mình
- Cơ thể bé và bạn
 
25
 
 
Trẻ nói được tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Nói được địa chỉ của gia đình  - Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình.
- Địa chỉ gia đình
+  Những người thân trong gia đình bé
26
 
 
Trẻ nói được tên trường/lớp,  cô
giáo, bạn, đồ chơi,  đồ dùng trong lớp 
khi được hỏi, trò chuyện.
Trường Mn Diễn Thịnh thân yêu
+Lớp học của bé
+ Một số hoạt động của bé ở trường mầm 
27
 
 
 Trẻ kể tên và nói được sản phẩm của nghề nông, nghề xây dựng... khi được hỏi, xem tranh. Tên gọi,sản phẩm và ích lợi của  một số nghề phổ biến.
+ Bé yêu bác nông dân
+ Bé yêu cô chú công nhân
+ Bé yêu chú bộ đội
+  Bé thích làm bác sĩ
28
 
 
 Trẻ kể tên một số lễ hội: Tết Trung thu, 20/11…qua trò chuyện, tranh ảnh.
  • - Các ngày hội trong trường mầm non và lễ hội địa phương.
+ Bé vui đón tết trung thu
+ Ngày hội cô giáo như mẹ hiền 20/11
+ Ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam 22/12
+ Bé vui đón tết
+ Vui ngày 8/3
 
29
Trẻ kể tên  một vài  danh lam, thắng cảnh ở địa phương.  Cờ Tổ quốc, tên của di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh.
- Nghệ an yêu dấu
- Diễn Thịnh quê em
 
30
 
 
*Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
Quan tâm đến số lượng và đếm
như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị
số lượng.
  •  
  •  
  • -  Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng
 
31
 
Trẻ đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5.
  • - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và  so sánh Sự khác biệt rõ nét về số lượng của 2 nhóm đồ vật. Sử dụng đúng từ: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
+ 1 và  nhiều 
+ Đếm đến 2 và nhận biết nhóm có 2 đối tượng 
+ Đếm đến 3 và nhận biết nhóm có 3 đối tượng.
+ Đếm đến 4 và nhận biết nhóm có 4 đối tượng 
+ Đếm đến 5 và nhận biết nhóm có 5 đối tượng 
 
32
 
 
 Trẻ so sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
33
 
 
 Trẻ biết biết gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5.  
 
Gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
- Tách, gộp trong phạm vi 3.
- Tách, gộp trong phạm vi 4.
  • -Tách, gộp trong phạm vi 5
34
 
 
Trẻ biết tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành 2 nhóm.
35
 
Trẻ nhận ra qui tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại. - Xếp tương ứng 1-1( ghép đôi).
- Xếp xen kẽ
36
 
 
 
Trẻ so sánh hai đối tượng về
kích thước và nói được các từ: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau.
-  So sánh 2 đối tượng về kích thước.
+ So sánh sự khác biệt về chiều dài của 2 đối tượng
+ So sánh sự khác biệt về chiều cao của 2 đối tượng 
+ So sánh sự khác biệt về chiều rộng của 2 đối tượng 
+ So sánh sự khác biệt về độ lớn của 2 đối tượng
37
 
 
 Trẻ nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. +Nhận biết, gọi tên các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế.
+ Nhận biết hình tròn, hình vuông
+ Nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật
+ Chắp ghép các hình học để tạo thành bông hoa.
+ Chắp ghép các hình học để tạo thành phương tiện giao thông...
38
 
 
Trẻ sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân. + Nhận biết  tay phải - tay trái của bản thân
+ Nhận biết phía trên - phía dưới; phía trước - phía sau của bản thân
  Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
 
39
 
  •  
Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản.
 
Nghe, hiểu lời nói và làm theo yêu cầu đơn giản
 
40
Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi: quần áo, đồ chơi, hoa, quả… - Nghe hiểu các từ chỉ người,đồ dùng, sự vật,, hành động hiện tượng, gần gủi quen thuộc.
41
 
Trẻ lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại. + Trả lời và đặt câu hỏi: “Ai?”; “Cái gì?”; “Ở đâu?”; “Khi nào?”.
 
42
*Nói
Trẻ nói rõ các tiếng.
Phát âm các tiếng của tiếng việt.
 
43
 
 Trẻ sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm .. Mô tả sự vật, tranh ảnh, có sự giúp đỡ
44
 
 Trẻ biết sử dụng được câu đơn, câu ghép. + Nghe, hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng
+ Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu mở rộng.
45
 
 
 
  Trẻ biết kể lại được những
sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân.
+ Kể lại sự việc như: đi thăm ông bà, đi
chơi, đi xem phim, đi công viên, đi siêu thị...
 
46
 Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao... Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
Chủ đề trường MN:
Giờ ăn (Lương Bình), Cô giáo của con (Hà Quang), Chúng ta đều là bạn (Phạm Mai Chi Và Hoàng Dân), Sáo học nói (Mai Ngọc Uyển), Chơi bập bênh (Trần nguyên Đào); Giờ ngủ (Lê Thị Hoa); Cô dạy (Phạm Hổ), Bạn  mới( Nguyệt Mai), Mẹ và cô( Trần Quốc Toàn)
Chủ đề bản thân:- Bé ơi (Phong Thu); Đôi mắt của em (Lê Thị Mỹ Phương); Chổi ngoan (Vũ Thị Minh Tâm), Tay ngoan (Võ Thị Như Chơn); Cái lưỡi (Lê Thị Mỹ Phương); Bạn của bé (Vương Trọng) Bác bầu bác bí (Trường MN Ngọc Lan II),Gấu qua cầu (Ngọc Trâm sưu tầm); Thỏ bông bị ốm.
Chủ đề Gia đình bé:Thăm nhà bà( Như Mạo); Khách đến rồi( Lương Bình & Kim Tuyến); Chiếc quạt nan( Xuân Cầu); Gió từ tay mẹ (Vương Trọng); Cháu ngoan( Huỳnh Thị Cúc), Chia bánh( Trương Hữu Lợi),  Mẹ và cô(Trần Quốc Toàn); công cha như nói thái sơn
Chủ đề: Lớn lên bé thích làm nghề gì:

Làm nghề như bố(Thu Quỳnh); Em làm thợ xây(Hoàng Dân); Các cô thợ( Thi Ngọc); Làm họa sĩ dễ thôi ( Tùng Bách); Chú bộ đội của em

(sưu tầm), hươu cao cổ( Định Hải)
Chủ đề: Những con vật đáng yêu:
Đàn gà con( Phạm Hổ), Rong và cá( Phạm Hổ), chim én (Nhược thủy), con chuồn chuồn ớt (xuân Nùng), Gấu qua cầu (Ngọc Trâm), con trâu( Thanh Thản), Bởi tôi là vịt ( Phạm TháiQuỳnh), Đàn kiến (Nhược thủy), cá ngủ ở đâu( Thùy Linh dịch), )Chim sâu
Chủ đề: Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
Cây dây leo( Xuân Tửu), Bắp cải xanh( Phạm Hổ),Quả (Sưu tầm),Tết đang vào nhà (Nguyễn Hồng Kiên),Hoa đào( Mai Văn Hải), Củ cà rốt ( Phạm Hổ); Hoa mào gà ( Thanh Hà); Thỏ con ăn gì.
Chủ đề: Bé tìm hiểu phương tiện và QĐGT
Xe chửa cháy( Phạm Hổ), Đèn đỏ đèn xanh( Định Hải), Xe đổ rác( Sưu tầm); Đi cầu đi quán( Đồng dao); Đàn kiến nó đi( Định Hải),Bé và mẹ(Lương Thị Xiêm)
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên:
Gió (Đặng Hân), Nắng ấm( Xuân Thu), Trăng sáng (Nhược Thủy & Phương Hoa), Bé yêu trăng( Lệ Bình), Mưa làm nũng (Nguyễn Trọng Hoàn), Nước (Vương Trọng), Cầu vồng( Nhược Thủy) Sóng bạc đầu
Chủ đề: Quê hương Đất nước - Bác Hồ:
Ai dậy sớm( Võ Quảng), Ngôi nhà( Tô Hà), Làng em buổi sáng (Nguyễn Đức Hậu), Bác Hồ của em(Phan Thị Thanh Nhàn), Em yêu miền nam ( sưu tầm), Bé tập nói ( Trần Thị Nhật Tân) - Qùa mùa hè
 
47
Trẻ kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. - Kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe, kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ.
- Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên.
Chủ đề: Trường mầm non
Anh chàng mèo mướp(Theo báo Họa My), Gấu qua cầu (Sưu tầm), Đôi bạn tốt( Sưu tầm) ; Bạn mới (Thu Hằng); Có một bầy hươu (Vũ Hùng) Nếu không đi học (Thu Hằng), Ai tài giỏi hơn( NXBGD), Sự tích chú cuội cung trăng ( Truyện cổ tích việt nam)…
Chủ đề: Bản thân
Món quà đặc biệt (Thanh Bình); Mỗi người một việc (Lê Thu Hương và Lê Thị Đức); Câu chuyện của tay phải và tay trái (Lý Thị Minh Hà); Bé Minh Quân dũng cảm (Minh Hương);Thỏ trắng biết lỗi (Phùng Kim Liên); Gấu con bị đau răng (Tạ Thị Liên); Cậu bé mũi dài…
Chủ đề: Gia đình bé
Nhổ củ cải( Phỏng theo truyện dân gian Nga); Bông hoa cúc trắng( Phỏng theo truyện cổ Nhật Bản); Ba cô tiên; Chiếc ấm sành nở hoa( Kim Tuyến); Bó hoa tươi thắm( Phạm Mai Chi); Cháu ngoan( Huỳnh Thị Cúc)…
Chủ đề: Lớn lên bé thích làm nghề gì
Người làm vườn và các con trai;  Lợn và cừu; Cả nhà đều làm việc; Bác sĩ chim, Gà trống choai và hạt đậu( Sưu tầm), Ba chú lợn nhỏ; Câu truyện về chú xe ủi…
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Bác gấu đen và hai chú thỏ( Dương Đình Hy), Giọng hát chim Sơn Ca( Thu Thủy), Ba con Gấu( Minh Trang), Cóc kiện trời( Theo truyện thần thoại Việt Nam), Rùa con tìm nhà( Thanh Mai), Chú vịt xám(Thu Thủy).Chuột, gà trống và mèo…
Chủ đề: Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
Sự tích các loài hoa (Hạ Huyền), Chú đỗ con( Viết Linh) ,Cỏ và lúa( Nguyễn Văn Chương), Sự tích Hoa mào gà( Thùy Dương), Rau thìa là( Nhược Thủy), Sự tích ngày tết; Bé hành đi khám bệnh ( Hồng Hạnh), …
Chủ đề: Bé tìm hiểu phương tiện và QĐGT
Xe lu và xe ca( Phong Thu), Ai quan trọng hơn( Sưu tầm), Xe đạp trên đường phố( Thu Hạnh); Ô tô con học bài…
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Nàng tiên mưa (Võ Thị Thương), Chú bé giọt nước ( Hoài Khánh); Biển, sông và suối(Thúy Toàn dịch); Đám mây đen xấu xí( Nguyễn Văn Thắng), Cô con út của ông mặt trời…
Chủ đề: Quê hương Đất nước - Bác Hồ
Niềm vui bất ngờ(Theo bác Hồ kính yêu), Khen các cháu (Đào Đức – Sơn Liên); Ai ngoan sẽ được thưởng(Tụy Phương – Thanh Tú kể);…
48
 
 Trẻ biết bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện.
49
 
 Trẻ biết sử dụng các từ vâng ạ, dạ, thưa, … trong giao tiếp. - Sử dụng các từ biểu thị lễ phép.
 
50
 
Trẻ đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh. - Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.
- Làm quen cách  sử dụng sách, cách đọc sách( hướng đọc từ trái qua phải, từ dòng trên xuống dòng dưới).
- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc truyện”
 -  Giữ gìn sách.
+ Chơi hoạt động các góc
+ Chơi theo ý thích
 
51
 
 
* Làm quen với đọc viết
Nhìn vào hình ảnh minh họa nhận ra một số ký hiệu thông thường
- Làm quen với 1 số ký hiệu: nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường dành cho người đi bộ….
52
 
Trẻ thích vẽ, “viết” nguệch ngoạc - Tiếp xúc với chữ, sách truyện.
-  Làm quen với cách viết tiếng viêt (hướng viết từ trái qua phải, từ dòng trên xuống dòng dưới).
53 Ngoai ngữ: Nghe và nhận diện, nhận biết được một số từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật hiện tượng và hành động rất đơn giản quen thuộc với lứa tuổi. Nghe và nhận diện, nhận biết nhắc lại được từ chỉ số từ 1 đến từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật hiện tượng và hành động rất đơn giản quen thuộc với lứa tuổi.
  Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
 
54
 
 
 
 Trẻ vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng. Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm các bài hát bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
 
55
 
Trẻ chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc; Nghe các bài hát, bản nhạc(nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca).
Chủ đề: Trường mầm non
Ngày đầu tiên đi học(Nguyễn Ngọc Thiện), Đi học (Bùi Đình Thảo), Bài ca đi học (Phan Trần Bảng), Chiếc đèn ông sao( Phạm Tuyên)…
Chủ đề: Bản thân
Thật đáng chê( Theo điệu “Bắc Kim Thang, Lời Việt Anh); Ru em( Dân ca Xê Đăng) Em là bông hồng nhỏ( Trịnh Công Sơn), Năm ngón tay ngoan
Chủ đề: Gia đình bé
Khúc hát ru của người mẹ trẻ( Nhạc Phạm Tuyên – Thơ: Lâm Thị Mỹ Dạ); Ba ngọn nến lung linh( Ngọc Lễ); Bố là tất cả( Thập Nhất); Cho con( Phạm Trọng Cầu, Lời thơ: Tuấn Dũng); Ngôi sao nhỏ( Nhạc Trương Quang Lục, lời thơ: Ngọ
Chủ đề: Lớn lên bé thích làm nghề gì
Đi cấy( Dân ca Thanh Hóa); Xe chỉ luồn kim( Dân ca Quan họ Bắc Ninh); Dân ca tự chọn, “Anh phi công ơi”(Xuân Giao), “Hạt gạo làng ta”(Nguyễn Viết Bính); Chú bộ đội và cơn mưa
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Bắc kim thang( Dân ca Nam Bộ); Rửa mặt như mèo( Hàn Ngọc Bích), Thương con mèo( Huy Du), Con chim vành khuyên( Hoàng Vân); Cò lả( Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ);  Lý con sáo Gò Công( Dân ca Nam Bộ), Chú ếch con( Phan Nhân), Cái bống( Phan Trầ
 Chủ đề: Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
Cây trúc xinh ( Dân ca Quan họ Bắc Ninh), Lý cây bông ( Dân ca Nam Bộ), Trồng cây ( Phạm Tuyên), Mùa xuân ơi ( Nguyễn Ngọc Thiện), Hoa thơm bướm lượn ( Dân ca Quan họ Bắc Ninh), Dân ca địa phương, Ngày tết quê em ( Từ Huy),
Chủ đề: Bé tìm hiểu phương tiện và QĐGT
Đi trên vỉa hè bên phải(Nguyễn Thị Thanh), Tàu hỏa ( Bùi Anh Tôn), Dân ca tự chọn; Nhớ lời cô dặn( Hồng Ngọc); Bạn ơi có biết( Hoàng Văn Yến)
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Mưa rơi( Dân ca Xá), Ánh trăng hòa bình( Nhạc Hồ Bắc, Lời: Mộng Lân), Bốn mùa( Hoàng Long), Bé và trăng (Bùi Anh Tôn); Tôi là gió(Trịnh Tuấn Khanh), Hạt nắng hạt mưa, Đếm phao...
Chủ đề: Quê hương Đất nước - Bác Hồ
Đêm pháo hoa (Phạm Tuyên),Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác (Hoàng Long – Hoàng Lân), Xòe hoa (Dân ca Thái), Em như chim câu trắng ( Trần Ngọc) Dân ca tự chọn, Về quê mình Diễn Châu.
56 Múa: Nắm được các động tác cơ bản, các thế tay chân. Trẻ thể hiện được các thế tay chân, các động tác cơ bản trong bài.
 
57
 
 
Trẻ vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn  và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình. - Nhận xét sản phẩm tạo hình
 
58
 Trẻ hát tự nhiên, vận động theo nhịp điệu( theo phách, theo nhịp, minh hòa) vận động theo ý thích  theo giai điệu bài  hát bản nhạc quen thuộc.
 
 
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của một số bài hát, bản nhạc.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp.
Vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc
Chủ đề:Trường mầm non
Cháu đi Mẫu giáo(Phạm Thanh Hưng), Quả bóng (Huy Trân), Trường chúng cháu là trường Mầm non(Phạm Tuyên), Vui đến trường(Hồ Bắc); Hoa bé ngoan (Hoàng Văn Yến); Rước đèn ( Đỗ mạnh Thường), Đêm trung thu ( Phùng Như Thạch)
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Bản thân
Mừng sinh nhật( Nhạc Anh, Lời Đào Ngọc Dung); Em ngoan hơn búp bê( Phùng Như Thạch); Tay thơm tay ngoan( Bùi Đình Thảo), Nào chúng ta cùng tập thể dục( Thu Hiền)..,
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Gia đình bé
Cháu yêu bà( Xuân Giao), Chiếc khăn tay( Văn Tấn); Đi học về( Hoàng Long – Hoàng Lân); Biết vâng lời mẹ( Minh Khang), Nhà của tôi( Thu Hiền), Mẹ đi vắng( Trịnh Công Sơn), Mẹ yêu không nào; Cô và mẹ( Phạm Tuyên),
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Lớn lên bé thích làm nghề gì
Cháu yêu cô chú công nhân( Hoàng Văn Yến), Đội kèn tý hon( Phan Huỳnh Điểu), Tập đi đều( Kim Hữu), Đi một hai( Đoàn Phi), Cháu thương chú bộ đội;Các cô thợ, Ước mơ của bé, Bác nông dân , Cô tiên áo trắng( Nguyễn Văn Trường), Làm chú bộ đội( Hoàn
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Ai cũng yêu chú mèo( Kim Hữu); Đàn vịt con( Mộng Lân), Gà trống mèo con cún con( Thế Vinh); Chú gà trống gọi(Kim Hữu). Voi làm xiếc( Nhạc Anh, lời việt: Phan Hiền);Cá vàng bơi( Nguyễn Hà Hải); Con chim non( Lý Trọng),
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
Cây bắp cải( Nhạc Thu Hống, lời Phạm Hổ), Sắp đến tết rồi( Hoàng Vân), Quả( Xanh Xanh); Mùa xuân( Hoàng Văn Yến)
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Bé tìm hiểu phương tiện và QĐGT
Đường và chân( N: Hoàng Long- T: Xuân Tửu), Đường em đi( Nhạc: Ngô Quốc Tính, lời thơ: Tường Vân), Đèn xanh đèn đỏ( Nhạc Lương Vĩnh, ý thơ: Thế Hội), Đoàn tàu nhỏ xíu( Mộng Lân);
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Trời nắng trời mưa( Đặng Nhất Mai), Đếm phao, Mùa hè đến( Nguyễn Thị Nhung), Cháu vẽ ông mặt trời( Tân Huyền); Trên cát( Nhạc Anh, Lời Việt: Phan Hương), Bé và trăng( Bùi Anh Tôn), Mây và gió(Minh Quân)...
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Quê hương Đất nước - Bác Hồ
Nhớ ơn Bác( Phan Huỳnh Điểu), Em mơ gặp Bác Hồ, Bé em tập nói( Hoàng Long)
+ Biểu diễn cuối chủ đề
+ Trò chơi âm nhạc: Đoán tên bạn hát; ai đoán giỏi; Ai nhanh nhất; Tai ai tinh; Nghe thấu vỗ tay; Thi ai nhanh; vận động theo tính chất bản nhạc; giọng hát to giọng hát nhỏ; Ô cửa bí mật; nghe giai điệu đoán tên bài hát…
+ Chơi, hoạt động ở góc nghệ thuật; Múa hát về chủ đề
+ Chơi theo ý thích; Ôn các bài hát trong chủ đề
 
6621
59
 Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý. Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm .
 Sử dụng một số kỹ năng tô màu, vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản.
 Chủ đề Trường MN: Tô màu đu quay; Tô màu chùm bóng bay; Tô màu đèn lồng; Dán bệp bênh; nặn hòn bi, làm đèn lồng...
Chủ đề Bản thân: Tô màu mũ bé trai bé gái; Làm chiếc nơ; nặn vòng tặng bạn;  Trang trí khăn mùi soa; Nặn đồ dùng của bé, Làm quà tặng bạn, thiết kế trang phục..
 Chủ đề Gia đình: Tô màu bức tranh gia đình; Tô màu ngôi nhà của bé; Làm quà tặng cô giáo; Vẽ bình hoa; Dán cái cốc; Nặn đồ dùng trong gia đình;  Làm đồ dùng trong gia đình...
 Chủ đề Lớn lên bé thích làm nghề gì:  Tô màu sản phẩm nghề nông; dán cái thang; Vẽ những cuộn len; Nặn sản phẩm của nghề nông; Làm quà tặng chú bộ đội....
 Chủ đề những con vật đáng yêu: Xé dán con sứa; Trang trí con sao biển; Vẽ con gà con; Tô màu hươu cao cổ; Cắt dán con cá; nặn con giun; Làm một số con vật...
Chủ đề thế giới thực vật- Tết và mùa xuân: Tô màu cây ăn quả, vẽ quả cà chua, quả bí xanh, Vẽ những bông hoa bằng dấu vân tay; Xé dán quả chuối; Xé dán tán lá cây; Xé dán bánh chưng; Làm hoa; Làm mứt, kẹo, Gói bánh chưng, Nặn một số loại quả, Nặn củ cà rốt, Tô màu bình hoa...
Chủ đề giao thông: Vẽ ô tô; Vẽ xe máy, Ghép hình ô tô; Làm cánh buồm. Làm một số phương tiện giao thông....
Chủ đề Nước và một số hiện tượng tự nhiên: Trang trí chiếc phao; xé dán chiếc ô che mưa; Vẽ mưa, cây cỏ; Xé dán tia nắng mặt trời; làm chuông gió, , chong chóng...
 Chủ đề Quê hương- Đất nước- Bác hồ: Tô màu dây cờ; Xé dán đuôi diều; làm diều ...
+ Chơi, hoạt động góc ở các chủ đề
+ Hoạt động theo ý thích
60
 
 
Trẻ biết tô màu, vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản.
 
61
 
Trẻ biết xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản.
62
 
 
Trẻ biết lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối.
63
 
 
 Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản.
64
 
Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình. Nhận xét các sản phẩm tạo hình
+ Hoạt động học
+Chơi, hoạt động ở các góc
+ Chơi, hoạt động theo ý thích
65
 
Trẻ biết tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích
66
 
Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình. Đặt tên cho sản phẩm của mình
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
67
 
Trẻ nói được tên tuổi, giới tính của bản thân, điều bé thích, không thích - Tên tuổi, giới tính của bản thân.
-  Những điều bé thích, không thích.
 
68
 
Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. - Tự tin khi tham gia vào hoạt động
- Thực hiện công việc được giao( trực nhật, thu dọn đồ chơi, chia giấy vẽ, xếp đồ chơi…)
69
 
Trẻ cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao 
70
 
Trẻ nhận biết được cảm xúc qua nét mặt, giọng nói, qua tranh ảnh. Nhận ra một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói.
71
 
Trẻ biết biểu lộ cảm xúc vui,buồn, sợ hãi, tức giận.  Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động.
72
 
 
Trẻ nhận ra hình ảnh  Bác Hồ. Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ. - Qua nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ
+ Bác Hồ kính yêu
73
 
 
Trẻ quan tâm đến cảnh đẹp thiên nhiên, lễ hội truyền thống của quê hương nơi đang sống. - Quan tâm đến cảnh đẹp quê hương, lễ hội của quê hương, đất nước. Diễn thịnh quê hương em; Nghệ an yêu dấu
 
74
Trẻ biết thực hiện được một số quy định  ở lớp và gia đình Một số quy định ở lớp và gia đình (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ).
 
75
Trẻ biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở... Cử chỉ, lời nói lễ phép(Chào hỏi, cảm ơn)
- Nhận biết hành vi  “ đúng - sai”, “ tốt - xấu”
+ Kỷ năng chào hỏi lễ phép
 
76
Trẻ biết cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ. Chờ đến lượt
- Chơi hòa thuận với bạn.
 
77
 
 
Trẻ quan tâm đến môi trường, thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây. Biết bỏ rác đúng nơi quy định. - Bảo vệ, chăm sóc con vật, cây cối.
- Tiết kiện điện nước
- Giữ gìn vệ sinh môi trường. Nhặt bỏ rác đúng nơi quy  định
+Kỷ năng bỏ rác đúng nơi quy định
         
   
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI: 4-5 TUỔI
TT Chủ đề Chủ đề nhánh Tuần Thời gian
  Trường
Mầm non
(4 tuần)
-Trường mầm non Diễn Thịnh thân yêu 1 9-13/9/2024
-Bé vui đón tết trung thu 2 16-20/9/2024
- Lớp học của bé 3 23-27/9/2024
- Một số hoạt động ở trường mầm non 4 30/9-4/10/2024
 
2
Bản thân
(3 tuần)
- Bé tự giới thiệu về mình 5 7-11/10/2024
- Cơ thể bé và bạn 6 14-18/10/2024
- Bé cần gì lớn lên và khỏe mạnh 7 21-25/10/2024
 
 
3
Gia đình bé
(4 tuần)
- Những người thân trong gia đình 8 28/10-1/11/2024
- Ngôi nhà thân yêu của bé 9 4-8/11/2024
- Cô giáo như mẹ hiền 10 11-15/11/2024
- Đồ dùng trong gia đình bé 11 18-22/11/2024
 
 
4
 
Lớn lên
bé thích làm nghề gì?
(4 tuần)
- Bé yêu bác nông dân 12 25-29/11/2024
- Bé yêu cô chú công nhân 13 2-6/12/2024
- Bé thích làm bác sỹ 14 9-13/12/2024
- Bé yêu chú bộ đội 15 16-20/12/2024
 
 
5
Những con vật đáng yêu.
(4 tuần)
-Động vật nuôi trong gia đình  16 23-27/12/2024
- Động vật sống dưới nước 17 30/12-3/1/2025
- Động vật sống trong rừng 18 6-10/1/2025
-Côn trùng và một số loài chim 19 13-17/1/2025
 
 
 
6
 
Thế giới
thực vật -
Tết và mùa xuân
(7 tuần)
 
 
-Bé vui đón tết 20 20-24/1/2025
- Mùa xuân của bé 21 10-14/2/2025
-Một số loài hoa 22 17-21/2/2025
- Bé yêu cây xanh 23 24-28/2/2025
 - Ngày vui 08/03 24 3-7/3/2025
- Một số loại rau, củ 25 11-14/3/2025
 -Một số loại quả 26 17-21/3/2025
 
 
7
Bé tìm hiểu phương tiện và QĐGT
(3 tuần)
Phương tiện và QĐGT đường bộ, đường sắt 27 24-28/3/2025
- Phương tiện và quy định GT đường thủy, đường không 28 31/3-4/4/2025
- Một số biển báo giao thông 29 7-11/4/2025
 
8
Nước và các hiện tượng tự nhiên (3 tuần) - Bé biết gì về nước 30 14-18/4/2025
- Một số hiện tượng tự nhiên 31 21-25/4/2025
- Mùa hè của bé 32 28/4-2/5/2025
 
9
Quê hương, Đất nước, Bác Hồ (3 tuần) - Diễn Châu quê hương em 33 5-9/5/2025
- Bác Hồ kính yêu! 34 12-16/5/2025
- Nghệ An yêu dấu 35 19-23/5/2025
Tổng :   35  
 
 
 
ĐỘ TUỔI 4-5 TUỔI
 
Mục tiêu Nội dung  
Lĩnh vực Phát triển thể chất
* Phát triển vận động
1.Trẻ khoẻ mạnh, cơ thể phát triển cân đối, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
Trẻ trai :
+ Cân nặng từ 14.4 - 23.5 kg
+ Chiều cao từ 100.7 - 119.1cm
Trẻ gái :
+ Cân nặng từ 13.8 - 23.2 kg
+ Chiều cao từ  99.5 - 117.2 cm
- Nâng cao chất lượng bữa ăn, đổi mới hình thức tổ chức bữa ăn
- Cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ
-  Tổ chức các bài tập, trò chơi phát triển vận động.
 
 
2. Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh
 
 
ô hấp:  Hít vào, thở ra.
Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay).
+ Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).
Lưng, bụng, lườn:
+ Cúi về phía trước, ngửa người ra sau.
+ Quay sang trái, sang phải.
+ Nghiêng người sang trái, sang phải.
 Chân:
+ Nhún chân.
+ Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
+ Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.
 
3. Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi - Đi trên ghế TD
- Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m
- Đi trên vạch thẳng kẻ sàn ( Có thể đưa vào trò chơi vận động)
 
4. Trẻ kiểm soát được vận động: đi, chạy
 
- Đi, chạy thay đổi tốc độ, theo hiệu lệnh, zích zắc( đổi hướng) theo vật chuẩn
- Chạy chậm 60-80m
- Chạy 15 m trong khoảng 10 giây
 
5. Trẻ biết phối hợp tay- mắt trong vận động: tung, ném, bắt, chuyền, đập.
 
 
 
 
- Tung bóng lên cao và bắt bóng
- Tung bắt bóng với người đối diện
- Ném xa bằng một tay
- Ném xa bằng 2 tay
- Ném trúng đích bằng 1 tay
- Ném trúng đích thẳng đứng
-  Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
- Đập và bắt bóng tại chỗ
 
6. Trẻ biết thực hiện một cách khéo léo trong vận động: bò, trườn, trèo - Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m
- Bò dích dắc qua 5 điểm
- Bò chui qua ống dài
-  Bò chui qua cổng
- Bò chui qua cổng, ống dài 1,2m x 0,6m
-  Trườn theo hướng thẳng.
- Trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm.
- Trèo lên, xuống 5 gióng thang.
 
7.Trẻ phối hợp tay- chân trong vận động  bật, nhảy -  Bật liên tục về phía trước.
-  Bật xa 35 - 40cm.
- Bật - nhảy từ trên cao xuống (cao 30 - 35cm).
- Bật tách chân, khép chân qua 5 ô
- Bật qua vật cản cao 10-15cm\
- Nhảy lò cò 3m
 
8. Trẻ biết thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp
 
- Bật xa- ném xa- chạy nhanh 10 m
- Nhảy lò cò- Ném  trúng đích nằm ngang
- Bật xa- Ném xa bằng 1 tay- Chạy 12m
 
9. Trẻ biết thực hiện được các cử động của bàn tay, ngón tay. -  Cuộn,vo xoáy tròn cổ tay, xoắn, vặn,  gập mở các ngón tay, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối....  
10. Trẻ biết phối hợp được cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt trong một số hoạt động
 
 
- Gấp giấy.
- Lắp ghép hình
- Xé, cắt đường thẳng
- Tô, vẽ hình
- Cài, cởi cúc, kéo khóa, xâu luồn, buộc dây
- Xếp chồng
-Tết sợi
 
*Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
11. Trẻ biết một số món ăn, thực phẩm thông thường, cùng nhóm và ích lợi của chúng với sức khỏe - Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm TP (Trên tháp dinh dưỡng)
- Ích lợi của các thực phẩm, các món ăn đối với sức khỏe
 
12. Trẻ nói tên được một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản - Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn và nhận biết các bữa ăn trong ngày  
13. Trẻ biết ăn để chóng lớn,khỏe mạnh thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng. -  Lợi ích  của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật ( ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì)....
 
14.Trẻ thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở - Cách rửa tay bằng xà phòng, cách lau mặt, đánh răng
- Các đồ dùng cần thiết để rửa tay lau mặt đánh răng
- Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn
- Tập đánh răng, lau mặt.
- Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng.
- Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng không rơi vải, đổ thức ăn
- Dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo…chăn, chiếu
- Dạy trẻ kỹ năng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng
- Dạy trẻ kỹ năng sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt và bảo vệ môi trường
- Dạy trẻ kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng (Nước, giấy vệ sinh) đúng cách.
 
15. Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống Một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống
Nhận biết thức ăn có mùi ôi, thiu, không buống nước lã
- Mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn, nhai kĩ
- Khi ăn không đùa nghịch không đổ vãi thức ăn
- Chấp nhận ăn rau và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau...
- Không ăn thức ăn có mùi ôi thiu, không uống nước lã.
- Dạy trẻ kỹ năng thói quen, hành vi trong ăn uống
 
16. Trẻ có một số hành tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở (phòng chồng dịch sốt xuất huyết, bệnh chân tay miệng...) - Mặc trang phục phù hợp với thời tiết, đội mũ khi ra nắng , mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học
- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt...
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe
- Rưả tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trang, không đưa tay lên mắt, mũi miệng...
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người
- Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản
- Dạy trẻ kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định
 
17. Trẻ nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, nơi an toàn và nơi không an toàn - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng
- Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng là nguy hiểm, không đến gần. Biết các vật sắc, nhọn không nên nghịch
- Nhận ra những nơi như: ao, hồ, mương nước, suối, bể chứa nước...là nơi nguy hiểm không được chơi gần
- Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh điện giật.
 
18.Trẻ nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ - Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ
- Biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khẩn cấp: cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu
- Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đình, số điện thoại người thân khi cần thiết
- Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh những nơi nguy hiểm, bắt cóc.
- Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc, bắt cóc
- Dạy trẻ không được tin và nghe lời người lạ
- Dạy trẻ hét to khi cần giúp đỡ
 
Lĩnh vực Phát triển nhận thức
19. Trẻ nói tên và địa chỉ của trường, lớp  khi được hỏi, trò chuyện. Tên, địa chỉ của trường, lớp.
-Trường mầm non Diễn Thịnh thân yêu
- Lớp học của bé
 
20. Trẻ nói tên, một số công việc của các cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi và trò chuyện. Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường.
-Các hoạt động của trường mầm non
- Dạy trẻ kỹ năng lễ phép khi ở trường
 
21. Trẻ nói tên, một vài đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi và trò chuyện. Họ tên và một số đặc điểm của các bạn trong lớp;
Các hoạt động vui chơi của trẻ và các bạn.
 
22. Trẻ nói được họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện. Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân khi được hỏi, trò chuyện
-Tên chức năng của bộ phận trên cơ thể
- Các giác quan của con người
- Bé tự giới thiệu về mình
- Cơ thể bé và bạn
- Bé cần gì lớn lên và khỏe mạnh
- Giúp trẻ tự tin
-Dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân
- Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp
- Dạy trẻ kỹ năng biết bảo vệ bản thân
 
23. Trẻ nhận biết về gia đình khi được hỏi và trò chuyện. - Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ.
- Một số nhu cầu của gia đình.
- Địa chỉ gia đình.
- Những người thân trong gia đình
- Ngôi nhà thân yêu của bé
- Đồ dùng gia đình bé
- Dạy trẻ kỹ năng lễ phép khi ở nhà( P H)
- Dạy trẻ kỹ năng cách đi đường một mình an toàn
 
24.  Trẻ biết đặc điểm công dụng của phương tiện giao thông phân loại theo 1-2 dấu hiệu và một số quy định giao thông đơn giản Tên gọi, đặc điểm công dụng của một số phương tiện giao thông đơn giản
- Một số quy định giao thông đơn giản
- Thực hiện đúng về quy định an toàn giao thông khi ra đường, đi trên các phương tiện giao thông
- Phương tiện và quy định giao thông đường bộ, đường sắt
- Phương tiện và quy định giao thông đường thủy, đường hàng không
- Một số biển báo giao thông
 
25. Trẻ biết phân loại các đối tượng theo 1 hoăc 2 dấu hiệu - Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu
- Phân loại PTGT theo 1-2 dấu hiệu
- Phân loại Cây, hoa, quả, con vật theo 1-2 dấu hiệu.
 
26. Trẻ biết quan tâm đến những thay đổi của sự vật hiện tượng xung quanh với sự gợi ý hướng dẫn của cô giáo - Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người
- Khám phá sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ
-Tìm hiểu một số hiện tượng thiên nhiên, về không khí, ánh sáng
- Đặc điểm của các mùa trong năm( Mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông). Trang phục thay đổi theo mùa
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trăng, mặt trời
Tìm hiểu các nguồn nước có trong môi trường sống
-Ích lợi của nước với đời sống của con người, động vật, cây cối
+ Một số đặc điểm, tính chất của nước
+ Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
- Bé biết gì về nước
- Một số hiện tượng tự nhiên
- Mùa xuân của bé
- Mùa hè của bé
- Dạy trẻ kỹ năng phòng đuối nước( Phối hợp)
 
27. Trẻ biết nhận biết một số đặc điểm nổi bật và ích lợi của cây cối, hoa, quả, con vật gần gũi... phối hợp các giác quan để xem xét sự vật hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, (ngửi, nếm, hoa, quả...)để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng. + Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể
-Gọi tên con vật gần gũi
-Đặc điểm, lợi ích và tác hại của một số con vật
- Gọi tên nhóm cây cối, hoa quả gần gũi xung quanh
- Đặc điểm lợi ích của một số cây cối hoa quả
+ Đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa quả gần gũi, ích lợi và tác hại đối với con người.
- Cách chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật...
- So sánh sự giống nhau và khác nhau của một số cây, con vật, đồ vật...
- Động vật nuôi trong gia đình
- Động vật sống dưới nước
- Động vật sống trong rừng- Côn trùng và một số loài chim
- Bé yêu cây xanh
- Một số loại rau, củ
-Một số loại hoa
Một số loại quả
 
28. Trẻ biết làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán. Một số đặc điểm, tính chất của nước, chất liệu của đồ dùng, đồ chơi, sự phát triển của cây cối...
-Quan sát, thảo luận, dự đoán về ảnh hưởng của thời tiết đến sinh hoạt con người.
-Làm thí nghiệm nước trong suốt, nước bay hơi, một số chất tan trong nước
- Làm thí nghiệm khoa học với một vài chất liệu nổi bật của các đồ dùng đồ chơi trong gia đình: gỗ, nhựa, kim loại, I nốc, sắt, nhôm,vải, ni lông, xem vật nào nổi, vật nào chìm,...
-Trẻ làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán như pha màu thử nghiệm vật chìm, nổi, chất tan, chất không tan, nước bốc hơi....
 
29.Trẻ có thể thu thâp thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau Thu thập thông tin đối tượng bằng nhiều cách khác nhau:
Sưu tầm làm, xem sách, tranh ảnh,
Trò chuyện với người lớn, với bạn bè và nhận xét
 
30. Trẻ biết nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật và hiện tượng quen thuộc, tìm hiểu nguyên nhân xảy ra các sự vật hiện tượng đó. - Nhận ra mối quan hệ đơn giản giữa con người, cây cối, con vật với môi trường sống.
- Giải thích được các nguyên nhân xảy ra các sự vật, hiện tượng đơn giản xung quanh các hiện tượng tự nhiên(cây bị héo, lá bị ướt, mưa, bão...)
-  Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống.
+ Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.
+ ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây.
+ Không khí, các  nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
+ Các nguồn nước trong môi trường sống, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước
 
31 Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm... để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.
 
 
 
 
 
 
 
-Tên gọi, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi cảu bản thân, gia đình, lớp học, trường học...
-Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm...để tìm hiểu đặc điểm của đồ vật
-Nhận biết mối quan hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng đồ chơi quen thuộc
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 -3 đồ dùng đồ chơi,
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 con vật, cây, hoa, quả.
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm
 
32. Trẻ biết thể hiện một số hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình. - Hiểu được mối qua hệ trong các trò chơi
- Thể hiện trong các bài hát, sản phẩm tạo hình.
 
33.Trẻ nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương. Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.
- Tên gọi, công cụ, sản phẩm các hoạt động nghề truyền thống ở địa phương
- Yêu quý người lao động trân trọng sản phẩm của người lao động
-Bé yêu bác nông dân
-Bé yêu cô, chú công nhân
-Bé yêu chú bộ đội
-Bé thích làm bác sỹ
 
34. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số ngày lễ hội. Tên gọi đặc điểm nổi bật của một số ngày lễ hội sự kiện văn hóa nơi trẻ sống: Khai giảng, Tết Trung thu, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Noen,Tết nguyên đán, ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03,  Ngày sinh nhật Bác19/5.
- Bé vui đón tết trung thu
- Cô giáo như mẹ hiền
- Bé vui đón tết
- Ngày vui 08/03
 
35. Trẻ kể tên và nêu một vài đặc điểm của cảnh đẹp, đất nước, di tích lịch sử của địa phương.
 
 
 
- Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, sự kiện văn hóa của quê hương, đất nước;
 Đền Cuông; Biển Diễn Thành; Diễn Châu quê hương em;Quảng Trường, Quê Bác, Cửa Lò....
-Nghệ An yêu dấu;
- Hà Nội mến yêu
 
*Làm quen với toán
36. Trẻ biết quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi: Bao nhiêu? Số mấy?
-Quan tâm chữ số và số lượng, đếm vật xung quanh  
37. Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng của trẻ
 
-Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10
- Đếm theo khả năng.
 
38.Trẻ nhận biết chữ số, số lượng, số thứ tự từ 1-5. -Đếm các nhóm có 5 đối tượng
-Nhận biết và sử dụng các chữ số từ 1-5 để chỉ số lượng
Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.
- Đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng. Nhận biết số 3(Số 3 Tiết 1)
- Đếm đến 4, nhận biết nhóm có 4 đối tượng,  Nhận biết số 4 (Số 4 Tiết 1)
- Đếm đến 5, nhận biết nhóm có 5 đối tượng Nhận biết số 5. (Số 5 Tiết 1)
 
39. Trẻ nhận biết mối quan hệ trong phạm vi từ 1 đến 5 -Nhận biết mối quan hệ hơn, kém trong phạm vi 3 (Số 3Tiết 2); 
- Nhận biết mối quan hệ hơn, kém trong phạm vi 4(Số 4 Tiết 2);
- Nhận biết mối quan hệ hơn, kém trong phạm vi 5(Số 5 Tiết 2)
 
40. Trẻ biết gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả. Trẻ biết tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn
 
-Đếm các nhóm đối tượng trong phạm vi 5
+Gộp hai nhóm đối tượng và đếm
 +Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơp và đếm
-Làm bài tập trong cuốn bé làm quen với toán(Nội dung tách, gộp nhóm có số lượng)
 
41. Trẻ nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Nhận biết ý nghĩa con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày(số nhà, biển số xe, số điện thoại...)  
42. Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp của ít nhất 3 quy tắc và sao chép lại. - So sánh phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc
-Xếp tương ứng 1-1, Ghép đôi
- Sắp xếp theo quy tắc
 
43. Trẻ biết so sánh hai đối tượng cách đo độ dài, đo dung tích và nói kết quả đo.
 
 
 
- Dạy trẻ so sánh  kích thước chiều cao của 2 -3 đối tượng
-Dạy trẻ so sánh  kích thước chiều rộng của 2 -3 đối tượng
-Dạy trẻ so sánh  kích thước chiều dài của 2 -3 đối tượng
-Sắp xếp 3 đối tượng theo sự tăng dần hoặc giảm dần về kích thước
-Nhận biết mục đích của phép đo
- Đo độ dài 1 vật bằng 1 đơn vị đo
- Đo dung tích bằng 1 đơn vị đo
 
44. Trẻ nhận biết được sự giống nhau và khác nhau giữa hai hình( tròn và tam giác, vuông và hình chữ nhật...)
 
So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: Hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật.
- Dạy trẻ phân biệt hình tròn với hình tam giác
- Dạy trẻ phân biệt hình vuông với hình chữ nhật;
- Dạy trẻ phân biệt hình tam giác với hình vuông
 
45. Trẻ biết sử  dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản. + Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu
-Chắp ghép các hình học để tạo thành các con vật(đồ vật)
-Chắp ghép các hình học để tạo thành các phương tiện giao thông
 
46. Trẻ biết biết xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác
.
-  Xác định phía phải, phía trái của bản thân
- Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân
- Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đồ vật so bản thân trẻ.
- Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đồ vật so với bạn khác.
 
47. Trẻ nhận biết được các buổi: sáng, trưa, chiều, tối. -Nhận biết các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều , tối.
-Mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong  ngày
 
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
48. Trẻ thực hiện được 2-3 yêu cầu liên tiếp - Lắng nghe và hiểu được 2-3 yêu cầu trong giao tiếp hàng ngày
Hiểu và thực hiện được 2-3 yêu cầu
 
49. Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ, phương tiện giao thông... - Các từ chỉ  tên gọi, đặc điểm, tính chất, công dụng, các loại rau, quả, con vật, đồ dùng, thực vật, động vật...và các từ biểu cảm
- Giải nghĩa một số từ với sự giúp đỡ của người khác
- Nghe hiểu nghĩa từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ...
 
50. Trẻ lắng nghe và trao đổi với người đối thoại. - Nghe, hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức trong gíao tiếp hàng ngày
- Trao đổi, trả lời các câu hỏi với người khác về đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng gia đình, về các con vật và cây cối
- Bày tỏ, nhu cầu tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các câu khác nhau
- Trả lời và đặt câu hỏi
 
51. Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao... -Nghe, đọc thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè... phù hợp với độ tuổi
- Đọc biểu cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ bài thơ, đồng dao đơn giản.
- Trường MN: Nghe lời cô giáo, Rửa tay, Lên bốn, Dung dăng, dung dẻ, Bé tới trường, Cảm ơn, Cô và cháu, Dế học chữ, Cô giáo của em, tình bạn, Giờ chơi của bé
 -Bản thân: Đôi mắt của em, Thỏ bông bị ốm, Em vẽ, Tâm sự của cái mũi, Lời chào, Cô dạy, Bé ơi, Chú vịt Tôn, Phải là hai tay, Mười ngón tay, Đôi bàn tay nhỏ xinh
-Gia đình- Em yêu nhà em, Thăm nhà bà, Giữa vòng gió thơm, Mẹ và cô, Lấy tăm cho bà, Lời chào, Mẹ và con, Quạt cho bà ngủ, Cô giáo của em,
-Nghề nghiệp- Bé làm bao nhiêu nghề, Chú giải phóng quân, Cái bát xinh xinh,
-Thực vật- Tết- Mùa xuân: Hoa kết trái,Tết đang vào nhà, Từ hạt đến hoa, Hoa mào gà, Bác bầu, bác bí; Rau lang, rau muống.
-Động vật: Chim chích bông, Đàn gà con, Giọng hát chim sơn ca, Ếch con học bài, Gọi bạn, Chuồn chuồn, Tiếng ve, Con gà, Bếp ăn của con vật, Em vẽ, Con mèo, Thi chạy, Chú ngựa bay, Con trâu.
- Phương tiện và quy định giao thông: Giúp bà, Thuyền giấy, Bé và mẹ, , Đèn báo, Đi chơi phố, Con đường của bé, Xe cần cẩu, Xe của bé, Đèn giao thông, Đoàn tàu lăn bánh
-Nước và hiện tượng tự nhiện: Ông mặt trời, Bình minh trong vườn, Mùa hạ tuyệt vời, Mưa, Bốn mùa ở đâu, Trưa hè, Trăng lưỡi liềm, Cầu vồng, Bão, Tia nắng, Ông mặt trời bật lửa, Mùa hè của em,
-Quê hương -Đất nước- Bác Hồ: Quê em vùng biển, Bác Hồ của em, Đất trời sang lắm hôm nay, Thuyền giấy, Về quê, Bác thăm nhà cháu, Hoa quanh lăng Bác, Em vẽ Bác Hồ, Buổi sáng quê nội, Buổi sáng.
- Ca dao, đồng dao: Chi chi chành chành, Nu na nu nống. Dung dăng dung dẻ…
 
52. Trẻ biết kể lại sự việc đơn giản theo trình tự - Kể lại sự việc có nhiều tình tiết câu truyện đã được nghe
- Kể lại sự việc hiện tượng đã gặp, đã xảy ra
- Kể lại sự việc theo trình tự thời gian
 
53. Trẻ biết bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
 
- Bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
- Đóng kịch
- Diễn rối
 
54. Trẻ biết sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.... -Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất... trong giao tiếp.  
55.Trẻ lăng nghe kể, chuyện và đặt câu hỏi theo nội dung câu truyện - Lắng nghe kể chuyện và đặt câu hỏi theo nội dung các câu truyện phù hợp độ tuổi
- Trường MN: Món quà của cô giáo, Người bạn tốt, Sẻ con tìm bạn, Sự tích chú Cuội cung trăng, Ai lớn nhất, ai bé nhất, Câu chuyện về giấy kẻ, Thỏ trắng đi học, Nếu không đi học.
 - Bản thân: -Mỗi người một việc, Khi mẹ vắng nhà, Gấu con bị đau răng, Cái mồm, Đôi dép.
-Gia đình: Cây khế, Khi mẹ vắng nhà, Tích Chu, Cả nhà đều làm việc, Sự tích hoa Dạ Hương, Điều kỳ diệu của bé, Vẽ chân dung mẹ, Một bó hoa tươi thắm, Cháu ngoan của bà, Sẻ con đáng yêu.
- Nghề nghiệp: Sự tích quả dưa hấu, Người làm vườn và các con trai, Người bán mũ rong, Qua đường
- Thực vật- Tết- Mùa xuân: Chú đỗ con, Sự tích cây khoai lang, Niềm vui từ bát canh cải, Trong vườn, Hạt đỗ sót, Hoa dâm bụt, Bí con thoát nạn, Trái cây trong vườn.
-Động vật: Dê con nhanh trí, Cáo thỏ và gà trống, Học trò của cô giáo chim khách, Sự tích tiếng kêu của mèo, Ngựa đỏ và lạc đà. Khỉ mũi dài
- Phương tiện và quy định giao thông: Qua đường, Thỏ con đi học, Kiến con đi ô tô, Kiến thi an toàn giao thông, Bài học về sự tự giác, Một chuyến tham quan, Cái hố bên đường.
- Nước và hiện tượng tự nhiên: Hồ nước và mây, Giọt nước nước tý xíu, Lời ru của trăng, Đám mây đen xấu xí, Câu chuyện về giọt nước, Gió và mặt trời, Cầu vồng,
- Quê hương -Đất nước - Bác Hồ: Sự tích con rồng cháu tiên, Quả táo Bác Hồ
 
56. Trẻ sử dụng được các từ như mời cô, mời bạn, cảm ơn, xin lỗi... trong giao tiếp - Hiểu các từ mời cô, mời bạn, cảm ơn, xin lỗi...  
57. Trẻ biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở -Nói với âm lượng vừa đủ, rõ ràng để người nghe có thể hiểu được, phù hợp tình huống giao tiếp.
-Điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở
-Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép trong giao tiếp
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
 
58. Trẻ biết kể lại chuyện có mở đầu, kết thúc. Kể lại chuyện đã được nghe có mở đầu, kết thúc.  
59. Trẻ biết diễn đạt để người nghe có thể hiểu được
 
 
 
- Phát âm có chứa các âm khó
- Nói rõ ràng để người nghe có thể hiểu được – Diễn đạt ý tưởng, trả lời được theo ý câu hỏi.
-Tốc độ, âm lượng phù hợp với người nghe
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
- Trả lời và đặt câu hỏi “ai”, “cái gì”, “ở
đâu”, “khi nào”, “để làm gì”
 
60. Trẻ biết cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh và biết đọc vẹt theo tranh minh  họa Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau
Làm quen với cách sử dụng sách, cách đọc sách ( hướng đọc từ trái qua phải từ dòng trên xuống dòng dưới, đọc ngắt nghỉ các dấu, phân biệt đầu kết thúc của sách)
Đọc chuyện qua sách tranh/tranh vẽ
- Giữ gìn , bảo vệ sách
 
61. Trẻ biết chọn sách để sử dụng sách
 
- Chọn sách theo ý thích để xem
- Chọn sách theo chủ đề nào đó khi được yêu cầu
- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và đọc” truyện”
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau
- Phân biệt mở đầu và kết thúc của sách
- Giữ gìn bảo vệ sách
 
62. Trẻ nhận ra ký hiệu thông thường nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm. Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống(Nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông, đường dành cho người đi bộ...)  
63. Trẻ biết sử dụng ký hiệu để
“ viết” tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng
- Sử dụng ký hiệu để “viết” tên làm vé tàu, thiệp chúc mừng
- Làm quen với cách viết tiếng việt ( hướng viết của các nét chữ: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)
- Làm quen với công cụ viết và đưa tay tạo thành các nét chữ cái
 
64. Trẻ có biểu tượng ban đầu về kí hiệu/chữ cái/chữ viết - Nhận dạng một số chữ cái
- Tập tô đồ các nét chữ
 
 
 65. Tiếng Anh- Nghe từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi trong phạm vi 100 từ, cụm từ -Dạy trẻ nghe từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi.
 
 
Lĩnh vực Phát triển thẩm mỹ
66. Trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật -Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống  và tác phẩm nghệ thuật
67. Trẻ thích thú, chú ý nghe nhạc, nghe hát nhận ra giai điệu bài hát. - Nghe và nhận ra cáo loại âm nhạc khác nhau: Nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca, nhạc cổ điển...
- Khuyến khích trẻ chú ý lắng nghe, thích thú vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm khi nghe âm nhạc gợi cảm
-Trường MN: Đi học, Ngày đầu tiên đi học, Chiếc đèn ông sao, Thật đáng chê, Em yêu trường em, Tìm bạn thân, Bàn tay cô giáo, Cô giáo miền xuôi, Trường mẫu giáo yêu thương, Trường làng tôi, Hoa trường em,
- Bản thân: Cánh én tuổi thơ, Thật đáng chê, Cò lả. Sinh nhật Hồng, Khám tay, Đường và chân, , Bầu và bí,
- Gia đình: Cho con, Ba ngọn nến lung,Tổ ấm gia đình. Chỉ có một trên đời, Cô giáo miền xuôi, Bố là tất cả, Ru em, Ngôi sao nhỏ, Bà thương em, Bàn tay em. Khúc hát ru người mẹ trẻ, Bông hồng tặng cô
-Nghề nghiệp: Đi cấy, Xe chỉ luồn kim, Màu áo chú bộ đội, Bác đưa thư vui tính, Hạt gạo làng ta, Lớn lên cháu lái máy cày, Em đi giữa biển vàng, Ước mơ xanh, Bàn tay cô giáo,  Ba em là công nhân lái xe
-Thực vật- Tết- Mùa xuân: Hoa trong vườn, Cây trúc xinh, Hoa thơm bướm lượn, Mùa xuân, Ngày tết quê em, Em yêu cây xanh, Em đi trồng cây, Màu vàng. Mùa xuân đến rồi, Ngày 08/03
-Động vật-: Gà gáy, Cún con và mèo My, Chú ếch con, Chú voi con ở bản Đôn, Tôm, cua,cá thi tài, Chị ong nâu và em bé, Gà gáy, Lý con khỉ.
- Phương tiện và quy định giao thông: Ba em là công nhân lái xe, Anh phi công ơi, Ngồi tựa mạn thuyền, Những con đường em yêu.
- Nước và hiện tượng tự nhiên: Mưa rơi, Bèo dạt mây trôi, , Đếm phao
- Quê hương-Đất nước- Bác Hồ: Việt Nam quê hương tôi, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Em như chim bồ câu trắng, Gửi anh một khúc dân ca, Lý chiều chiều, Xòe hoa.
68.Trẻ hát đúng giai điệu lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ.... - Hát đúng lời ca của các bài hát phù hợp với lứa tuổi
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát
- Trường MN: Trường chúng cháu là trường mầm non, Vui đến trường, Em đi mẫu giáo, Bông hoa mừng cô, Cô giáo, Cháu vẽ ông mặt trời, Đu quay, Mời bạn ăn, Múa vui, Em vẽ, Múa đàn. Rước đèn dưới trăng
- Múa minh họa: Rước đèn dưới trăng
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
- Bản thân: Bạn có biết tên tôi, Mời bạn ăn, Mừng sinh nhật, Cái mũi, Múa cho mẹ xem, bạn ở đâu, Cả tuần đều ngoan, Càng lớn càng ngoan, cùng đi đều, Tròn tóc xinh, Cô bị ốm, Tìm bạn thân.
- Múa minh họa: Tay thơm tay ngoan
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
-Gia đình: Nhà của tôi,  Bé quét nhà, cả nhà đều yêu, Múa cho mẹ xem, Cháu yêu bà, Chào hỏi, Mẹ yêu không nào, Mẹ đi vắng, Con chim vành khuyên, Cô giáo, Cả nhà thương nhau, Bó hoa tặng cô
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
-Nghề nghiệp: Cháu yêu cô chú công nhân, Cháu yêu cô thợ dệt, Chú bộ đội, Lớn lên cháu lái máy cày, Bác đưa thư vui tính, Chú bộ đội đi xa,
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
- Thực vật- Tết và mùa xuân: Em yêu cây xanh, Màu hoa, Qủa, Mùa xuân, Sắp đến tết rồi, Bắp cải xanh, Quả thị. Cùng múa hát mừng xuân, Ngày vui 8/3
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
-Động vật: Cá vàng bơi, Voi làm xiếc, Gà trống mèo con và cún con, Đố bạn, Con chuồn chuồn, Con chim non, Một con vịt, Thật là hay, Thương con mèo, Vì sao chim hay hót, , Gà trống mèo con và cún con
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
- Phương tiện và quy định giao thông: Em tập lái ô tô, Em đi qua  ngã tư đường phố, Đi đường em nhớ, Bạn ơi có biết, Đèn đỏ, đèn xanh, Lái máy bay, Em đi chơi thuyền
- Nước và hiện tượng tự nhiên: Cho tôi đi làm mưa với;  Nắng sớm, Mùa hè đến, Sau mưa. Đếm sao, Mây và gió; Hạt nắng, hạt mưa
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
- Quê hương- Đất nước - Bác Hồ: Quê hương tươi đẹp, Em yêu thủ đô, Em mơ gặp Bác Hồ, Múa với bạn Tây Nguyên. Lá cờ nhỏ, Hòa bình cho bé. Nhớ ơn Bác.
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
69. Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc với các hình thức( vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa) - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc.
- Vỗ tay sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách nhịp tiết tấu
-  Khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích
70. Hát theo một số bài hát Tiếng Anh đơn giản, quen thuộc - Dạy trẻ hát theo một số bài hát tiếng Anh đơn giản, quen thuộc
 
71.Trẻ thể hiện sự sáng tạo, biết lựa chọn thể hiện các hình thức vận động theo nhạc. - Vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích.
- Tự sáng tạo, vận động sao cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc.
72. Trẻ biết phân biệt âm sắc của một sô dụng cụ âm nhạc quen thuộc và biết sử dụng để đệm theo nhịp bài hát, bản nhạc
 
- Lắng nghe phân biệt âm sắc của một số dụng cụ âm nhạc quen thuộc
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu chậm.
- Lựa chọn dụng cụ âm nhạc để gõ
 đệm theo nhịp điệu bài hát.
 
73. Kỹ năng múa: -Trẻ cơ bản thực hiện được ít nhất 2-3 bài múa, ít nhất 2- 3 bài đồng diễn; -Dạy trẻ thực hiện các thế múa tay, chân cơ bản; các bài tập nhịp điệu;
- Dạy trẻ biết chuyển động nhịp nhàng, thay đổi bước chuyển động theo nhạc; 
74. Trẻ biết phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm đơn giản -Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm đơn giản
-Quan sát ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật được tạo nên từ các nguyên vật liệu khác nhau.
-Lựa cọn, sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau, để tạo ra các snar phẩm đa dạng phong phú.
75. Trẻ biết vẽ, tô màu phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục Sử dụng các kĩ năng vẽ, tô màu để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét.
- Vẽ, tô màu hoa trong vườn trường
- Vẽ, tô màu đồ chơi trong lớp học
- Vẽ, tô màu ngôi nhà.
- Vẽ, tô màu người thân trong gia đình
- Vẽ, tô màu cây xanh
- Vẽ, tô màu rau củ, quả bé thích
- Vẽ, tô màu vườn hoa mùa xuân
- Vẽ, tô màu con mèo
-Vẽ, tô màu con bướm
- Vẽ, tô màu tàu hỏa
- Vẽ, tô màu ô tô
- Vẽ, tô màu cảnh mùa hè
- Vẽ, tô màu chiếc ô
- Tô màu cô giáo và các bạn
- Tô màu vòng đeo cổ.
- Tô màu chú cảnh sát giao thông
Đề tài: Theo chủ đề...
76. Trẻ biết  xé, cắt theo đường thẳng, đường cong...và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục. Sử dụng kỹ năng xé, cắt dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục
- Cắt dán các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc
- Cắt dán cái thang cho chú công nhân
- Cắt dán con vật sống dưới nước
- Xé dán bông hoa trang trí cửa sổ
- Xé dán trang trí bình hoa tặng cô giáo
- Xé dán máy bay trực thăng
- Xé dán mặt trời và những đám mây
- Xé dán quả
 - Cắt dán hàng rào trường mầm non
- Cắt dán đôi tất
- Cắt dán ngôi nhà
- Cắt dán hoa
- Cắt dán trang trí cây thông
- Xé dán đàn cá
- Xé dán máy bay
- Cắt dán cầu vồng
-Cắt dán hoa mừng sinh nhật Bác
Đề tài: Theo chủ đề...
77. Trẻ biết làm lõm, dổ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết - Nặn đồ dùng, đồ chơi... theo ý thích
- Nặn con vật theo ý thích
-Nặn các loại củ, quả, theo ý thích
-Nặn các loại phương tiện giao thông
- Nặn theo ý thích
78. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng  vẽ, tô màu, gấp, làm, trang trí,xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau. - Trang trí áo bé trai, váy bé gái.
- Làm khung ảnh gia đình
- Gấp và cắt dán phong bì
- Làm bưu thiếp tặng cô giáo
- Làm quà tặng chú bộ đội
- Làm hoa trang trí ngày tết
- Làm quà tặng bà, mẹ, cô giáo, chị(em) gái, bạn gái
- Làm dụng cụ nghề
- Làm các loại bánh
- Gấp con chó
- Gấp ô tô buýt
- Làm chong chóng
- Trang trí khung ảnh Bác Hồ
- Trang trí giây hoa chào mừng ngày 30/04; 01/5 bằng dấu vân tay.
79. Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng.
 
Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng, đường nét, bố cục.
- Giữ gìn sản phẩm
80. Trẻ nói được ý tưởng và đặt tên cho sản phẩm của mình. - Tạo ra các sản phẩm theo ý tưởng
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
-Đặt tên cho sản phẩm của mình
81.Trẻ thích thú ngắm nhìn, chỉ, sờ, và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình, của tác phẩm tạo hình. Vui sướng chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẽ đẹp nổi bật (về màu sắc hình dáng...) của các tác phẩm tạo hình
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
82. Trẻ thể hiện được ý thức bản thân, nói được tên tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, tên mẹ, tên cô giáo và các bạn trong lớp -Tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài của bản thân
-Tên bố, tên mẹ, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ
- Tên, địa chỉ của trường lớp. Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường.
 - Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.
 
83. Trẻ nói được điều bé thích, không thích, những điều bé có thể làm được? Sở thích, khả năng của bản thân  
84.Trẻ biết biểu lộ một số cảm xúc, tình cảm với người thân và bạn bè.
 
 
- Trò chơi thân thiện với bạn
- Quan tâm, an ủi bạn bè, người thân khi họ bị ốm, mêt hoặc buồn rầu bằng lời nói cử chỉ
- Chúc mừng người thân, bạn bè... vào ngày sinh nhật, ngày lễ...
- Vui mừng, cổ vũ khi người thân, bạn bè chiến thắng trong cuộc thi, gặp chuyện vui...
- Dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm trẻ
 
85. Trẻ thể hiện sự tự tin, tự lực. - Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích
-Cố gắng hoàn thành công việc được người lớn giao như:(xếp bàn ghế, cất dọn đồ dùng, đồ chơi, trực nhật...)
- Vui vẻ nhận công việc được giao
-Mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt, trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ thông tin của bản thân với mọi người
- Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia vào trò chơi, đồ chơi
- Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý tưởng , sở thích riêng của bản thân và của nhóm
- Giúp trẻ tự tin
 
86. Trẻ nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn,ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác. Nhận biết và nói được một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua tranh ảnh.  
87.Trẻ biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên. Biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình.  
88.Trẻ thể hiện tình cảm kính yêu Bác Hồ. - Bác Hồ kính yêu
-Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ
- Nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ
 
89. Trẻ quan tâm đến cảnh đẹp tự nhiên, lễ hội, di tích lịch sử của quê hương, đất nước. Quan tâm đến di tích, lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương:  Đền Cuông, Quê Bác, Quảng Trường, Cửa Lò, biển Diễn Thành...  
90. Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình
 
Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường).  
91. Trẻ chú ý lắng nghe khi cần thiết Lắng nghe bố, mẹ, ông, bà, cô giáo và các bạn nói trong khi giao tiếp
-Lắng nghe ý kiến của người khác trong hoạt động tập thể
- Sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép.
 
92. Trẻ biết trao đổi thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung( chơi, trực nhật…) - Trao đổi thỏa thuận, phối hợp các bạn cùng thực hiện hoạt động tập thể(chơi, trực nhật…)
- Chờ đến lượt, hợp tác, chia sẻ
- Quan tâm giúp đỡ bạn.
 
93. Trẻ thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc, không bẻ cành, bứt hoa. Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Thích thú vui vẻ nhận nhiệm vụ chăm sóc, tưới cây cho con vật quen thuộc, hiền lành ăn
- Không bẻ cành, ngắt hoa.
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường, biết bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc con vật, cây cảnh.
-Trẻ  có hành vi tiết kiệm điện, nước, biết không để nước tràn khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng.
- Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
 
94. Trẻ thực hiện một số hành vi ứng xử trong xã hội. - Chào hỏi, xưng hô lễ phép với mọi người
- Cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc cho quà
- Chờ đến lượt, hợp tác, chia sẻ
- Yêu mến, quan tâm,đến người thân trong gia đình.
- Phân biệt hành vi “đúng”- “sai”, “tốt”- “xấu”
- Thể hiện sự ăn năn, áy náy, xấu hổ, lo lắng khi phạm lỗi và nói lời xin lỗi.
 
       
 
                                                                      
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI
 
TT Chủ đề Chủ đề nhánh Tuần Thời gian
  Trường
Mầm non
(4 tuần)
- Trường mầm non Diễn Thịnh thân yêu 1 9-13/9/2024
- Bé vui đón Tết Trung thu 2 16-20/9/2024
- Lớp học của bé 3 23-27/9/2024
 - Một số hoạt động ở trường mầm non 4 30/9-4/10/2024
 
2
Bản thân
(3 tuần)
- Bé tự giới thiệu về mình 5 7-11/10/2024
- Năm giác quan của bé 6 14-18/10/2024
- Bé lớn lên từng ngày 7 21-25/10/2024
 
 
3
Gia đình bé
(4 tuần)
- Những người thân trong gia đình 8 28/10-1/11/2024
- Ngôi nhà thân yêu của bé 9 4-8/11/2024
- Cô giáo như mẹ hiền 10 11-15/11/2024
- Đồ dùng trong gia đình bé -Nhu cầu gia đình 11 18-22/11//2024
 
 
4
 
Lớn lên bé thích làm nghề gì?
(4 tuần)
- Bé yêu bác nông dân 12 25-29/11/2024
- Bé yêu cô chú công nhân 13 2-6/12/2024
- Nghề phổ biến quen thuộc 14 9-13/12/2024
- Bé yêu chú bộ đội 15 16-20/12/2024
 
 
5
Những con vật đáng yêu.
(4 tuần)
 
- Động vật nuôi trong gia đình 16 23-27/12/2024
- Động vật sống dưới nước 17 30/12-3/1/2025
- Động vật sống trong rừng 18 6/1- 10/1/2025
- Côn trùng và một số loài chim 19 13-17/1/2025
 
 
6
Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân - Ngày vui 8/3
( 6 tuần)
 
- Bé vui đón tết 20 20/1-24/1/2025
- Mùa xuân và một số loài hoa 21 10/2-14/2/2025
- Cây xanh và môi trường sống 22 17/2-21/2/2025
-Một số loại rau, củ 23 24/2-28/2/2025
- Ngày vui 8/3 24 3-7/3/2025
- Một số loại quả 25 11-14/3/2025
 
 
7
Bé tìm hiểu phương tiện và QĐGT
(3 tuần)
- Phương tiện và quy định GT đường bộ 26 17-21/3/2025
- Thực hành một số quy định GT đường bộ 27 24/3-28/3/2025
- Phương tiện và quy định GT đường thủy, đường không 28 31/3-4/4/2025
 
8
Nước và các hiện tượng
tự nhiên
( 3 tuần)
- Bé biết gì về nước 29 7-11/4/2025
- Một số hiện tượng tự nhiên 30 14/4-18/4/2025
- Thứ tự các mùa trong năm 31 21/4-25/4/2025
 
9
Quê hương- Đất nước - Bác Hồ - Trường Tiểu học (4 tuần) - Thủ đô Hà Nội 32 28/4-2/5/2025
- Việt Nam mến yêu 33 5-9/5/2025
- Bác Hồ kính yêu! 34 12-16/5/2025
- Trường Tiểu học 35 19-23/5/2025
Tổng   35 tuần  
               
 
                                                                      
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI: 5 – 6 TUỔI
Mục tiêu Nội dung
Lĩnh vực phát triển thể chất
*Phát triển vận động
1. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi:
 + Trẻ trai:
       + Cân nặng:15,9- 27,1kg
       + Chiều cao: 106,1-  125,8cm
 + Trẻ gái:
        + Cân nặng:15,3- 27,8 kg
        + Chiều cao:  104,9-125,4cm
- Nâng cao chất lượng bữa ăn, đổi mới hình thức tổ chức bữa ăn
- Cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ
- Tổ chức các bài tập, trò chơi phát triển vận động.
 
2. Trẻ  thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài  thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.                                     - Hô hấp:  Hít vào, thở ra.
- Tay:
   + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân).
+ Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
-  - Lưng, bụng, lườn:
+Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái.
+Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái.
+Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.
-  - Chân:
+ Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
+Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau.
3. Trẻ thực hiện được kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động: đi, chạy. Có khả năng kiểm soát vận động:
- Đi/ chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh( đổi hướng ít nhất 3 lần)
 
- Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối.
- Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh.
- Đi trên dây (dây đặt trên sàn),
- Đi nối bàn chân tiến, lùi.
-Đi và đập bắt bóng
-Đi trên ván kê dốc
- Chạy 18m trong khoảng 10 giây.
- Chạy chậm khoảng 100 - 120m.
- Chạy theo đường dích zắc
- Chạy đổi hướng
4. Trẻ thực hiện được kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động : bò, trườn, trèo
 
- Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m-5m.
   -  Bò dích dắc qua 7 điểm.
-  Bò chui  qua ống dài 1,5m  x  0,6m.
- Bò bằng bàn tay cẳng chân - chui qua cổng
- Trườn kết hợp trèo qua ghế dài1,5m x 30cm.
- Trèo lên xuống 7 gióng thang.
5. Trẻ thực hiện được kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động : Tung, đập, bắt, ném, chuyền - Tung bóng lên cao và bắt.
- Tung, đập bắt bóng tại chỗ.
   - Ném xa bằng 1 tay
- Ném xa bằng 2 tay
-Ném trúng đích nằm ngang bằng 1 tay
- Ném trúng đích nằm ngang bằng 2 tay
-Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay
-Ném trúng đích thẳng đứng bằng 2 tay
- Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
-Đập bóng xuống sàn và bắt bóng
6. Trẻ thực hiện được kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động :  bật, nhảy -Bât liên tục vào vòng (5 vòng )
- Bật  xa  40 - 50cm.
- Bật - nhảy từ trên cao xuống (40 - 45cm).
- Bật tách chân, khép chân qua 7 ô.
- Bật qua vật cản 15 - 20cm.
- Nhảy lò cò  5m
7. Trẻ thể hiện được tố chất nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp - Bật qua 5-6 điểm dích dắc- Lăn bóng 4m- Chạy nhanh 10m
- Chuyền bắt bóng qua đầu. Chạy chậm 120m
- Bật xa- Ném xa bằng 1 tay- Chạy nhanh 10m 
- Bật khép, tách chân- Ném đích nằm ngang- Chạy nhanh 12m
8. Trẻ biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong một số hoạt động
-Uốn ngón tay, bàn tay, xoay cổ tay
-Gập mở lần lượt từng ngón tay
- Vẽ hình và  sao chép chữ cái, chữ số
- Cắt được theo đường viền các hình vẽ
- Xếp chồng 12-15 khối theo mẫu
-  Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu
- Tự cài, cởi cúc, kéo khoá (phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay.
- Bẻ, nắn.
- Lắp ráp.
- Xé, cắt đường vòng  cung.
- Tô, đồ theo nét.
- Cài, cởi cúc, kéo khoá (phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:  
9.Trẻ nói tên, biết được một số món ăn, hàng ngày thực phẩm thông thư­ờng và dạng chế biến đơn giản: Rau có thể luộc, nấu canh,thịt có thể luộc, rán, kho... gạo: nấu cơm, nấu cháo... và ích lợi của chúng đối với sức khỏe
- Thực phẩm giào chất đạm: Thịt, cá
- Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng
- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
- Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…)
10.Trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ đơn giản, trong sinh hoạt :
- Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt đánh răng,
- Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định
-Đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong dôi/ giật nước cho sạch
-Tập luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, tự thay quần áo
- Biết sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo.
- Dạy trẻ kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định.
- Dạy trẻ kỹ năng sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt và bảo vệ môi trường
- Dạy trẻ kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng( Nước, giấy vệ sinh) đúng cách.
11.  Trẻ biết hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe và không lại gần người đang hút thuốc - Trẻ biết tác hại của việc hút thuốc lá, hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe
- Biết bày tỏ thái độ không đồng tình
- Tránh chỗ có người hút thuốc
12.Trẻ biết thực hiện được một số việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày - Trẻ làm được một số công việc đơn giản: Như quét nhà sân, lấy nước, tăm cho người lớn, giúp một số việc nhỏ ở lớp…
- Dạy trẻ kỹ năng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp
13. Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống - Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn.
- Che miệng khi ho, hắt hơi.
  • Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.
  • Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
  • Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường. 
  • Dạy trẻ kỹ năng thói quen trong ăn, uống
14. Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh (Bệnh sốt xuất huyết,…) -Biết một số thói quen tốt để bảo vệ sức sức khỏe (Lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa, vệ sinh thân thể và môi trường để giữ gìn sức khỏe)
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh.
- Vệ sinh răng miệng : Sau khi ăn, trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy.
- Ra nắng đội mũ, đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh
- Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu, sốt
- Che miệng khi ho, hắt hơi.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Bỏ rác đúng nơi quy định, không nhổ bậy ra lớp
- Dạy trẻ kỹ năng vứt bỏ rác đúng nơi quy định
15.Trẻ biết tự mặc và cởi quần áo.
 
-Tự mặc (Cài và mở cúc áo, quần)
- Sửa trang phục ngay ngắn gọn gàng khi mặc xong.
- Cài, cởi cúc, kéo khoá (phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây.
- Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ( xếp quần áo, xếp gối chăn, dép, đồ dùng, đồ chơi…)
16. Trẻ nhận biết được nguy cơ không an toàn và phòng tránh:  Bàn là, bếp điện, bếp lò, nước sôi, những vật sắc nhọn, ao hồ, bể chứa nước, giếng, bụi rậm… - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
-Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
- Dạy trẻ phòng tránh điện giật
17. Trẻ nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ - Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ: cháy, có bạn/người rơi xuống nước, ngã chảy máu ...
- Biết tránh một số trường hợp không an toàn:
+ Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi.
+ Ra khỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo.
- Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc, bắt cóc
- Dạy trẻ không được tin và nghe lời người lạ
- Dạy trẻ hét to khi cần giúp đỡ
18. Trẻ biết thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn - Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi.
- Đi bộ trên hè; đi sang đường phải có người lớn dắt; đội mũ an toàn khi ngồi trên xe máy.
- Không leo trèo cây, ban công, tường rào...
- Dạy trẻ kỹ năng cách đi đường một mình an toàn
Lĩnh vực phát triển nhận thức
* Khám phá khoa học:
19. Trẻ thích tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh: Như đặt câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? Làm thế nào? Khi nào?
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây cối với môi trường sống
- Tìm hiểu các sự vật, hiện tượng: mưa, gió, sấm chớp, nắng,..
- Các thí nghiệm, trải nghiệm đơn giản
20.Trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để gọi tên xem xét, lá, hoa, quả, cây, con vât…và thảo luận về các đặc điểm của đối tượng -Gọi tên, đặc điểm ích lợi và tác hại của hoa, lá, quả, cây cối, con vật,…
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống. 
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật, cây, hoa, quả.
- Cây xanh và môi trường sống
- Một số rau, củ, quả
- Một số loại hoa
- Động vật sống trong gia đình
- Động vật sống trong rừng
- Động vật sống dưới nước
- Côn trùng và một số loài chim
21. Trẻ nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống. - Các hiện tượng thiên nhiên bốn mùa
-Tìm hiểu về thứ tự các mùa trong năm
22.Trẻ có thể dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. - Quan sát và dự đoán được một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra: Sắp mưa, nắng,...
23.Trẻ biết làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận - Làm thử nghiệm và sử dụng các công cụ đơn giản để quan sát so sánh và dự đoán.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước
- Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây cối
- Gieo hạt, trồng cây, tưới nước và không tưới theo dõi và so sánh sự phát triển,...
- Các nguồn nước trong môi trường sống. Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây.
- Một số đặc điểm, tính chất của nước qua các thí nghiệm: Sự hòa tan trong nước, nước làm chìm một số vật và làm nổi một số vật...
- Làm một số thí nghiệm để biết tính chất của không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
- Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi qua các thí nghiệm.
- Thảo luận, đưa ra ý kiến nhận xét về kết quả của các thí nghiệm,...
24. Trẻ biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: Xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận về: Các nguồn nước khác nhau; Nước và vòng tuần hoàn của nước Xem sách, tranh ảnh, nhận xét, trò chuyện và thảo luận.
- Các nguồn nước và môi trường sống
- Không khí ánh sáng và sự cần thiết của nó đối với đời sống con người, con vật, cây cối
- Tìm hiểu về nước.
- Tìm hiểu về một số hiện tượng tự nhiên
25. Trẻ biết phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau. - Đặc điểm công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi
- Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng đồ chơi quen thuộc
- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 2 - 3 dấu hiệu.
-  Phân loại PTGT theo 2 - 3 dấu hiệu
- Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2 - 3 dấu hiệu.
- Đồ dùng gia đình bé
- Phân loại đồ dùng giađình theo công dụng, chất liệu
- Phương tiện và quy định GT bộ
- Thực hành một số quy định giao thông bộ
- Phương tiện và quy định GT đường thủy,
đường không
- Dạy trẻ kỹ năng sử dụng các vật dụng xung quanh.
26. Trẻ biết nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng. - Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- Quá trình phát triển của cây, con vật; điều kiện sống của một số loại cây, con vật.
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống. 
- Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa.
- Các nguồn nước trong môi trường sống.
- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.
- Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
- Trải nghiệm, làm các thí nghiệm nhỏ vật chìm nổi, chất tan, không tan
- Một số hiện tượng tự nhiên
- Bé biết gì về nước
- Dạy trẻ kỹ năng bơi, lội, phòng chống đuối nước
27. Trẻ biết nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát. - Đặc điểm, chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của chúng.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật, cây, hoa, quả.
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng.
28. Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động: Thể hiện vai chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề gia đình, trường học, bệnh viện ... , mô phỏng vận động/di chuyển/dáng điệu của con vật, âm nhạc và  tạo hình - Chơi hoạt động góc, qua các trò chơi vận động.
- Hiểu được mối quan hệ trong các trò chơi
- Thể hiện trong các bài hát, sản phẩm tạo hình.
* Khám phá xã hội:
29. Trẻ nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.
Họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình.
  • Bé tự giới thiệu về mình
  • Năm giác quan của bé
  • Bé lớn lên từng ngày
- Giáo dục giới tính cho trẻ
- Dạy trẻ kỹ năng khi ở nhà một mình
- Dạy trẻ biết cách tránh bị xâm hại cơ thể
30. Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. Nói địa chỉ gia đình mình, số điện thoại (nếu có). Các thành viên trong gia đình,
- Nghề nghiệp của bố, mẹ;
- Sở thích của các thành viên trong gia đình;
- Qui mô gia đình (gia đình nhỏ, gia đình lớn). Nhu cầu của gia đình. Địa chỉ gia đình, số điện thoại.
-  Những người thân trong gia đình
- Ngôi nhà thân yêu của bé
- Dạy trẻ kỹ năng sống, ghi nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của bố, mẹ
31. Trẻ nói được tên, địa chỉ và mô tả một số đặc điểm nổi bật của trường, lớp, tên, công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện. Những đặc điểm nổi bật của trường lớp mầm non; công việc của các cô bác trong trường.
- Trường mầm non Diễn Thịnh thân yêu
- Các hoạt động, công việc của các cô các bác trong trường.
32. Trẻ nói được họ tên và đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện. Đặc điểm, sở thích của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.
-Lớp học của bé
 
33. Trẻ kể được tên một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống
 
 
 
Kể, trả lời được câu hỏi của người lớn về những địa điểm vui chơi công cộng, gần gũi ở địa phương:  trường học Tiểu học, Nghĩa trang liệt sỹ, trạm y tế, Ủy ban nhân dân xã, nơi mua sắm, nơi ở nơi trẻ sống hoặc đã được đến.
34.Trẻ nói được đặc điểm một số nghề  phổ biến nơi trẻ sống và sự khác nhau của một số nghề. Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.
- Kể đựơc một số công cụ và sản phẩm của nghề
- Bé yêu bác nông dân
- Bé yêu cô chú công nhân
- Nghề bác sỹ
 -Tìm hiểu  1 số nghề phổ biến quen thuộc: (Giáo viên, công an, dịch vụ…)
- Trải nghiệm: Cho trẻ làm vườn
- Thăm cánh đồng: Lạc, ngô, rau…
35. Trẻ kể và nói được đặc điểm một số ngày lễ, hội. Kể tên và nêu một vài nét của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Quê hương, - Đất nước   Đặc điểm nổi bật của một số một số lễ hội của trường, quê hương, đất nước.
  • Vui tết trung thu
  • Ngày 20/10
  • Bé yêu chú bộ đội  22/12
  • Noen
  • Tết nguyên đán
  • Lễ hội mùa xuân
  • Ngày hội cô giáo 20/11
  •  Ngày vui 8/3
  • Ngày 19/5
36. Trẻ biết các hoạt động của trường Tiểu học và một số đồ dùng của học sinh lớp 1 - Tham quan trường Tiểu học
- Đồ dùng học sinh lớp 1
37. Nhận biết một vài nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh, nét văn hóa truyền thống của địa phương và quê hương, đất nước
 
Tên gọi đặc điểm nổi bật của một số, danh lam, thắng cảnh, nét văn hóa truyền thống của địa phương và quê hương, đất nước
-Biển Diễn Thành; Đền Cuông; Cửa Lò, Quảng Trường, Quê Bác…
- Thủ đô Hà Nội
 - Việt Nam mến yêu.
* Làm quen với Toán:
38. Trẻ biết đếm trên đối tượng 10 và đếm theo khả năng của trẻ. Biết các số từ 5-10 và sử dụng các số đó để chỉ số lương, số thứ tự.
- Đếm, nhận biết trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
- Nhận biết các chữ số thứ trong phạm vi 10
- Ôn số lượng 5;
-Đếm đến 6 nhận biết nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6   
- -Đếm đến 7 nhận biết nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết số 7  
-Đếm đến 8 nhận biết nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số 8  
-Đếm đến 9 nhận biết nhóm có 9 đối tượng. Nhận biết số 9  
-Đếm đến 10 nhận biết nhóm có 10 đối tượng. Nhận biết số 10  
39. Trẻ biết so sánh thêm, bớt số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau Sự khác biệt rõ nét  về số lượng của ba nhóm đối tượng. Sử dụng đúng từ: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.( Hơn, kém)
- So sánh số lượng trong phạm vi 10  bằng các cách khác nhau và nói kết quả.
- Thêm/ bớt trong phạm vi 6
 -Thêm/ bớt trong phạm vi 7
- Thêm/ bớt trong phạm vi 8
- Thêm/ bớt trong phạm vi 9
- Thêm/ bớt trong phạm vi 10
40. Trẻ biết  tách / gộp một  nhóm đối tượng trong phạm vi 10  thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau Gộp/tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm
- Tách/ gộp trong phạm vi 6
 - Tách/ gộp trong phạm vi 7   
- Tách/ gộp trong phạm vi 8
- Tách/ gộp trong phạm vi 9   
-  Tách/ gộp trong phạm vi 10
41. Trẻ nhận  biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. -Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe, số điện thoại,..).
42. Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản. Sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp - Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan
- So sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo qui tắc.
  • Tạo ra qui  tắc sắp xếp.
43. Trẻ biết sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả. - Đo độ dài một vật bằng đơn vị đo khác nhau.
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
44. Trẻ biết gọi tên và chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật. - Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối đó trong thực tế
 
45.  Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn. Xác định vị trí của đồ vật (phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn.
46.So sánh và sử dụng được các từ: To nhất- nhỏ hơn- nhỏ nhất- Cao nhất- Thấp hơn- thấp nhất- rộng nhất- hẹp hơn- hẹp nhất- nhiều hơn- ít nhất- ít hơn -So sánh nhóm 3 đối tượng có kích thước khác nhau và sử dụng được các từ: To nhất- nhỏ nhất- cao nhất- Thấp hơn- thấp nhất, rộng nhất- hẹp hơn- hẹp nhất
- So sánh chiều cao của 3 đối tượng
- So sánh chiều rộng của 3 đối tượng
- So sánh độ lớn của 3 loại quả
47. Trẻ nói được ngày trên lốc lịch và giờ chẵn trên đồng hồ. -Nhận biết ngày trên lốc lịch trong tuần/ tháng và giờ chẵn trên đồng hồ
- Biết lịch dùng để làm gì? và đồng hồ dùng để làm gì?
- Nói được ngày trên lốc lịch và giờ chẵn trên đồng hồ
-Dạy trẻ cách xem đồng hồ
- Trò chuyện với trẻ về các hoạt động ở trường (giờ đi học, giờ nghỉ, giờ học và giờ chơi)
48. Gọi đúng tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm. Gọi tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm
- Dạy trẻ nhận biết thứ tự các ngày trong tuần
 -Dạy trẻ nhận biết thứ tự các mùa trong năm
49. Trẻ biết phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày. - Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
50. Trẻ thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể - Nghe hiểu lời nói yêu cầu của người khác và phản hồi lại bằng những hành động, lời nói phù hợp trong hoạt động tập thể
51. Trẻ có khả năng hiểu nghĩa từ khái quát: phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng (đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập,..). - Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu liên tiếp.
- Nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng: đồ dùng/ thực vật/ động vật, PTGT ......
-  Nghe hiểu được nghĩa một số từ khái quát từ trái nghĩa (PTGT, động vật, thực vật, đồ dùng..)
52. Trẻ biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm phù hợp với ngữ cảnh. - Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức
- Sử dụng các từ hình tượng
-Trả lời các câu hỏi về nghuên nhân, so sánh, tại sao, có cái gì giống nhau do đâu mà có
- Nghe, sử dụng được các từ chỉ  đặc điểm, tính chất, công dụng, hoạt động phù hợp với ngữ cảnh
 
53. Trẻ nói rõ ràng. Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. -  Phát âm đúng và rõ ràng các tiếng. Kể rõ ràng về sự việc, hiện tượng 1 cách có trình tự.
-  Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, có phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu.
- Kể lại truyện được nghe theo trình tự
- Kể lại sự việc theo trình tự.
54. Trẻ biết sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp - Dùng các loại câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh trong giao tiếp hàng ngày
- Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: tại sao? có gì giống nhau? có gì khác nhau? do đâu mà có?.
- Đặt các câu hỏi: tại sao? như thế nào? làm bằng gì?.
55. Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động - Trao đổi bằng lời nói để thống nhất các đề xuất trong cuộc chơi với các bạn
- Hướng dẫn bạn đang cố gắng giải quyết một vấn đề nào đó
- Hợp tác trong quá trình hoạt động, các ý kiến không áp đặt hoặc dung vũ lực bắt bạn phải thực hiện theo ý của mình
56. Trẻ nghe hiểu nội dung bài thơ, đồng dao, ca dao, chuyện dành cho lứa tuổi của trẻ. Đọc biểu cảm các bài thơ, ca dao, đồng giao, kể lại được truyện...
 
- Nghe hiểu nội dung các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
- Đọc thuộc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
- Đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Chủ đề:Trường mầm non: Thơ“Gà học chữ (Phan Trung Hiếu), “Tình bạn”(Trần Thị Hương); Bé học toán (Phan Thị Thu Huyền)Cô giáo của em, Bập bênh; Chơi ú tìm
Truyện: Mèo con và quyển sách, Bạn mới, Thỏ trắng biết lỗi, Sự tích chú cuội cung trăng; Mời bạn đến chơi nhà
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
- Chủ đề bản thân: Thơ: Tay ngoan  (Võ  Thị  Như  Chơn); Cô  dạy( P hạm  Hổ), Chiếc bóng, ; Bé chẳng sợ tiêm; Cánh hoa nở;
* Truyện: Câu chuyện của tay phải và tay trái( Lý Thị Minh Hà); Giấc mơ kỳ lạ, Đôi tai xấu xí, Cháu rất nhớ bạn ấy;  Chuyện của dê con; Ai đáng khen nhiều hơn; Quả bầu tiên
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
- Chủ đề gia đình: Thơ:Làm anh( Phan Thị Thanh Nhàn);  giữa vòng gió thơm, Mẹ của em, Chia bánh, Gió từ tay mẹ, Bé và mèo hoang; Quạt cho bà ngủ;
Truyện: Ba cô gái ( Phan Thanh Vân, Cây rau của thỏ út, Tấm Cám, Bông hoa cúc trắng; bà tay cí nụ hôn; Cây gia đình của Sóc nâu;
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
-  Chủ đề nghề nghiệp: Thơ: Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa); Chiếc cầu mới (Thái Hoàng Linh);, ước mơ của Tí (Lưu Thị Ngọc Lễ); Em cũng là cô giáo ( Thúy Quỳnh sưu tầm); Làm bác sĩ (Lê Ngân) Bàn tay cô giáo, Chú bộ đội hành quân trong mưa (Vũ Thùy Hương); Chiếc xe lu( Trần Nguyên Đào), Bát cơm ngày mùa(Nguyễn Thị Thảo), Cái bát xinh xinh.
-Truyện:“Hai anh em”. “ Cây rau của thỏ út, “Cô Bác sỹ tý hon”, Cô giáo em, Bác sỹ gõ kiến; Bác sỹ chim;
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
-Chủ đề động vật: Thơ: Nàng tiên ốc, Mèo đi câu cá, Con chim chiền chiện, Gà nở, Gà mẹ đếm con, Hổ trong vườn thú, Chim én, Ếch con học bài, Chú bò tìm bạn, Kiến tha mồi; Chim én; Vè loài vật; Ếch con học bài; Anh chuột Trũi, Bó hoa tặng cô; Con chim chiền chiện;
-Truyện: “Ai Đáng khen nhiều hơn, chim gõ kiến và cây sồi, Ba chú lợn con, Chim Vàng anh ca hát, Chú đê đen, Cá chép con, Quả trứng của ai, Chuyên của loài voi, Cuộc thi bơi của Tôm, Cua, Cá, Chuyến đi xa của chú chuột nhỏ, Hai anh em gà con; Vì sao bụng chuồn chuồn lại lép kẹp;, Chuyện của loài voi; Những nghệ sỹ của rừng xanh;
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
- Chủ đề  TV- Tết- Mùa xuân: Thơ: Tết đang vào nhà, Bó hoa tặng cô (Ngô quân Niệm), Hoa cúc vàng, Họ nhà cam quýt, Hoa bưởi, Cây đào, Giàn gấc, Hoa kết trái, Lời chào của hoa; Rau ngót, rau đay; Bác bầu, bác bí; Mùa xuân; Giàn gấc; Lời chào của hoa; Hoa kết trái;Ai cho em biết (Võ Quảng); Bánh chưng(Phạm Minh Giang)
- Truyện: Quả bầu tiên(Theo truyện cổ Việt Nam), Cây tre trăm đốt( Theo truyện cổ VN), Sự tích hoa hồng (Theo báo Họa My),Sự tích quả dưa hấu, Sự tích cây khoai lang, Sự tích bánh chưng, bánh dày, Sự tích ngày tết; Sự tích mùa xuân; Cây rau của thỏ út; Hoa bìm bìm;
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
- Chủ đề: Phương tiện và quy định giao thông: Thơ: “ Giúp bà” Cô dạy con, Thỏ biết vâng lời mẹ, Bé tập đi xe đạp, Cháu dắt tay ông, Con đường của bé, Giúp bà, Đèn giao thông, Chú cảnh sát giao thông; Mẹ đố bé;  Bé và mẹ; Tiếng động quanh em;
- Truyện “Qua đường” Kiến con đi xe ô tô”, tàu thủy con, Vì sao thỏ cụt đuôi, Xe đạp con trên đường phố; Thỏ con đi học.
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
- Chủ đề  Nước và hiện tượng tự nhiên: Thơ: Cầu vồng, Trăng ơi từ đâu đến, Nắng bốn mùa, thả diều, Mưa rơi, Mùa hạ tuyệt vời; Bình minh trong vườn; Cây gạo;
-Truyện “Sự tích ngày và đêm, Giọt nước tý xíu, Con vật rơi xuống hồ nước, Chú bé giọt nước, Nàng tiên bóng đêm; Sơn Tinh, Thủy Tinh;
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
- Chủ đề Quê hương-Đất nước- Bác Hồ - Trường Tiểu học: Thơ: Em yêu Miền Nam, Ảnh Bác, Ngôi nhà, Quê em, Bé vào lớp 1, Quê em vùng biển; Đảo;
-Truyện,: Sự tích hồ gươm. Ông Gióng ,Thế là ngoan , “Sơn tinh, thủy tinh”, Ai ngoan sẽ được thưởng, Niềm vui bất ngờ, Sự tích con rồng cháu tiên, Quả táo;
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
57. Trẻ kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định. Kể truyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân.
 
- Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự.
- Kể chuyện theo đồ vật, theo tranh
58. Trẻ biết cách khởi xướng cuộc  trò chuyện. - Bắt chuyện với bạn bè và người lớn bằng nhiều cách khác nhau
- Cuộc trò chuyện được duy trì và phát triển
- Mạnh dạn, chủ động giao tiếp với mọi người xung quanh
- Sẵn sàng bắt đầu nói chuyện với người khác
- Biết khởi xướng cuộc  trò chuyện bằng các cách khác nhau
- Biết sử dụng ngôn ngữ nói để thiết lập quan hệ và hợp tác với bạn bè
59. Trẻ biết kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện... trong nội dung truyện.  Đóng được vai của nhân vật trong truyện.  - Kể chuyện sáng tạo
- Đóng kịch.
60. Trẻ biết sử dụng các từ: “cảm ơn”, “xin lỗi” “xin phép”, “thưa”, “dạ”, “vâng”… phù hợp với tình huống. - Làm quen với từ lễ phép“cảm ơn”, “xin lỗi” “xin phép”, “thưa”, “dạ”, “vâng”…
- Sử dụng các từ lễ phép văn minh phù hợp với tình huống
- Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng.
- Sử dụng các câu xã giao đơn giản để giao tiếp với mọi người...
61. Trẻ biết không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt
- Không nói leo, nói trống không, không ngắt lời người khác...
- Thể hiện sự tôn trọng người nói bằng việc chỉ đặt ra câu hỏi khi họ đã nói xong
62. Trẻ biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh. - Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp: nói nhỏ trong giờ ngủ ở lớp, khi người khác tập trung làm việc, khi đi thăm người ốm; nói thầm với bạn, bố mẹ…Khi trong rạp hát, đi xem phim công cộng….
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
- Trẻ biết điều chỉnh cường độ giọng nói
- Trẻ nói với một giọng điệu và tốc độ thích hợp, giao tiếp và đàm thoại với người khác với giọng điệu hồn nhiên và cử chỉ thân thiện

63. Trẻ biết chọn sách để “đọc” và xem. Có hành vi giữ gìn bảo vệ sách
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.
- “Đọc” truyện qua các tranh vẽ.
- Giữ gìn, bảo vệ sách.
64. Trẻ có một số hành vi như người đọc sách - Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.
- Làm quen với cách đọc:
+ Hướng đọc: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dư­ới.
+ Đọc ngắt nghỉ sau các dấu.
65. Trẻ biết ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống Làm quen với một số ký hiệu thông thư­ờng trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ,...)
66. Trẻ biết nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt. Trẻ thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh
 
- Nhận biết được các chữ cái Tiếng Việt trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày
- Nhận dạng chữ cái và phát âm được chữ cái đó
- Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu
- Nhận được một số chữ cái trên các bảng hiệu cửa hàng
-Thích tìm kiếm những chữ đã biết ở sách, truyện, biểu bảng...
-Chỉ và đọc  những chữ có ở môi trường xung quanh.
-Thích tham gia các hoạt động nghe cô đọc sách hỏi người lớn và bạn bè những gì chưa biết
- Nhận dạng và phát âm đúng 29 chữ cái
- Làm quen chữ cái: o,ô,ơ; a,ă,â; e,ê; u,ư; i,t,c;  b,d,đ; m,n.l; h,k; g,y; p,q; x,s; v,r
- Trò chơi với chữ cái: o,ô,ơ; a,ă,â; e,ê; u,ư; i,t,c; b,d,đ; m,n.l; h,k; g,y; p,q; x,s; v,r
67. Trẻ biết tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình. - Tập tô, tập đồ các nét chữ.
- Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.
68. Tiếng Anh:- Trẻ nghe từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi.trong phạm vi 100 từ, cụm từ -Dạy trẻ nghe từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động đơn giản,
 
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
69. Trẻ biết tán thưởng, tự khám phá, bắt chước âm thanh, dáng điệu và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng. Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
70. Trẻ biết chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh hoạ phù hợp) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện.
  • Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển).
Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc.
- Chủ đề trường mầm non: Ngày đầu tiên đi học( Nguyễn Ngọc Thiện),Đi học (Bùi đình Thảo),, Bàn tay cô giáo (Phạm Tuyên),  Chiếc đèn ông sao, Bé đi học; Gặp nhau giữ trời thu Hà Nội; Đi học xa( Hoàng Thanh) Dân ca tự chọn;
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
-Chủ đề trường bản thân: Tìm bạn thân;Thật đáng chê; Em là bông hồng  nhỏ, Năm ngón tay ngoan, Tập rửa mặt, Nắm tay thân thiết; Dân ca tự chọn
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
- Chủ đề trường gia đình: Tổ ấm gia đình (Hoàng Vân), Chỉ có một trên đời (Trương Quang Lục), Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý), Ngôi sao nhỏ, Ru con mùa đông, Cái cò đi đón cơn mưa, Gánh gánh gồng gồng, Lời ru trên nương, Người giáo viên nhân dân, Cô giáo về bản; Những ngôi sao nhỏ; Mẹ yêu con; Đưa cơm cho mẹ đi cày; Khúc hát ru của người mẹ trẻ (Phạm Tuyên); Ba ngọn nến lung linh(Ngọc lễ); Dân ca tự chọn;
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
-Chủ đề nghề nghiệp: Hạt gạo làng ta (Thơ Trần Đăng Khoa Nhạc; Xe chỉ luồn kim (Dân ca quan họ Bắc Ninh); Màu áo chú bộ đội (Nguyễn Văn Tý), Cô tiên áo trắng ( Nguyễn Văn Trường, Cô giáo bản em, Ba em là công nhân lái xe, Lá xanh, Hôm nay mẹ trực đêm, Đưa cơm cho mẹ đi cày.
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
- Chủ đề động vật: Gà gáy le te, Chú ếch con , Chi ong n©u vµ em bÐ, Lý Hoài Nam, Tôm cá cua thi tài, Đuổi chim, Vật nuôi, Chim bay, Lên ngàn; Gà gáy; cái Bống; Lượn tròn, lượn khéo; Những cô gái trên quê hương quan họ;Cái bống; Lên ngàn; Dân ca tự chọn;
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
- Chủ đề thực vật- Tết mùa xuân: Cây trúc xinh, Hoa trong vườn, Ngày tết quê em, Mùa xuân ơi, Vườn cây của ba; Dân ca tự chọn;
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
 
- Chủ đề Phương tiện và quy định giao thông: Ngồi tựa mạn thuyền, Khúc hát an toàn giao thông, Anh phi công ơi, Em đi chơi thuyền, Đi đường em nhớ, Cô dạy bé bài học giao thông, Từ một ngã tư đường phố; Khúc hát an toàn giao thông; Dân ca tự chọn;
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
-Chủ đề Nước và hiện tượng tự nhiên: “Mưa rơi”. Hè  về, giọt sương, Reo vang bình minh, Đếm phao, hạt nắng hạt mưa; Giọt mưa và em bé (Quang Huấn); Dân ca tự chọn;
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
- Chủ đề Quê hương- Đất nước- Bác Hồ- Trường tiểu học: Việt Nam quê hương tôi, Quê hương tươi đẹp, Cái bống, Bác Hồ người cho em tất cả. Hà Nội niềm tin và hy vọng, Em đi giữa biển vàng, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Miên Nam của em, Trái đất  này….  Về quê mình Diễn Châu; Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng; Em yêu trường em; Em nhớ tây nguyên; Em như chim bồ câu trắng  Dân ca tự chọn.
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
71. Trẻ biết thể hiện sự thích thú trước cái đẹp - Thích thú reo lên, xuýt xoa trước cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh đẹp trong một bức tranh.
- Lắng nghe một cách thích thú tiếng chim kêu.
-  Nâng niu một bông hoa, 1 cây non...
72.  Hát theo một số bài hát Tiếng Anh đơn giản, quen thuộc - Dạy trẻ hát theo một số bài hát rất đơn giản, quen thuộc bằng Tiếng Anh
 
73. Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình  cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ...  -Chủ đề trường mầm non: Ngày vui của bé (Hoàng Văn Yến)Trường Mẫu giáo yêu thương(Hoàng Văn Yến),, Vườn trường mùa thu (Cao Minh Khanh), Đi tới trường, Cô giáo miền xuôi, Em đi mẫu giáo, Gác trăng,  Những khúc nhạc hồng; Lớp chúng mình; Bài ca đi học;
- Chủ đề trường bản thân: Cái mũi, càng lớn càng ngoan, Mời bạn ăn, Mừng sinh nhật, Thật đáng yêu, Mời bạn ăn, Khuôn mặt cười, Đường và chân, Tay thơm tay ngoan; Gà gáy vang dậy bạn ơi; Nắng sớm.
 
- Chủ đề trường gia đình: Cả nhà đều yêu (Bùi Anh Tôn), Bé quét nhà (Hà Đức Hậu), Cháu yêu bà, Ngôi nhà mới, Bà còng đi chợ trời mưa, Bố là tất cả, bàn tay mẹ, Bầu và bí; Ông cháu;
-Chủ đề nghề nghiệp: Cháu yêu cô thợ dệt (Thu Hiền); Bác đưa thư vui tính (Hoàng Lân); Lớn lên cháu lái máy cày (Kim Hữu), Cháu yêu cô chú công nhân (Hoàng Văn Yến), Chú bộ đội đi xa (Hoàng Vân); Làm bác sỹ, Em yêu bác nông dân, Tía má em là nông dân, Ước mơ xanh. Cô giáo miền xuôi; Cô tiên áo trắng
- Chủ đề động vật: “Thương con mèo”hai chú cún con, Đàn gà con, Chú voi con ở Bản Đôn, Cá vàng bơi, Con chuồn chuồn; Đố bạn, Vật nuôi; Ba con bướm, Chú mèo con; Con chim vành khuyên, Bông hoa mừng cô.
- Chủ đề thực vật- Tết mùa xuân : Lá xanh; Sắp đến tết rồi, Mùa xuân ; Ngày vui 8/3, Em yêu cây  xanh, Hoa trường em, Quả, Màu hồng, Hoa kết trái, Mùa xuân, Xòe hoa, Cùng múa hát mừng xuân; Màu hoa; Em thêm 1 tuổi
 - Chủ đề Phương tiện và quy định giao thông: Em đi qua ngã tư đường phố, Em đi chơi thuyền, Bài học sang đường, Bé học luật giao thông, Máy bay, bay bay ; Màu mắt ai ;
- Chủ đề Nước và hiện tượng tự nhiên: “Cho tôi đi làm mưa với”, “Mùa hè đến” Mưa bóng mây, Ánh trăng hòa bình
- Chủ đề Quê hương- Đất nước - Bác Hồ-TrườngTiểu học:Tạm biệt búp bê, Em yêu Thủ Đô, Cây trúc xinh, Tre ngà bên lăng Bác, Cháu vẩn nhớ trường mầm non, Em yêu trường em, Nhớ ơn Bác, Quê hương tươi đẹp; Hát bên lăng Bác Hồ; Múa với bạn Tây nguyên; Trường em;
74. Trẻ biết vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa). Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa).
75. Trẻ có khả năng tự nghĩ ra biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát, các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích. Tự nghĩ các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích. Đặt lời theo giai điệu bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn) VD: Bài hát “mẹ ơi mẹ con yêu mẹ lắm” thay cho “Bà ơi bà cháu yêu bà lắm”.
76. Trẻ biết gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu(nhanh, chậm, phối hợp) với bài hát, bản nhạc một cách phù hợp
77.-KN Múa- Trẻ  biết thực hiện được ít nhất 2-3 bài múa, ít nhất 2- 3 bài đồng diễn; - Thực hiện được cơ bản các thế múa tay, chân cơ bản; các bài tập nhịp điệu; Biết chuyển động nhịp nhàng, thay đổi bước chuyển động theo nhạc;  Biết chuyển động theo đội hình;Thực hiện được các bài biểu diễn trên sân khấu;
78. Trẻ biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm. Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm.
-Làm nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm
79. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ để  tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối. Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm  có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục.
+ Cắt được hình không bị rách
+ Đường cắt lượn sát theo nét vẽ.
- Cắt dán đồ chơi trong sân trường MN
- Làm gang tay
- Làm đồng hồ đeo tay
- Làm ca vát tặng bố
- Nặn các loại quả
-Nặn các loại rau, củ, quả, theo ý thích
- Năn các con vật theo ý thích
- Cắt dán tủ quần áo
- Cắt dán hình ảnh một số nghề
- Gấp hoa sen
- Làm quà tặng bà, mẹ, cô giáo, chị(em) gái, bạn gái
- Làm quà tặng chú bộ đội
- Làm(Cắm hoa) hoa trang trí ngày tết
- Làm dụng cụ nghề
- Trang trí tán lá cây
- Mô hình thế giới đại dương
- Làm con gà
- Gấp thuyền
- Làm ô tô
- Làm mưa ngũ sắc
- Xé dán bức tranh phong cảnh
- Cắt dán đồ dùng học tập
-Vẽ ,tô màu đồ chơi trong sân trường
-Trang trí rèm cửa lớp học
 -Vẽ tô màu cô giáo
-Vẽ tô màu chân dung bé
-Cắt dán áo bạn trai bạn gái
-Trang trí khăn quàng cổ
- Nặn theo chủ đề:...
-Vẽ chân dung người thân trong gia đình
-Cắt dán ngôi nhà từ các hình hình học
-Vẽ cái nồi
-Vẽ đồ dùng dụng cụ nghề nông
–Vẽ trang trí cái cốc
-Vẽ tranh chú bộ đội bảo vệ biển đảo
- Cắt dán hình ảnh một số nghề
- Nặn theo chủ đề:...
-Xé dán cây ăn quả
- Tạo hoa bằng dấu vân tay
-Tạo hình rau củ quả
- Nặn theo chủ đề:...
-Trang trí bưu thiếp ngày tết
- Đề tài : Theo chủ đề...
- Vẽ con gà trống
-Xé dán đàn cá
-Cắt dán động vật sống trong rừng
- Nặn theo chủ đề:...
-Về tàu thuyền trên biển
-Cắt dán ô tô
- Xé dán cột đèn tín hiệu giao thông
- Nặn theo chủ đề:...
-Đề tài: Theo chủ đề...
-Vẽ cảnh biển
-Xé dán đám mây
-Vẽ trang phục theo mùa theo ý thích
- Nặn theo chủ đề:...
-Vẽ cảnh quê hương
Vẽ vườn hoa lăng Bác
- Đề tài Theo ý thích...
-Vẽ đồ dùng học tập
-Vẽ tô màu trường Tiểu học
- Nặn theo chủ đề:...
80. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng cắt, xé  theo đường viền thẳng và cong của các hình, dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.
81. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng nặn  để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối.
82. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.
83. Trẻ biết tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ - Cầm bút đúng: bằng ngón trỏ, ngón cái, đỡ bằng ngón giữa
- Tô màu đều không chườm ra ngoài nét vẽ
84. Trẻ biết dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn -  Bôi hồ đều.
-  Các chi tiết không chồng lên nhau.
-  Dán hình vào bức tranh phẳng phiu.
85. Trẻ biết  nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục. Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục.
 
86. Trẻ biết nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm  theo ý thích.
Nói lên  ý tưởng tạo hình của mình.
87. Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình. Đặt tên cho sản phẩm của mình.
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
88. Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình Nói được những thông tin cơ bản cá nhân và gia đình như:
+ Họ và tên trẻ, tên các thành viên trong gia đình.
+ Địa chỉ nhà (số nhà, tên phố/ làng xóm).
+ Số điện thoại gia đình hoặc số điện thoại của bố mẹ (nếu có)…
89. Trẻ nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi
 
 
- Nhận ra thái độ khác nhau của người nói chuyện với mình qua ngữ điệu khác nhau của lời nói
- Nhận ra đặc điểm tính cách của nhân vật qua sắc thái, ngữ điệu lời nói của các nhân vật trong các câu chuyện
- Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói
90. Trẻ nói được  điều bé thích, không thích, những việc bé làm được  và  việc gì  bé không làm được. Sở thích, khả năng của bản thân
 
 
91. Trẻ nói được mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới  tính, sở thích và khả năng). Điểm giống và khác nhau của mình với người khác.
 
92. Trẻ biết mình là anh, em, con, cháu trong gia đình - Các thành viên trong gia đình
- Vị trí, trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học
93. Trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân - Nêu hoặc chọn lựa được các trò chơi, hoạt động mà mình thích
94. Trẻ chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày - Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi...).
- Chủ động và độc lập trong một số hoạt động.
95. Trẻ cố gắng tự hoàn thành công việc được giao. Hoàn thành công việc được người lớn giao như trực nhật: chia giấy vẽ, cất dọn đồ dùng, đồ chơi..
96. Trẻ thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc - Khi làm xong một sản phẩm, trẻ tỏ ra phấn khởi, ngắm nghía, nâng niu, vuốt ve
- Khoe, kể về sản phẩm của mình với người khác
- Cất giữ sản phẩm cẩn thận
97. Trẻ nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên,  xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác. Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên,  xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.
98. Trẻ biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ. Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
99. Trẻ biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè. Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác(an ủi người thân hay bạn bè khi họ ốm, mệt hoặc buồn rầu  bằng lời nói , hoặc cử chỉ; chúc mừng bạn, người thân nhân ngày sinh nhật ...)
100. Trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích - Biết trấn tĩnh lại  và kiểm chế những hành vi tiêu cực khi có cảm xúc thái quá với ự giúp đỡ của người lớn
- Biết sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực của bản thân khi giao tiếp với bạn bè và người thân để giải quyết một số xung đột trong sinh hoạt hàng ngày
101. Trẻ dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi - Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm.
- Được mọi người trong nhóm tiếp nhận.
- Chơi trong nhóm bạn vui vẻ, thoải mái.
102. Trẻ nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân Nói đúng khả năng của một số người gần gũi(VD: bạn A vẽ đẹp; bạn B chạy rất nhanh; chú C rất khoẻ; mẹ nấu ăn rất ngon).
103. Trẻ biết chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình
 
- Gọi được tên và chấp nhận các sở thích giống nhau và khác nhau giữa mình và các bạn
- Không chê bai bạn….
- Nhận ra rằng mọi người có thẻ sử dụng các từ khác nhau để chỉ cùng 1 vật.
104. Trẻ thích chia sẽ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi. Quan tâm, chia sẽ giúp đỡ bạn bè.
 
105. Trẻ có nhóm bạn chơi thường xuyên - Thích và hay chơi theo nhóm bạn.
- Có ít nhất 2 bạn hay cùng chơi với nhau
106. Trẻ biết thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè
 
- Chơi với bạn vui vẻ, thể hiện sự đoàn kết với bạn bè trong các hoạt động.
- Biết dùng cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.
107. Trẻ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. - Chủ động bắt tay vào công việc cùng với bạn.
- Phối hợp với bạn để hoàn thành công việc vui vẻ, không xảy ra mâu thuẫn.
108.Trẻ biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết -  Đề nghị sự giúp đỡ của người cô, các bạn
- Trình bày để người khác giúp đỡ.
109.Trẻ biết quan tâm đến sự công bằng trong nhóm ban -  Nhận ra và có ý kiến về sự không công bằng giữa các bạn( thể hiện bằng lời nói, hành động về sự công bằng trong nhóm bạn bè).
- Có ý thức xử sự công bằng với bạn bè trong
110. Trẻ biết thực hiện một công việc theo cách riêng của mình - Không bắt chước và có những biểu hiện khác biệt trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện cùng nhiệm vụ như các bạn nhưng theo cách khác với các bạn.
-  Làm ra sản phẩm tạo hình không giống các bạn khác.
111. Trẻ biết thể hiện ý tưởng của bạn thân thông qua các hoạt động khác nhau - Khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào trò chơi.
- Xây dựng các công trình từ những khối xây dựng khác nhau.
- Có những vận động minh họa/ múa sáng tạo khác với hướng dẫn của cô.....
112. Trẻ nhận ra hình ảnh  Bác Hồ, lăng Bác Hồ.Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, xem tranh ảnh cùng cô kể chuyện về Bác Hồ. - Nhận ra Bác trong ảnh, video,... và biết đến một sô hoạt động của Bác khi còn sống. Kính yêu Bác Hồ.
- Đọc các bài thơ, bài hát, làm việc, chăm ngoan thể hiện tình cảm của mình với Bác Hồ.
- Bác Hồ kính yêu.
113. Trẻ biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống (trang phục, món ăn…) của Quê hương- Đất nước. - Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
- Kể tên các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
- Chăm ngoan, học giỏi giúp ích cho quê hương.
- Đền Cuông, Quê Bác, Quảng Trường, Cửa Lò, Biển Diễn Thành…
- Lễ hội của quê hương em
114. Trẻ biết thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải xin phép. Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường).
115. Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự.
116. Trẻ biết lắng nghe ý kiến của người khác, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn - Lắng nghe ý kiến của người khác, trình bày ý kiến của mình với bạn
- Biết dùng lời để trao đổi hoặc biết nhờ đến sự giúp đỡ
- Biết thỏa thuận dựa trên sự hiểu biết về quyền của mình và nhu cầu của bạn
117. Trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động - Tôn trọng hợp tác, chấp nhận.
- Biết chờ đến lượt.
118. Trẻ biết nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối MT
 
-Nhận ra một số hành vi đúng hoặc sai của bản thân, của bạn  đối MT.
- Thể hiện thái độ với những hành vi sai qua hoạt động tạo hình, âm nhạc, trò chơi.
119. Trẻ thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc - Thích chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc.
- Vui vẻ nhận công việc tưới cây, cho con vật thân thuộc ăn
- Kêu lên khi thấy một cành cây non hoặc bông hoa
bị gãy nát, con vật thân thuộc bị đau hay chết.
- Dạy kỹ năng không chơi gần với các con vật nguy hiểm
 
120. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày
 
Thể hiện các hành vi đúng đối với MTXQ trong sinh hoạt hàng ngày như:
- Giữ gìn vệ sinh trong lớp, ngoài đường.
- Tắt điện khi ra khỏi phòng.
- Biết sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà và ở trường.
     
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ
NĂM HỌC: 2024-2025
ĐỘ TUỔI: 24-36 THÁNG
Nội dung Phương pháp hình thức thực hiện Người thực hiện, người phối hợp thực hiên Lưu ý/điều chỉnh
3.1 Tổ chức bữa ăn
 
a.Số lượng và chất lượng bữa ăn:
- Số bữa ăn tại nhà trường: Hai bữa chính và một bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 0,8 - 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần, theo mùa.
b. Chăm sóc bữa ăn
- Trước khi ăn:
+Cô chuẩn bị bàn ghế ( cô sắp xếp)
+Trẻ được ngồi vào bàn ăn
+ Cô chuẩn bị đầy đủ số lượng đồ dùng cho trẻ.( thìa, bát, khăn lau, đĩa đựng cơm rơi
- Trong khi ăn:
+ Trong khi cho trẻ ăn cô cần quan tâm đến đặc điểm từng trẻ như: Trẻ mới tập ăn cơm, trẻ ăn chậm, trẻ mới đi nhà trẻ, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy, cô tạo không khí thoải mái và khuyến khích trẻ ăn hết suất, không được dọa, nạt trẻ trong khi ăn, không ép trẻ khi trẻ không muốn ăn hoặc nôn trớ
+Xếp những trẻ yếu, ăn chậm và suy dinh dưỡng riêng 1 bàn để tiện chăm sóc. Thường xuyên thông tin kịp thời với phụ huynh về tình trạng trẻ biếng ăn để có biện pháp chăm sóc.
+ Không nên cho trẻ ăn, uống khi trẻ ho, khóc hoặc ngủ gật để tránh hóc và sặc. Khi trẻ ăn, uống không bịt mũi hoặc ngáng miệng bắt trẻ nuốt
- Sau khi ăn:
+Trẻ biết bỏ bát thìa đúng nơi, súc miệng, lau mặt sạch sẽ.
-Phụ trách dinh dưỡng, nhân viên nuôi dưỡng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên và trẻ
  •  
 
  1. Tổ chức giấc ngủ
 
a.Trước khi trẻ ngủ:
+ Giáo viên cho trẻ đi vệ sinh, chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ ( thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông)
- Cô kiểm tra xem trẻ có ngậm thức ăn trong miệng không.
+ Cởi bớt áo, quần cho trẻ thoái mái để ngủ
+ Cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ, với những trẻ khó ngủ cô nên vỗ về giúp trẻ dễ ngủ hơn.
* Theo dõi trẻ trong khi ngủ:
+ Trẻ có thói quen ngủ tr­ưa 1 giấc khoảng 150 phút
+ Khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ, vỗ về những trẻ khó ngủ, chú ý đắp chăn, bật quạt cho trẻ ở mức độ vừa phải
+ Chú ý trẻ để cho trẻ dậy đi vệ sinh, nếu trẻ tè dầm giáo viên cần quan sát để thay cho trẻ kịp thời và bao quát các tình huống
  * Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy:
- Không nên đánh thức trẻ đồng loạt, trẻ nào thức tr­ước cô cho trẻ dậy tr­ước.
+Cô cho trẻ  ngồi bô đi vệ sinhsau khi ngủ dậy sau đó  cho trẻ ăn quà chiều.
 
-Giáo viên
 
3.3. vệ sinh
 
a.Vệ sinh cô:
+ Cô trang  phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, cô là tấm gương cho học sinh noi theo
- Đeo khẩu trang khi chia thức ăn, khi ho, sổ mũi, viêm họng.
 - Để đồ dùng cá nhân của trẻ riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ.
 - Khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
b. Vệ sinh cá nhân trẻ
+Cô chuẩn bị các đồ dùng vệ sinh cá nhân: khăn lau măt, xà phòng
+Chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân
-Cô  rửa tay, lau mặt  cho trẻ  theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh. Vừa làm vừa hướng dẫn từng thao tác rửa tay và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.
b) Vệ sinh môi trường:
+Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi
- Một số đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn uống, vệ sinh tại nhóm lớp cần theo quy định: Mỗi trẻ có cốc, bát, thìa, khăn mặt riêng, đảm bảo sạch sẽ, được lau, rửa thường xuyên, sau đó được phơi ngoài ánh nắng.
- Hằng tuần giặt khăn 1 lần bằng nước sôi muối
- Bình, thùng đựng nước phải có nắp đậy, được vệ sinh hàng ngày, để nơi sạch sẽ, tránh bụi bẩn. Nước không uống hết sau một ngày phải đổ đi. Tuyệt đối không để trẻ thò tay hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước
- Bàn ghế, đồ dùng trong lớp thường xuyên lau sạch sẽ tránh để bụi bẩn
- Đồ dùng vệ sinh: Xô, chậu, nước tẩy các loại phải được úp, cất cẩn thận và tránh xa tầm tay của trẻ đối với những chất có chứa chất độc hại.
- Đồ chơi phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi cho trẻ chơi. Hàng tuần vệ sinh đồ chơi ít nhất 01 lần.
+ Vệ sinh phòng nhóm
- Hằng ngày giáo viên vệ sinh quét dọn phòng lớp sạch sẽ.
- Phòng vệ sinh thường xuyên được lau chùi sạch sẽ, khô ráo và không có mùi hôi.
+ Xử lý rác thải
- Rác thải của nhóm lớp được bỏ vào túi ni lon và bỏ vào thùng rác của lớp. Cuối ngày giáo viên đưa về nơi tập kết rác thải của nhà trường để xử lý rác sạch sẽ.
+ Giữ sạch nguồn nước:
-Nguồn nước phải có nguồn nước sạch : nước tinh khiết đóng bình để sử dụng ăn uống
 
-Giáo viên
 
 
-Giáo viên và trẻ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-BGH
 
3.4. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
 
a) Chăm sóc sức khỏe
+ Khám sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa:
-Trong năm học nhà trường phối hợp bác sỹ của Trạm y tế xã để khám sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa cho trẻ.
 + Theo dõi thể lực của trẻ qua biểu đồ phát triển:
-Trẻ được theo dõi cân nặng và đo chiều cao trên biểu đồ vào tháng 9,12,3 nhằm phát hiện những trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì; Trẻ suy dinh dưỡng được theo dõi hàng tháng để có biện pháp phối hợp với phụ huynh trong chăm sóc trẻ.
b. Phòng và xử lý các bệnh thường gặp
+ Tiêm chủng, phòng dịch
- Nhắc nhở và tuyên truyền phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng. Báo cáo y tế địa phương những trường hợp bất thường để xử lý kịp thời.
- Trong thời gian có dịch bệnh xẩy ra nếu có nhiều trẻ bị bệnh do dịch thì giáo viên báo cáo nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan.
- Thực hiện nghiêm  cách phòng chống dịch của  bộ y tế trong trường, lớp học an toàn.
+ Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm
- Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ cẩn thận để xử lý kịp thời.
- Biết cách xử lí và chăm sóc trẻ ốm tại trường.
c.Bảo vệ an toàn và phòng một số bệnh thường gặp:
*An toàn thể lực:
- Tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, ,vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, sắp xếp giá tủ gọn gàng, ngăn nắp.
-Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời thanh lí, tu sửa, không để trẻ bị xây xước, ngã, trơn trượt, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi,không để trẻ bị thương tích.
- Quản lí trẻ cẩn thận mọi lúc mọi nơi.
* An toàn tính mạng:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Không để  xảy ra việc thất lạc trẻ.
- Đồ chơi ngoài trời, phù hợp với độ tuổi, thường xuên kiểm tra CSVC đảm bảo an toàn về tính mạng cho trẻ.
- Phối hợp với các ban nghành đoàn thể để giữ an toàn giao thông trong giờ đưa đón trẻ.
- Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho trẻ khi đến lớp. Gần gũi, thân mật với trẻ như ở nhà. Không doạ nạt, quát mắng, đánh trẻ.
 
 
 
 
-Y tế phối hợp với trạm y tế để thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên phối hợp với phụ huynh
 
 
 
-Giáo viên phối hợp với nhà trường để thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI: 3 - 4 TUỔI
 
 
Nội dung
 
 
Phương pháp hình thức thực hiện
Người thực hiện, người phối hợp thực hiên Lưu ý/điều chỉnh
3.1 Tổ chức bữa ăn
 
a.Số lượng và chất lượng bữa ăn:
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là1230 - 1320 Kcal.
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày615 - 726 Kcal.
- Số bữa ăn tại nhà trường: Một bữa chính và một bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.
+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25% - 35% năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 52% - 60% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.
* Lượng thực phẩm:
- Mỗi bữa chính trẻ ăn  280g - 300g cơm và thức ăn với đủ năng l­ượng và các chất dinh d­ưỡng cần thiết nh­ư: Đạm, bột, béo, đư­ờng, vitamin muối khoáng. Bữa ăn của trẻ gồm 2 món mặn, 1 món xào, canh và cơm
* Nước uống:
- Hàng ngày trẻ đ­ược uống n­ước đầy đủ, nhất là về mùa hè. L­ượng nư­ớc cần đ­ược đ­ưa vào cơ thể trẻ 1,6 - 2 lít nư­ớc một ngày (cả trong thức ăn và hoa quả).
- Nư­ớc uống cần đựng trong bình hay ấm có nắp đậy kín hoặc nư­ớc tinh khiết. Mỗi trẻ có cốc riêng, có kí hiệu riêng từng trẻ. Mùa đông cần ủ n­ước cho ấm.
- Giáo viên cho trẻ uống theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày, h­ướng dẫn trẻ tự lấy cốc uống n­ước, uống xong úp cốc đúng nơi quy định. Không để trẻ quá khát mới uống hoặc uống một lần quá nhiều. Không nên cho trẻ uống nhiều nư­ớc trư­ớc bữa ăn.
b. Chăm sóc bữa ăn
- Trước khi ăn:
+Cô chuẩn bị bàn ghế ( cô sắp xếp)
+Trẻ được ngồi vào bàn ăn ( 4-6 trẻ một nhóm)
+ Cô chuẩn bị đầy đủ số lượng đồ dùng cho trẻ.( thìa, khay, khăn lau, đĩa đựng cơm rơi, giấy lau
- Trong khi ăn:
+ Giáo viên cần vui vẻ, nói năng dịu dàng, tạo không khí thoải mái cho trẻ trong khi khi ăn. Động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp GD dinh dư­ỡng, hành vi VS văn minh trong ăn uống.
+ GV cần quan tâm hơn những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Nếu thấy trẻ ăn chậm cần tìm hiểu nguyên nhân để báo cho nhà bếp hoặc y tế hay cho bà mẹ biết để chủ động chăm súc trẻ tốt hơn. Có biện pháp phòng tránh trẻ hóc, sặc trong khi ăn.
 + Dạy trẻ có một số hành vi văn minh trong ăn uống (Không nói chuyện khi ăn, không dùng tay bốc thức ăn, hắt hơi biết lấy tay che miệng, lấy khay cơm bằng 2 tay...)
- Sau khi ăn:
+Trẻ biết bỏ khay thìa đúng nơi, súc miệng, lau mặt sạch sẽ .
-Phụ trách dinh dưỡng, nhân viên nuôi dưỡng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên và trẻ
  •  
 
  1. Tổ chức giấc ngủ
 
a.Trước khi trẻ ngủ:
+ Giáo viên cho trẻ đi vệ sinh, chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ ( thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông)
+Cô kiểm tra xem trẻ có ngậm thức ăn trong miệng không.
+ Cởi bớt áo, quần cho trẻ thoái mái để ngủ
+ Cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ, với những trẻ khó ngủ cô nên vỗ về giúp trẻ dễ ngủ hơn.
* Theo dõi trẻ trong khi ngủ:
+ Trẻ có thói quen ngủ tr­ưa 1 giấc khoảng 150 phút
+ Khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ, vỗ về những trẻ khó ngủ, chú ý đắp chăn, bật quạt cho trẻ ở mức độ vừa phải.
+ Chú ý trẻ để cho trẻ dậy đi vệ sinh, nếu trẻ tè dầm giáo viên cần quan sát để thay cho trẻ kịp thời và bao quát các tình huống
  * Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy:
- Không nên đánh thức trẻ đồng loạt, trẻ nào thức tr­ước cô cho trẻ dậy tr­ước.
+Cô cho trẻ  đi vệ sinh sau khi ngủ dậy sau đó  cho trẻ ăn quà chiều.
 
Giáo viên
 
3.3. Tổ chức vệ sinh
 
a.Vệ sinh cô:
+ Cô trang  phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, cô là tấm gương cho học sinh noi theo
- Đeo khẩu trang khi chia thức ăn, khi ho, sổ mũi, viêm họng.
 - Để đồ dùng cá nhân của trẻ riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ.
 - Khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
b. Vệ sinh cá nhân trẻ
+Cô chuẩn bị các đồ dùng vệ sinh cá nhân: khăn lau mặt, xã phòng, dụng cụ đựng khăn..
+Chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân:
-Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng  và lau khô tay theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh. Với những trẻ mới đến lớp cô nên hướng dẫn tỉ mỉ từng thao tác rửa tay và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.
- Hướng dẫn trẻ tự lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi tay và mặt bị bẩn theo đúng qui trình, Mùa lạnh cần chuẩn bị khăn ấm cho trẻ lau.
* Vệ sinh răng miệng cho trẻ: - Hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối. Tuyên truyền với phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọ
b) Vệ sinh môi trường:
+Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi
- Một số đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn uống, vệ sinh tại nhóm lớp cần theo quy định: Mỗi trẻ có cốc, bát, thìa, khăn mặt riêng, đảm bảo sạch sẽ, được lau, rửa thường xuyên, sau đó sấy hoặc được phơi ngoài ánh nắng.
- Hằng tuần giặt khăn 1 lần bằng nước sôi muối
- Bình, thùng đựng nước phải có nắp đậy, được vệ sinh hàng ngày, để nơi sạch sẽ, tránh bụi bẩn. Nước không uống hết sau một ngày phải đổ đi. Tuyệt đối không để trẻ thò tay hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước
- Bàn ghế, đồ dùng trong lớp thường xuyên lau sạch sẽ tránh để bụi bẩn
- Đồ dùng vệ sinh: Xô, chậu, nước tẩy các loại phải được úp, cất cẩn thận và tránh xa tầm tay của trẻ đối với những chất có chứa chất độc hại.
- Đồ chơi phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi cho trẻ chơi. Hàng tuần vệ sinh đồ chơi ít nhất 01 lần.
+ Vệ sinh phòng nhóm
- Hằng ngày giáo viên vệ sinh quét dọn phòng lớp sạch sẽ.
- Phòng vệ sinh thường xuyên được lau chùi sạch sẽ, khô ráo và không có mùi hôi
+ Xử lý rác thải
- Rác thải của nhóm lớp được bỏ vào túi ni lon và bỏ vào thùng rác của lớp. Cuối ngày giáo viên đưa về nơi tập kết rác thải của nhà trường để xử lý rác sạch sẽ.
+ Giữ sạch nguồn nước:
-Nguồn nước phải có nguồn nước sạch : nước tinh khiết đóng bình, nước máy để sử dụng ăn uống
 
 
Giáo viên
 
 
Giáo viên và trẻ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên
 
 
 
-BGH
 
  1. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
 
a) Chăm sóc sức khỏe
+ Khám sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa:
-Trong năm học nhà trường phối hợp bác sỹ của Trạm y tế xã để sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa cho trẻ nhằm phát hiện sớm những căn bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời.
 
b. Phòng và xử lý các bệnh thường gặp
+ Tiêm chủng, phòng dịch
- Nhắc nhở và tuyên truyền phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng. Báo cáo y tế địa phương những trường hợp bất thường để xử lý kịp thời.
- Trong thời gian có dịch bệnh xẩy ra nếu có nhiều trẻ bị bệnh do dịch thì giáo viên báo cáo nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan.
- Thực hiện nghiêm cách phòng  chống dịch của  bộ y tế trong trường, lớp học.
+ Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm
- Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ cẩn thận để xử lý kịp thời.
- Biết cách xử lí và chăm sóc trẻ ốm tại trường.
c.Bảo vệ an toàn và phòng một số bệnh thường gặp:
*An toàn thể lực:
- Tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, ,vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ,sắp xếp giá tủ gọn gàng, ngăn nắp.
-Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời thanh lí, tu sửa, không để trẻ bị xây xước, ngã, trơn trượt, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi,không để trẻ bị thương tích.
- Quản lí trẻ cẩn thận mọi lúc mọi nơi.
* An toàn tính mạng:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Không để  xảy ra việc thất lạc trẻ.
- Đồ chơi ngoài trời, phù hợp với độ tuổi, thường xuyên kiểm tra CSVC đảm bảo an toàn đảm bảo an toàn về tính mạng cho trẻ.
- Phối hợp với các ban nghành đoàn thể để giữ an toàn giao thông trong giờ đưa đón trẻ.
- Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho trẻ khi đến lớp. Gần gũi, thân mật với trẻ như ở nhà. Không doạ nạt, quát mắng, đánh trẻ.
 
 
 
 
-Y tế phối hợp với trạm y tế để thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên phối hợp với phụ huynh
 
 
 
 
 
Giáo viên phối hợp với nhà trường để thực hiện
 
 
  
 
 
 
 
 
 
 
         
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI: 4 - 5 TUỔI
Nội dung Phương pháp hình thức thực hiện Người thực hiện, người phối hợp thực hiên Lưu ý/ điều chỉnh
3.1 Tổ chức bữa ăn
 
a.Số lượng và chất lượng bữa ăn:
- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ.
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày: 615 - 726 Kcal.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ănBữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.
* Lượng thực phẩm:
- Mỗi bữa chính trẻ ăn  280g - 300g cơm và thức ăn (khoảng 2 bát ) với đủ năng l­ượng và các chất dinh dưỡng cần
* Nước uống:
- Hàng ngày trẻ đ­ược uống n­ước đầy đủ, nhất là về mùa hè. L­ượng nư­ớc cần đ­ược đ­ưa vào cơ thể trẻ 1,6 – 2,0 lít/ nư­ớc/ trẻ/ngày (Kể cả trong thức ăn và hoa quả).
b. Chăm sóc bữa ăn
* Tr­ước khi ăn.
- Cô chuẩn bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh và hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sát khuẩn trước khi ngồi vào bàn ăn.
* Trong khi ăn.
- Giáo viên cần tạo không khí thoải mái cho trẻ trong khi khi ăn.
- GV cần quan tâm hơn những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy
 - Dạy trẻ có một số hành vi văn minh trong ăn uống
* Sau khi ăn:
- Hư­ớng dẫn trẻ đồ dùng đúng vào nơi quy định,
- Giáo viên lau sàn nhà khô ráo sạch sẽ, sát khuẩn sàn nhà sau khi ăn xong.
 
-CBQL chỉ đạo thực hiện.
-GV phối hợp phụ huynh thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  1. Tổ chức giấc ngủ
 
* Chuẩn bị tr­ước khi trẻ ngủ:
- Giáo viên chuẩn bị đầy các đồ dùng, tâm thế cho trẻ để chuẩn bị tốt cho giấc ngủ của trẻ.
* Theo dõi trẻ trong khi ngủ:
- Trẻ có thói quen ngủ tr­ưa 1 giấc khoảng 140- 150 phút
- Khi trẻ ngủ: Giáo viên phải thường xuyên có mặt để theo dõi trẻ ngủ; giáo viên quan sát, phát hiện kịp thời và xử lý các tình huống có thể xẩy ra trong khi  trẻ ngủ.
* Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy:
- Không nên đánh thức trẻ đồng loạt, trẻ nào thức trước cô cho trẻ dậy tr­ước.
-Hướng dẫn trẻ tự làm một số việc vừa sức .Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều.
-CBQL chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc
-Giáo viên thực hiện
 
3.3. Tổ chức vệ sinh
 
1.Vệ sinh cá nhân cô:
- Cô giáo phải thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ
* Vệ sinh thân thể:
- Giáo viên luôn giữ gìn VS thân thể
- Quần áo luôn gọn gàng, sạch sẽ. phải thường xuyên mặc quần, áo công tác trong quá trình chăm sóc trẻ. Không mặc quần áo công tác ra đường hoặc về nhà.
- Giữ gìn thân thể sạch sẽ, đầu tóc luôn gọn gàng, móng tay cắt ngắn.
-Đeo khẩu trang khi chia thức ăn, khi ho, sổ mũi, viêm họng.
- Để đồ dùng cá nhân của trẻ riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ.
- Khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
2. Vệ sinh cá nhân trẻ
2.1. Chuẩn bị các đồ dùng vệ sinh cá nhân.
- Cô giáo chuẩn bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh cho trẻ
- Đồ dùng của trẻ có ký hiệu riêng
2.2 Chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện VSCN, phòng tránh dịch sốt xuất huyết, dịch đau mắt đỏ, chân tay miệng…
- Cô giáo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho trẻ vệ sinh như: nước sạch, xà phòng, nước sát khuẩn, khăn sạch để lau tay, khăn để lau mặt, giấy vệ sinh...
- Hướng dẫn trẻ tự lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi  mặt bị bẩn theo đúng qui trình. Mùa lạnh cần chuẩn bị khăn ấm cho trẻ lau.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay và lau khô tay theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh. Với những trẻ mới đến lớp cô nên hướng dẫn tỉ mỉ từng thao tác rửa tay và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.
- Tập cho trẻ có thói quen uống nước và súc miệng sau khi ăn.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ: 
- Hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối. Tuyên truyền với phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt.
- Khám răng định kỳ để phát hiện sớm sâu răng và chữa trị kịp thời.
- Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi qui định.
 -Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cho bản thân, giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, nhắc trẻ dội nước, rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- VS quần áo dày dép:
- Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt. Khi trẻ bị nôn hoặc đi đại, tiểu tiện ra quần áo hoặc mồ hôi ra nhiều cần thay ngay cho trẻ. Cởi bớt quần áo khi trời nóng hoặc mặc thêm áo khi trời lạnh.
- Nhắc nhở phụ huynh đưa đủ tất, quần áo dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết. Cho trẻ mặc quần áo bằng những loại vải mềm, thấm mồ hôi. Nên dùng loại dày, dép vừa chân, mềm, mỏng, nhẹ, có quai sau và dễ cởi tháo. Cất dép riêng cho trẻ đi trong lớp sạch sẽ.
- Giáo viên hướng dẫn trẻ một số công việc tự chăm sóc sức khỏe cá nhân và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.
3. Vệ sinh môi trường:
* Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi
- Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp giáo viên phải rửa sach, khử khuẩn các loại đồ dùng đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn(Khi có dịch bệnh xảy ra) an toàn và phơi khô ráo
- Các đồ dùng phải xếp đặt ngăn nắp
- Có lịch VS đồ dùng hằng tuần
* Vệ sinh phòng nhóm
- Giáo viên phải VS phòng nhóm thường xuyên sạch sẽ, phòng kho ngăn nắp, đồ chơi xếp đặt gọn gàng.
- Phòng vệ sinh thường xuyên được lau chùi sạch sẽ, khô ráo và không có mùi hôi khai.
* Xử lý rác, nước thải
- Cuối ngày giáo viên đưa về nơi tập kết rác thải của nhà trường để xử lý rác sạch sẽ. Phân loại rác theo chất liệu
- Thường xuyên khơi thông cống rãnh để thông nguồn nước thải, không để ứ đọng nước thải sau khi rửa xong, xử lí nước thải bằng vôi và các chất xử lí, không để gây mùi hôi của nước thải, mất vệ sinh.
* Giữ sạch nguồn nước
-Nguồn nước cho trẻ ăn uống phải đảm bảo đúng quy chuẩn; nước không bị ô nhiễm bằng các tạp chất.
- Cung cấp đủ nước sạch để nấu và sinh hoạt hằng ngày
- Dụng cụ chứa nước đảm bảo sạch sẽ
 
- Giáo viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên thực hiện
 
3.4.Tổ chức chăm sóc sức khỏe và an toàn
 
1. Chăm sóc sức khỏe trẻ:
* Khám sức khỏe định kì:
- Nhà trường kết hợp Trạm y tế xã để kiểm tra sức khỏe cho trẻ (Tháng 9, tháng 3), phát hiện xem những trẻ nào mắc các bệnh thông thường.
-Nhân viên y tế nhà trường thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ em, kịp thời phát hiện bệnh tật của trẻ để phối hợp với gia đình có hướng xử lý, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo qui định.
* Khám điều trị chuyên khoa:
-Trong năm học nhà trường phối hợp bác sỹ của Trung tâm y tế huyện, bác sỹ chuyên khoa để khám  cho trẻ ít nhất 1 lần trong năm
  •  
-Giáo viên tổ chức cân, đo cho trẻ và ghi vào biểu đồ tăng trưởng mỗi quý một lần(15/9; 15/12; 15/3); đo chiều cao mỗi quý 1 lần ( 15/9; 15/12; 15/ 3). Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì theo dõi hàng tháng.
 
 
2.Phòng và xử lý các bệnh thường gặp:
* Phòng tránh dịch bệnh sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, chân tay miệng…
Nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương.
- Theo dõi chặt ché tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng.
- Báo cáo với y tế địa phương những trường hợp bất thường để xử lý kịp thời.
- Nếu trong lớp có một số trẻ mắc cùng một loại bệnh, giáo viên báo cho nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan.
- Giáo viên nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, bệnh chân tay miệng... theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo các cấp.
- Thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho bản thân, cho trẻ và tuyên truyền các bậc phụ huynh cùng phối hợp thực hiện tốt công tác phòng bệnh
*Phát hiện và chăm sóc trẻ ốm:
- Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ cẩn thận để xử lý kịp thời.
  • Thường xuyên quan sát trẻ phát hiện những biểu hiện của trẻ ốm, trao đổi với phụ huynh và nhân viên y tế để chăm sóc trẻ
- Nếu trẻ sốt cao đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước quả, nước chè đường. Cởi bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay ngay quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ, cho trẻ thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn để đề phòng co giật và báo ngay cho cha mẹ trẻ hoặc đưa đến cơ sở y tế.
- Nếu trẻ nôn đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi dậy đề phòng trẻ hít phải chất nôn gây ngạt. Lau sạch chất nôn trên người trẻ, thay quần áo cho trẻ nếu cần.Thu dọn chất nôn và quan sát để báo với cha mẹ trẻ và cơ sở y tế.
*Phát hiện và xử lý ban đầu của một số bệnh thường gặp:
- Giáo viên tuyên truyền về bệnh thường gặp theo mùa cho phụ huynh nắm bắt và đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Nhà trường có tủ thuốc  và có đủ các loại thuốc thông dụng, có dán nhãn mác và hạn sử dụng của các loại thuốc. Tủ thuốc phải khóa cẩn thận, sạch sẽ, không để các thứ khác vào tủ thuốc. Giáo viên không tự tiện cho trẻ uống các loại kháng sinh,các loại thuốc khác khi không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
3.Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
*An toàn thể lực:
-Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời thanh lí, tu sửa kịp thời, không để trẻ bị thương tích.
- Quản lí trẻ cẩn thận mọi lúc mọi nơi. Tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường.
* An toàn tính mạng:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Không để  xảy ra việc thất lạc trẻ.
- Đồ chơi ngoài trời, phù hợp với độ tuổi, CSVC đảm bảo an toàn đảm bảo an toàn về tính mạng.
- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể để giữ an toàn giao thông trong giờ đưa đón, trả trẻ.
 
 
Bác sĩ Trạm y tế, giáo viên
Nhân viên y tế
 
 
 
 
 
Bác sỹ chuyên khoa Trung tâm y tế huyện - Giáo viên.
 
 
 
 
 
 
Giáo viên; Phụ huynh
 
 
 
 
 
Nhân viên y tế, giáo viên, phụ huynh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Giáo viên, phụ huynh, nhân viên y tế
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên thực hiện
 
3.5 Chăm sóc trẻ khuyết tật - Trẻ khuyết tật đ­ược chăm sóc, đối xử công bằng nh­ư những trẻ khác, không phân biệt, kỳ thị trẻ khuyết tật. (Tự kỷ)
- Có biện pháp GD riêng cho trẻ khuyết tật: Tạo MT cho trẻ khuyết tật học tập, hoà nhập, quan tâm đến trẻ khuyết tật để giúp đỡ trẻ, tạo điều kiện cho trẻ.
Giáo viên; phụ huynh  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI 5-6 TUỔI
Nội dung Phương pháp hình thức thực hiện Người thực hiện, người phối hợp thực hiên Lưu ý/điều chỉnh
3.1. Tổ chức bữa ăn
 
a.Số lượng và chất lượng bữa ăn:
- Trẻ ăn tại trường : Một bữa chính và một bữa phụ.
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày: 615 - 726 Kcal.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ănBữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.
+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu đầy đủ các chất
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.
* Lượng thực phẩm:
- Mỗi bữa chính trẻ ăn  280g - 300g cơm và thức ăn (khoảng 2 bát) với đủ năng l­ượng và các chất dinh d­ưỡng cần thiết nh­ư: Đạm, bột, đư­ờng, muối khoáng .
* Nước uống:
- Hàng ngày trẻ đ­ược uống n­ước đầy đủ, nhất là về mùa hè. L­ượng nư­ớc cần đ­ược đ­ưa vào cơ thể trẻ 1,6 – 2,0 lít nước/trẻ/1 ngày (Kể cả trong thức ăn và hoa quả).
- Mùa đông cần ủ n­ước cho ấm.
- Giáo viên cho trẻ uống theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày. Không nên cho trẻ uống nhiều nư­ớc trư­ớc bữa ăn.
b. Chăm sóc bữa ăn
* Tr­ước khi ăn.
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh và hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sát khuẩn trước khi ngồi vào bàn ăn.
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng ăn uống cho trẻ và một số đồ dùng khác
* Trong khi ăn.
- Giáo viên tạo không khí ngon miệng cho trẻ, động viên trẻ ăn hết suất
 - Dạy trẻ có một số hành vi văn minh trong ăn uống
* Sau khi ăn:
- Giáo viên hướng dẫn trẻ tự VS răng miệng,uống nước
- Giáo viên lau sàn nhà khô ráo sạch sẽ, sát khuẩn sàn nhà sau khi ăn xong.
 
-CBQL chỉ đạo thực hiện.
-GV phối hợp phụ huynh thực hiện
 
  1. .Tổ chức giấc ngủ
 
* Chuẩn bị tr­ước khi trẻ ngủ:
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cho giấc ngủ của trẻ, tâm thế cho trẻ phải thoải mái, phù hợp theo mùa
* Theo dõi trẻ trong khi ngủ:
- Trẻ có thói quen ngủ tr­ưa 1 giấc khoảng 140- 150 phút. Trẻ ngủ ngon giấc, đầy giấc.
- Giáo viên nhắc trẻ vào chỗ ngủ nằm đúng tư thế. Khi trẻ ngủ cô phải thường xuyên có mặt để theo dõi trẻ ngủ an toàn, giáo viên thường xuyên quan sát, phát hiện kịp thời và xử lý các tình huống có thể xẩy ra trong khi ngủ.
* Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy:
- Không nên đánh thức trẻ đồng loạt, trẻ nào thức trước giáo viên cho trẻ dậy tr­ước.
-Giáo viên nhắc nhở trẻ làm một số nhiệm vụ sau khi ngủ dậy, cất đồ dùng vào nơi quy định. Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều.
- Giáo viên thực hiện  
3.3. Tổ chức vệ sinh
 
1.Vệ sinh cá nhân cô:
- Cô giáo phải thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không làm lan bệnh tật sang trẻ và cộng đồng.
* Vệ sinh thân thể:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng và n­ước sạch trư­ớc khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh....
- Luôn giữ VS khi chăm sóc trẻ. Đeo khẩu trang, tạp dề khi tổ chức bữa ăn cho trẻ. Quần áo gọn gàng, sạch sẽ.  Không sử dụng chung đồ dùng của trẻ
2. Vệ sinh cá nhân trẻ
2.1Chuẩn bị các đồ dùng vệ sinh cá nhân.
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Đồ dùng của trẻ có ký hiệu riêng
2.2 Chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện VSCN, phòng tránh dịch sốt xuất huyết, dịch đau mắt đỏ, bệnh chân tay miệng…
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và lau khô tay theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh.
- Giáo viên hướng dẫn trẻ một số công việc tự chăm sóc sức khỏe cá nhân và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.
3. Vệ sinh môi trường:
* Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi
- Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, trong kho giáo viên phải thường xuyên lau chùi, sắp đặt gọn gàng và đảm bảo an toàn cho trẻ.
-Giáo viên có lịch cuối tuần vệ sinh lau rửa các loại đồ dùng đồ chơi an toàn và phơi khô ráo(Rửa bằng nước sát khuẩn khi dịch bệnh xảy ra)
- Đồ dùng vệ sinh phải cất đặt gọn gàng, ngăn nắp
- Bàn ghế phải cọ rửa vào cuối tuần, phơi khô, xếp đặt gọn gàng.
* Vệ sinh phòng nhóm
- Giáo viên thường xuyên vệ sinh phòng nhóm sau khi trẻ ăn xong, sau khi trẻ ra về. Phòng phải khô ráo không để trẻ trơn trượt.
- Phòng học,phòng kho thường xuyên sạch sẽ , đồ dùng trong kho phải xếp đặt gọn gàng, theo bộ khoa học, dễ thấy, dễ lấy
- Phòng vệ sinh thường xuyên được lau chùi sạch sẽ, khô ráo và không có mùi hôi khai.
* Xử lý rác, nước thải
- Rác thải của nhóm lớp được bỏ vào túi ni lon và bỏ vào thùng rác có nắp đậy của lớp. Cuối ngày giáo viên đưa về nơi tập kết rác thải của nhà trường để xử lý rác sạch sẽ. Phân loại rác theo chất liệu
- Thường xuyên khơi thông cống rãnh để thông nguồn nước thải, không để ứ đọng nước thải sau khi rửa xong, không để gây mùi hôi của nước thải, mất vệ sinh.
* Giữ sạch nguồn nước
-Nguồn nước cho trẻ ăn uống phải đảm bảo đúng quy chuẩn. Cung cấp đủ nước sạch để nấu và sinh hoạt hằng ngày.
- Dụng cụ chứa nước đảm bảo sạch sẽ không gây độc, có nắp đậy,dễ cọ rửa, an toàn cho người sử dụng.
-Giáo viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3.4.Tổ chức chăm sóc sức khỏe và an toàn
 
1. Chăm sóc sức khỏe trẻ:
* Khám sức khỏe định kì:
- Nhà trường kết hợp Trạm y tế xã để kiểm tra sức khỏe cho trẻ (Tháng 9, tháng 3), phát hiện xem những trẻ nào mắc các bệnh thông thường.
-Nhân viên y tế nhà trường thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ em, kịp thời phát hiện bệnh tật của trẻ để phối hợp với gia đình có hướng xử lý, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo qui định.
* Khám điều trị chuyên khoa:
-Trong năm học nhà trường phối hợp bác sỹ của Trung tâm  y tế huyện, bác sỹ chuyên khoa để khám  cho trẻ ít nhất 1 lần trong năm; phát hiện những bệnh có thể nguy hiểm để thông báo cho phụ huynh điều trị theo chuyên khoa kịp thời.
  •  
-Giáo viên tổ chức cân cho trẻ và ghi vào biểu đồ tăng trưởng mỗi quý một lần (15/9; 15/12; 15/3); đo chiều cao 3 tháng 1 lần (15/9; 15/12 và 15/ 3). Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì theo dõi hàng tháng,
2.Phòng và xử lý các bệnh thường gặp:
* Phòng tránh dịch bệnh sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, chân tay miệng…:
-Giáo viên thực hiện phòng chống dịch sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, chân tay miệng… chuẩn bị tốt các điều kiện để phòng chống dịch các loại bệnh xảy ra.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp; tuyên truyền tốt với phụ huynh để đảm bảo phòng dịch sốt xuất huyết, dịch đau mắt đỏ, chân tay miệng…
*Phát hiện và chăm sóc trẻ ốm:
  • Giáo viên thường xuyên quan sát trẻ để phát hiện những biểu hiện của trẻ ốm, trao đổi với phụ huynh và nhân viên y tế để chăm sóc trẻ chu đáo; không để trẻ sốt cao nguy hiểm tính mạng.
- Phối hợp với phụ huynh cho trẻ ăn uống đảm bảo các chất khi trẻ ốm.
*Phát hiện và xử lý ban đầu của một số bệnh thường gặp:
- Giáo viên kịp thời phát hiện trẻ có biểu hiện các bệnh thường gặp, phối hợp cùng phụ huynh để cho trẻ uống thuốc theo sự chỉ dẫn của cán bộ phụ trách công tác y tế.
-Giáo viên làm tốt việc tuyên truyền về bệnh thường gặp theo mùa cho phụ huynh nắm bắt và đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Nhà trường có tủ thuốc và có đủ các loại thuốc thông dụng, có dán nhãn mác và hạn sử dụng của các loại thuốc. Tủ thuốc có thêm các dụng cụ y tế khác phục vụ cho phòng tránh một số bệnh thường gặp.Tủ thuốc phải khóa cẩn thận, sạch sẽ, không để các thứ khác vào tủ thuốc.
3.Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
*An toàn thể lực:
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời thanh lí, tu sửa, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi,không để trẻ bị thương tích.
- Giáo viên tạo môi trường an toàn, quản lí trẻ cẩn thận mọi lúc mọi nơi.
* An toàn tính mạng:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Không để  xảy ra việc thất lạc trẻ.
- Đồ chơi ngoài trời, phù hợp với độ tuổi, CSVC đảm bảo an toàn đảm bảo an toàn về tính mạng.
- Phối hợp với các ban nghành đoàn thể để giữ an toàn giao thông trong giờ đưa đón, trả trẻ.
Bác sĩ trạm y tế, Nhân viên y tế, giáo viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
Bác sỹ đa khoa Nhân viên y tế, giáo viên thực hiện
 
Giáo viên thực hiện
 
 
 
 
Giáo viên; Phối hợp phụ huynh thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhân viên y tế, giáo viên, phụ huynh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3.5. Chăm sóc trẻ khuyết tật - Trẻ khuyết tật đ­ược chăm sóc, đối xử công bằng nh­ư những trẻ khác, không phân biệt, kỳ thị trẻ khuyết tật(Nghe)
- Có biện pháp GD riêng cho trẻ khuyết tật(Nghe): Tạo MT cho trẻ khuyết tật học tập, hoà nhập, quan tâm đến trẻ khuyết tật để giúp đỡ trẻ, tạo điều kiện cho trẻ.
Giáo viên phối hợp phụ huynh thực hiện  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
A. Kế hoạch tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo
  1. Căn cứ XD Kế hoạch:
  • Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2020, ban hành Chương trình cho trẻ làm quen với tiếng Anh giành cho trẻ mẫu giáo;
- Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
 - Quyết định 2445/QĐ-UBND ngày 23/7/2020 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”;
- Công văn số 1530/SGD&ĐT-GDCN-GDTX ngày 05/8/2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An về hướng dẫn thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo và Chương trình tăng cường dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Công văn số 1670/SGD&ĐT-GDCN-GDTX ngày 15/8/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình tăng cường tiếng Anh theo hình thức dạy trực tuyến (online) trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
 - Công văn số 1806/SGD&ĐT-CTTT-GDTX ngày 19/8/2024 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo và Chương trình tăng cường tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An, năm học 2024-2025;
- Công văn số 480/KH-SGD&ĐT ngày 22/3/2021 về Kế hoạch tuyên truyền thực hiện đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2030;
- Nghị Quyết số 31/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An;
- Công văn số 704/PGD&ĐT-CMTA ngày 20/8/2024 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo và Chương trình tăng cường tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Diễn Châu năm học 2024-2025;
  • Căn cứ nhu cầu của phụ huynh trong việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh;
  • Kết quả thực hiện của năm học 2023-2024 về việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh;
  • Trường Mầm Non Diễn Thịnh xây dựng kế hoạch cho trẻ làm quen với tiếng Anh năm học 2024– 2025 như sau:
          2. Chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo
 
 
 
TT
 
TÊN TÀI LIỆU
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỜI LƯỢNG, THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
 
CHUẨN ĐẦU RA
1 Giáo trình học FIVE STEPS OF ENGLISH Nhà xuất bản Đại học Quốc gia HN)
 
- Trẻ MG 5 tuổi
- Số lớp: 3
- Dự kiến Số trẻ: 75 trẻ
Trung tâm ngoại ngữ  NEWLIGHT Diễn Châu Tổng số tiết/năm: 70
HK1: 35 tiết HK2: 35 tiết (Trong đó tiết số mấy là Kiểm tra đánh giá định kỳ, tổ chức hoạt động tập thể, đánh giá đầu ra theo cam kết,10 tiết)
- Sau hoạt động học buổi sáng và sau hoạt động chơi buổi chiều.các ngày thứ  2,  thứ 4 hàng tuần
- 1 tiết 30 - 35 phút ( cả thời gian ổn định)
- Thời gian học ngoài giờ chính khóa của trẻ  
Phòng giáo dục âm nhạc, Giáo dục tăng cường - Trẻ hứng thú trong các hoạt động làm quen với tiếng Anh;
- Thích tìm hiểu, khám phá các nền văn hóa khác;
- Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp;
- Nghe và nhận diện, nhận biết được một số từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng và hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi;
- Nghe và nhắc lại được từ chỉ số từ 1 đến 10, một số từ, cụm từ chỉ sự vật, hiện tượng, hành động quen thuộc với lứa tuổi;
- Nghe và thực hiện được 2 đến 3 yêu cầu liên tiếp đơn giản, phù hợp với lứa tuổi;
- Nghe và trả lời được bằng cử chỉ, hành động hoặc 1-3 từ, một số mẫu câu rất đơn giản trong một số tình huống giao tiếp đơn giản, quen thuộc và khi được hỏi về khả năng và sở thích;
- Nghe và thực hiện được theo hướng dẫn bằng cử chỉ, hành động hoặc lời nói (1-3 từ) khi tham gia các trò chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi;
- Nghe hiểu được nội dung truyện tranh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và trả lời câu hỏi về một số tình tiết rất đơn giản theo trình tự của truyện;
- Nhắc lại được, nói được từ chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng và hành động trong phạm vi từ vựng được làm quen;
- Đọc theo được thành tiếng một số từ thông dụng khi xem tranh minh họa chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động, biểu tượng, kí hiệu trong phạm vi từ vựng được làm quen;
- Nhắc lại, đọc theo được một số câu vần, câu thơ quen thuộc với lứa tuổi;
- Hát theo, hát được một số bài hát quen thuộc với lứa tuổi;
- Tô màu được một số nét, chữ cái tiếng Anh.
 
 
2
Giáo trình học FIVE STEPS OF ENGLISH Nhà xuất bản Đại học Quốc gia HN)
 
- Trẻ MG 4 tuổi
- Dự kiến Số lớp: 03 lớp/ 60 trẻ
Trung tâm ngoại ngữ NEWLIGHT Diễn Châu Tổng số tiết/năm: 70
HK1: 35 tiết HK2: 35 tiết (Trong đó tiết số mấy là Kiểm tra đánh giá định kỳ, tổ chức hoạt động tập thể, đánh giá đầu ra theo cam kết,10 tiết)
- Sau hoạt động học buổi sáng và sau hoạt động chơi buổi chiều.các ngày thứ  2, thứ 4 hàng tuần
- 1 tiết 30 - 35 phút ( cả thời gian ổn định)
- Thời gian học ngoài giờ chính khóa của trẻ  
Phòng giáo dục âm nhạc, Giáo dục tăng cường - Trẻ hứng thú trong các hoạt động làm quen với tiếng Anh;
- Thích tìm hiểu, khám phá các nền văn hóa khác
- Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp;
- Nghe và nhận diện, nhận biết được được một số từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi;
- Nghe và nhắc lại được từ chỉ số từ 1 đến 5, một số từ, cụm từ đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi;
- Nghe và thực hiện được một số câu lệnh đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi;
- Nghe và trả lời được bằng cử chỉ, hành động hoặc 1 -3 từ, một số mẫu câu rất đơn giản trong một số tình huống giao tiếp đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi và khi được hỏi về bản thân và gia đình;
- Nghe và phản hồi được bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng 1-3 từ khi chơi trò chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi;
- Nghe hiểu được nội dung truyện tranh rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và trả lời câu hỏi về một số tình tiết rất đơn giản của truyện;
- Nhắc lại được, gọi tên được đồ vật, sự vật, hiện tượng và hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi;
- Đọc theo được thành tiếng một số từ thông dụng khi xem tranh minh họa chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng và hành động đơn giản, quen thuộc, phù hợp với lứa tuổi trong phạm vi từ vựng được làm quen;
- Nhắc lại, đọc theo được một số bài vần, bài thơ đơn giản, phù hợp với lứa tuổi;
- Hát theo, hát được một số bài hát đơn giản, phù hợp
 
  1. Danh sách giáo viên
TT Họ và tên Quốc tịch Năm sinh Giới tính Trình độ CM Chứng chỉ NL, NVSP Ghi chú
1 AMEJJOUD ABDELALI Morocco 2000 Nam Đại học Cử nhân Ngôn ngữ Anh, Chứng chỉ TESOL.  
2 Tạ Thị Diệu Thuý Việt Nam 1988 Nữ Đại học Cử nhân Ngôn ngữ Anh, CC NVSPMN  
               
 
 
  1. Dự toán kinh phí thu - chi:
Thỏa thuận với cha mẹ học sinh trên nguyên tắt thu đủ chi, không thu thừa.
 Học phí: 22.000 đ/ HS/tiết (Đã bao gồm cả Tài Liệu,HS đóng theo tháng)
* Mức chi Công ty hỗ trợ cho trường như sau:
- Nhà trường sử dụng 20% tổng doanh thu cho các chi phí thanh toán:
+ Chi phí quản lý: ...%
+ Cơ sở vật chất (điện, nước): ...%
+ Các chi phí khác: ...%
   
- Dự kiến Số học sinh đăng ký học: 135 trẻ.            
Dự kiến tổng học phí thu được:  135 cháu x 1.540.000/trẻ/năm  = 207.790.000 đ  
Trong đó: Trích nộp cho trung tâm: 80% = 166.320.000 đ, để lại đơn vị chi: 20% = 41.155.800 đ    
2, Chi tiết đơn vị sử dụng 20%  để lại như sau.            
               
TT Nội dung Phương án chi Dự chi    
1 Chi cho công tác tuyển sinh, phối hợp quản lý trẻ (trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm ) 10% 20.577.900đ    
2 Chi công tác quản lý, giám sát, kiểm tra 4% 8.231.160    
3 Chi công tác thu, chi: Kế toán và thủ quỹ 3% 6.173.370    
4 Chi phục vụ dạy học: điện, nước, CSVC 3% 6.173.370    
Tổng chi 20% 41.155.800 đ    
3, Trung tâm nhận 80% học phí để chi trả các chi phí sau:      
 Chi trả chế độ cho giáo viên tham gia giảng dạy (Kể cả GV trợ giảng)      
Thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN 2% với ngân sách nhà nước.        
Các chi phí khác liên quan đến chương trình.            
                           
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
B. Chương trình giáo dục kỹ năng sống, phát triển năng khiếu (Múa, võ) cho trẻ MG
 
TT NỘI DUNG TÊN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HÌNH THỨC PHỐI HỢP GIÁO VIÊN, TRÌNH ĐỘ THỜI LƯỢNG, THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC DỰ KIẾN MỨC THU
1 Tổ chức hoạt động GDKNS cho trẻ Chương trình Kỹ năng sống cho học sinh Mầm non. Trẻ MG 3-4 tuổi
Số lớp 1:25 cháu
Trung tâm GDKNS ALVA Võ Thị Chung Thủy
-Cử nhân công tác phát triển xã hội cộng đồng, Bằng Trung cấp lý luận chính trị hành chính.
1 tiết/ tuần (30 - 40 phút).
35 tiết/ năm/9 tháng
 
Phòng học GD âm nhạc 18.000 đồng/tiết/học sinh. Tiền tài liệu 10.000đ/1 trẻ
Chương trình Kỹ năng sống cho học sinh Mầm non. Trẻ MG 4-5 tuổi
Số lớp 1:25 cháu
Trung tâm GDKNS ALVA  Võ Thị Chung Thủy
-Cử nhân công tác phát triển xã hội cộng đồng,bằng TC lý luận chính trị hành chính
1 tiết/ tuần (30 - 40 phút).
35 tiết/ năm/9 tháng
 Phòng học GD âm nhạc 18.000 đồng/tiết/học sinh. Tiền tài liệu 10.000đ/1 trẻ
Chương trình Kỹ năng sống cho học sinh Mầm non. Trẻ MG 5-6 tuổi
Số lớp 1:30 cháu
Trung tâm GDKNS ALVA Nguyễn Văn Thông
Cử nhân Công nghệ Thông tin.
1 tiết/ tuần (30 - 40 phút).
35 tiết/ năm/9 tháng
 Phòng học GD âm nhạc 18.000 đồng/tiết/học sinh. Tiền tài liệu 10.000đ/1 trẻ
2 Hoạt động phát triển năng khiếu Múa, Võ -Khung chương trình phát triển năng khiếu   cho trẻ mầm non (độ tuổi 3 tuổi)
-Tài liệu được phê duyệt trong TB 232 của SGDĐT tỉnh Nghệ An
-Trẻ MG 3-4 tuổi
- Số lớp: 2lớp/60trẻ
-Trung tâm kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa MASTER KIDS Trần Thị Thảo
- Cử nhân Giáo dục mầm non
- Chứng  chỉ múa
 
- 1 tuần học ít nhất 1 tiết đảm bảo 75 tiết/năm học
- 1 tiết 30phút
- Thời gian học ngoài giờ chính khóa vào thứ 4,6 hằng tuần
Phòng GD âm nhạc Mức thu :16.000 VNĐ/tiết/hs (đã bao gồm tài liệu, Thời lượng dạy:  30 phút )
-Khung chương trình phát triển năng khiếu   cho trẻ mầm non (độ tuổi 4 tuổi)
-Tài liệu được phê duyệt trong TB 232 của SGDĐT tỉnh Nghệ An
-Trẻ MG 4-5 tuổi
- Số lớp:
 2lớp/60trẻ
Trung tâm kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa MASTER KIDS Lê Thị Phượng
- Cử nhân Giáo dục mầm non
- Chứng  chỉ múa
 
- 1 tuần học ít nhất 1 tiết đảm bảo 75 tiết/năm học
- 1 tiết 30 phút
- Thời gian học ngoài giờ chính khóa vào thứ 4, 6 hằng tuần
 Phòng GD âm nhạc Mức thu :16.000 VNĐ/tiết/hs (đã bao gồm tài liệu, Thời lượng dạy:  30 phút )
 
-Khung chương trình phát triển năng khiếu   cho trẻ mầm non (độ tuổi 5 tuổi)
-Tài liệu được phê duyệt trong TB 232 của SGDĐT tỉnh Nghệ An
Trẻ MG 5-6 tuổi
- Số lớp:
 2lớp/60trẻ
 
 
- Số lớp:
 1lớp/30trẻ( Võ)
Trung tâm kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa MASTER KIDS Cao Thị Hòa
- Cử nhân Giáo dục mầm non
- Chứng  chỉ múa
Hoàng Sơn
 
-Huấn luận viên Karate Do
 
- Chững chỉ võ thuật
- 1 tuần học ít nhất 1 tiết đảm bảo 75 tiết/năm học
- 1 tiết 30 phút
- Thời gian học ngoài giờ chính khóa vào thứ 4,6 hằng tuần
 Phòng GD âm nhạc Mức thu :16.000 VNĐ/tiết/hs (đã bao gồm tài liệu, Thời lượng dạy:  30 phút )
 

 
 
PHÒNG GD & ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG MN DIỄN THỊNH
 
 
 
 
Số: 89 /KH - TrMN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 
 
 
Diễn Thịnh, ngày 27 tháng  9  năm 2024
 
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2024 – 2025
 
  1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với GDMN, GDPT và GDTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Công văn số 1954/SGDĐT, ngày 30 tháng 8 năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục MN;
Căn cứ công văn số 752 /PGD&ĐT. Ngày 04/9/2024 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non;
Căn cứ vào kế hoạch số  233/KHCL-MNDT  ngày 08/11/2020, kế hoạch chiến lược phát triển trường Mầm non giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; và tờ trình bổ sung hàng năm.
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 và tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, trường mầm non Diễn Thịnh xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024- 2025 với những nội dung sau:
   II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1.Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương
 Diễn Thịnh là đơn vị đóng trên địa bàn gần  trung tâm huyện Diễn Châu Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Đảng ủy, giám sát kịp thời của Hội đồng nhân dân xã, cùng với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, sự đồng lòng, quyết tâm của Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của xã trong thời gian qua đạt nhiều kết quả quan trọng.Xã đã đạt nông thôn mới vào năm 2014.
Tổng số hộ toàn xã có hơn 3.012 hộ,  hơn 15.234 khẩu, có 2,657 nhân khẩu là giáo dân. Là một xã đồng bằng chủ yếu là nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ, trình độ dân trí không đồng đều, thu nhập của người dân thấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
- Giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn Diễn Thịnh tương đối ổn định. Thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn không có diễn biến bất thường, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu đáp ứng đầy đủ và không bị khan hiếm về số lượng, không tăng giá đột biến.
- Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định, kết quả phổ cập giáo dục MN cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được củng cố và giữ vững.
- Trường có khuôn viên bờ rào bao quanh đảm bảo an toàn. Trường xây dựng gồm    21 phòng học hệ thống trang thiết bị tương đối đồng bộ, hiện đại đáp ứng cho công             tác chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu. Trường được công nhận lại trường chuẩn quốc gia mức độ I năm 2020 và đạt chất lượng giáo dục cấp độ 2.
        Địa phương có 03 trường học, 03 trường đã đạt chuẩn Quốc gia; hàng năm được công nhận đạt phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, Giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở;
         Đảng bộ có 18 chi bộ có 520 đảng viên, chi bộ nông thôn có 12 chi bộ, 3 chi bộ trường, 1 chi bộ công an, 1 chi bộ quân sự, 1 chi bộ quỹ tín dụng, đảng viên chi bộ trường học là 82 đồng chí.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường năm học 2024 - 2025
2.1. Đặc điểm các độ tuổi của trẻ
- Tổng số học sinh trường có 21 lớp với 610 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ  5 tuổi ra lớp Chưa đạt so với kế hoạch phê duyệt 217 /246 đạt 88,2 % (Vận còn 38 cháu học tại nhà thờ giáo xứ Trung Song).
  + Nhóm trẻ: 03 nhóm với  79/364 trẻ tỷ lệ 21,7%;
  + Lớp mẫu giáo: 18 lớp với 536/636 trẻ, tỷ lệ 84,2%.
- Bố trí nhóm, lớp
+ Nhóm trẻ 24 - 36 tháng: 03 nhóm, 79 cháu
+ Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 06 lớp,  153 cháu
+ Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi 06 lớp, 187 cháu
  + Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 06 lớp, 196 cháu học tại trường
2.2. Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý
- Về số lượng: Tổng số cán bộ, viên chức: 57 đ/c Trong đó:
+ Cán bộ quản lý : 03 đ/c; trình độ Thạc sỹ: 01/03 đ/c. Đại học: 3/3 đ/c.
+ Giáo viên có 38 đ/c; biên chế 38 đ/c.
+ Nhân viên 16 đ/c (01 nhân viên y tế, 01 nhân viên kế toán, 12 cô nuôi và 02 nhân viên bảo vệ). Trong đó: Đại học: 01 đ/c; Cao đẳng: 01 đ/c. Trung cấp: 12 đ/c
- Về chất lượng :
Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm, trong đó: trên chuẩn 31/43, đạt 73,1% (Thông tư 41/TT- BGD-ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010). nên có năng lực công tác, giảng dạy có chất lượng. Hàng năm được bồi dưỡng, học tập thường xuyên, để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
- Số lượng đảng viên là 23 đ/c đạt tỷ lệ 53,4%.
2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; điểm trường, lớp ghép; cơ sở vật chất thực hiện bán trú.
 Tổng số phòng học có 21 phòng học trong đó: kiên cố 14 phòng; bán kiên cố là 7 phòng. Đủ để tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày. Tất cả các phòng học đã được tu sửa nên đảm bảo cho việc dạy và học của nhà trường.
Trường mầm non Diễn Thịnh là trường Hạng I. Trường có 2 điểm trường; điểm 1 (cụm Nam Thịnh) đóng tại xóm Tân Phúc, có tổng diện tích sử dụng 3700m2.; điểm 2 (cụm Bắc Thịnh) đóng tại xóm Nam Thịnh. Có tổng diện tích sử dụng 2954m2
3. Đánh giá chung
Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo trực tiếp và sự quan tâm hỗ trợ về nhiều mặt của PGD&ĐT Diễn Châu. Cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân xã Diễn Thịnh thật sự quan tâm, chăm lo cho giáo dục xã nhà nói chung cho  giáo dục mầm non nói riêng.
- Trường được công nhận lại trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
 - Đội ngũ cán bộ, giáo viên hầu hết trẻ, khoẻ, có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đạt trên chuẩn cao, năng lực chuyên môn khá đồng đều, nhiệt tình, yêu nghề, đoàn kết.
- 100% trẻ 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi trong độ tuổi Mầm non có nhu cầu đã được tiếp nhận vào trường.
- Kết quả thực hiện chuyên đề , chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục  trẻ các năm học trước tương đối tốt.
- Có nhiều phụ huynh trong trường nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác CS&GD cho trẻ MN, nên rất quan tâm và ủng hộ về mọi mặt cho nhà trường.
- Các đoàn thể trong trường duy trì tốt nề nếp hoạt động và hưởng ứng các phong trào một cách mạnh mẽ.
Khó khăn:
- Trường còn có 2 điểm trường nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc phân công giáo viên, xếp lớp cho trẻ,tổ chức các ngày lễ hội..vv
- Cơ sở vật chất nhà trường nhiều hạng mục đã xuống cấp như. Dãy nhà 8 phòng học phía sau của cụm Nam hiện nay các cánh cửa window đã hư hỏng,gãy bản lề,các khóa cửa không còn có giá trị sử dụng gây mất an toàn cho cô và trẻ củng như việc bảo quản an toàn tài sản của nhóm lớp:
- Dãy 8 phòng học phía tây cũng đã xuống cấp,tường bong tróc,có lớp bị nứt dột...không đảm bảo cho việc trang trí các bài tập trên mảng tường cho trẻ hoạt động.
 Hệ thống điện, Đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị dạy học theo thông tư 01/2017/TT- BGDĐT của các nhóm lớp dưới 5 tuổi còn thiếu về số lượng.
- Khối phòng học của trẻ 3 tuổi và 4 tuổi chưa có công trình vệ sinh khép kín,chưa có phòng kho riêng nên rất khó khăn trong công tác quản lý dạy và học.
- Sân chơi, bãi tập của trường chưa mái che mưa nắng  làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy  cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.
- Số lượng giáo viên biên chế chưa đủ theo yêu cầu, vì vậy cường độ làm việc của CBGV luôn quá tải. Một số ít giáo viên còn hạn chế trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động CSGD trẻ.
 - Đời sống của nhân viên hợp đồng trường còn khó khăn, mức lương thấp chưa đáp ứng được yều đề ra.
    III. MỤC TIÊU CHUNG:
1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí nhà nước về giáo dục mầm non (GDMN), trong đó chú trọng GDMN ngoài công lập. Tập trung đổi mới công tác quản lí, quản trị nhà trường theo hướng tăng cường phân cấp, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình trong các cơ sở GDMN.
2. Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ; đẩy mạnh phát triển chương trình GDMN phù hợp với điều kiện của địa phương; thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng tăng cường cho trẻ thực hành, trải nghiệm, phát triển thể chất; đổi mới, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
3. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các mô hình: Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; Hỗ trợ trẻ 5 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học; “Phòng giúp phòng, trường giúp trường”; Thí điểm trường mầm non tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế; Mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học”.
4. Khuyến khích phát triển mầm non ngoài công lập; làm tốt công tác tuyên truyền huy động trẻ 5 tuổi  vùng giáo đến trường, lớp 100%. Củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi (PCGDMNTNT), hướng đến thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo.
          5. Huy động mọi nguồn lực đầu tư CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo các điều kiện thực hiện Chương trình  GDMN; bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng yêu cầu đổi mới; đẩy mạnh xã hội hoá GDMN nhằm đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ.
6. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng trẻ em mầm non; quan tâm đến đối tượng trẻ em có bố mẹ làm việc ở các khu công nghiệp, bố mẹ là công nhân có thu nhập thấp, trẻ em vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.
7. Tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong công tác quản trị, quản lý và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
8.Mục tiêu thi đua:
* Danh hiệu tập thể:
- Tập thể  hoàn thành tốt nhiệm vụ. LĐTT.
- Tổ CM đạt tiên tiến xuất sắc: 2/2 tỷ lệ 100%; 
-  Nhóm, lớp tiên tiến xuất sắc: 11/21 tỷ lệ 52,3%.
* Danh hiệu cá nhân:
- Lao động tiên tiến: 41/43 người; tỷ lệ 95,3%.
- CSTĐ cấp cơ sở: 5 - 6 người.
- Giấy khen của Chủ tịch UBND Huyện; 01 người.
- Giáo viên giỏi trường; 36/38 người.
IV. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, CÁC CHUYÊN ĐỀ.
1. Chương trình giáo dục chính khóa (Nội dung chương trình, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình GDMN)
1.1. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học(Phụ lục 1)
     1.2. Kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các độ tuổi(Phụ lục 2)
2. Chương trình hoạt động giáo dục ngoài chính khóá.
- Làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo (Phụ lục 3)
- Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MG( Phụ lục 4)
- Dạy múa ( Phụ lục 5 )
3. Kế hoạch thực hiện các chuyên đề (Phụ lục 6)
3.1. Kế hoạch phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong CSGD trẻ.
3.2. Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”;   “Xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện”,  Chương trình “tôi yêu việt nam” về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
3.3. Hoạt động hỗ trợ trẻ 5 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học.
V. CÁC CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Truyền thông về các chủ trương, chính sách, các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
a) Chỉ tiêu:
- 100% CBGVNV được tiếp cận các văn bản của nghành học của nhà trường.
- 21/21 nhóm, lớp có góc tuyên truyền, có ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền. Đa số từ 75-85% Phụ huynh được nghe phổ biến các chủ trương chính sách về GDMN, Chương trình GDMN, Kiến thức nuôi dạy trẻ, các kế hoạch của nhà trường.
b) Biện pháp:
        -  Phân công cán bộ phụ trách cập nhật văn bản của cấp trên và phát hành qua  pgddienchau.vnptioffice.vn; mndienthinh.dc@nghean.edu.vn. đồng thời gửi các văn bản cho các tổ chuyên môn, các bộ phận, CBGVNV. Nhận thư, gửi thư cho các tổ chuyên môn, các bộ phận, CBGVNV qua hộp thư điện tử của nhà trường  mndienthịnh.dc@nghean.edu.vn, giaoviendienthinh@gmail.com, Tạo phòng họp Zoom, Zalo, facebook, Messenger của nhóm.
- Chỉ đạo đăng lên bảng tin của nhà trường, giao nhiệm vụ cho CBGVNV về việc phổ biến chủ trương chính sách về GDMN, Chương trình GDMN, các kế hoạch của nhà trường, kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức, phù hợp, hiệu quả, có sức lan tỏa sâu rộng cho phụ huynh. Giáo viên chủ nhiệm lập nhóm Zoom, Zalo, facebook, Messenger, Viber, Youtube… của nhóm, lớp để phối hợp với phụ huynh, trao đổi thông tin nội dung các chủ đề, … nội dung công khai của trường (đối tượng là phụ huynh của nhóm, lớp và CBQL, giáo viên chủ nhiệm là quản trị viên). Tổ chức họp phụ huynh 3 lần/năm, mỗi lớp một góc tuyên truyền, trao đổi giờ đón-trả trẻ.
- Phối hợp với Ban ĐDCM HS để tổ chức các cuộc họp, các ngày lễ hội, lồng ghép công tác phổ biến tuyên truyền.
- Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về phổ biến, hướng dẫn CBGVNV thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình GDMN; tăng cường truyền thông về kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
  - Đẩy mạnh việc phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức, hiệu quả, phù hợp.
2. Quy mô phát triển số lượng;
a) Chỉ tiêu:
    - Thực hiện kế hoạch phát triển theo Căn cứ QĐ số 2144/QĐ-UBND ngày 02/7/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Diễn châu về phê duyệt kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục năm học 2024 - 2025 là 21 nhóm lớp, Tổng số học sinh 615; trong đó:
  + Nhóm trẻ: 03 nhóm với  79/364 trẻ tỷ lệ 21,7%;
  + Lớp mẫu giáo: 18 lớp với 536/636 trẻ, tỷ lệ 84,2%.
- Bố trí nhóm, lớp
+ Nhóm trẻ 24 - 36 tháng: 03 nhóm, 79 cháu
+ Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 06 lớp,  153 cháu
+ Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi 06 lớp, 187 cháu
  + Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 06 lớp, 196 cháu học tại trường. Trong đó trẻ 5 tuổi  217/246 tỷ lệ ra lớp 88,2% .Tiếp tục vận động trẻ ra lớp đạt kế hoạch .
- Chuyên cần của trẻ mẫu giáo các độ tuổi đạt 90% trở lên, MG 5 tuổi đạt: 95-97%;
 - Huy động ngoài công lập 1 nhóm trẻ 1-3 tuổi: 07 cháu.
b) Biện pháp:
- Phân công cho giáo viên điều tra, rà soát nắm bắt, lập danh sách báo cáo chính xác trẻ từ 0-5 tuổi (trẻ sinh năm : 2019, 2020, 2021, 2022,2023,2024) trẻ từ nơi khác chuyển đến và trẻ chuyển đi nơi khác.
- Thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh; Phối hợp với các đoàn thể, các cơ sở xóm làm tốt công tác tuyên truyền, động viên phụ huynh đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi, đi học chuyên cần.
- Phân công GV có trình độ đạt chuẩn, có năng lực s­ư phạm tốt; Bố trí giáo viên cho lớp 5 tuổi đủ 2 GV/lớp; nhà trẻ 2 GV/nhóm trẻ; phân công GV chủ nhiệm lớp.
- Khảo sát, phân loại và huy động hầu hết trẻ khuyết tật học hòa nhập trong trường MN. Trẻ khuyết tật học hòa nhập phải được đối xử công bằng, được theo dõi đánh giá sự tiến bộ của trẻ.
- Rà soát, tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để hoàn thành hồ sơ thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho trẻ.
3. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ;
a) Chỉ tiêu.
- 100% nhóm, lớp đảm bảo an toàn cho trẻ trong năm học. Trong đó 100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần. Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 về trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. Làm tốt công tác phòng dịch bệnh theo mùa. Đảm bảo ba “yên”; “trẻ yên vui, cô giáo yên tâm, phụ huynh yên lòng.”, “ Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ trong trường mầm non”, “xây dựng Trường học hạnh phúc” , “ Tôi yêu Việt Nam”, “Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử trong trường mầm non”,
b) Biện pháp
- Phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm rõ ràng cụ thể cho tập thể, bộ phận, cá nhân phụ trách, nhà trường chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, chính quyền địa phương, các ban nghành, đoàn thể  đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch bệnh (Covid-19 và các dịch bệnh khác), ứng phó với thiên tai. Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn, chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn cho trẻ;
- Làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, trách
 nhiệm cho CBQL, GVNV và cam kết chịu trách nhiệm khi xẩy ra mất an toàn
và có hành vi bạo hành trẻ.
- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát bán trú, việc xuất nhập thực phẩm, chất lượng thực phẩm, đảm bảo an toàn thực thực phẩm, không để xẩy ra ngộ độc thực phẩm, rà soát kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục các yếu tố , nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ như đồ dùng đồ chơi các thiết bị, CSVC. Giám sát chặt chẽ việc chăm sóc trẻ không để ra tình trạng bạo hành trẻ, không để xẩy ra tai nạn thương tích, đuối nước, phòng chống cháy nổ, an ninh trong nhà trường.
- Phối hợp với công an xã, đoàn thanh niên đảm bảo an ninh, an toàn trường học, thực hiện cổng trường an toàn giao thông, giải tán hàng rong cổng trường.
4. Nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
4.1. Nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
          a) Chỉ tiêu:                                          
+ 100% nhóm, lớp tổ chức ăn bán trú ăn đủ định lượng, ngủ đủ giấc, uống sữa học đường, trong đó 100% trẻ ăn bán trú và 95 % trẻ tham gia uống sữa học đường tại trường; bảo đảm mức ăn tối thiểu 19.000đ/ngày/trẻ, Thực hiện đầy đủ các chế độ cho trẻ theo quy định.
+ 100% nhóm, lớp tổ chức cân, đo theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, kiểm tra, khám theo dõi sức khỏe tại trường, trong đó 100% trẻ được cân đo theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định (nhà trẻ; MG: Cân, đo 3 lần/năm). Riêng trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân, trẻ ốm cân hàng tháng. 100% trẻ được  kiểm tra sức khỏe 1 lần/năm học. Phấn đấu cuối năm tỉ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân dưới 3,0%; tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi  dưới 4,0% , béo phì dưới 2%.
b) Biện pháp
- Tuyên truyền phụ huynh tổ chức bán trú, nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú.
- Xây dựng thực đơn bán trú đảm bảo cân đối, hợp lý về dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương, từng đơn vị; tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Chỉ đạo tổ nuôi dưỡng tăng cường trồng rau sạch theo mùa để phục vụ bán trú, đảm bảo an toàn, nâng cao chất lương bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non. Xây dựng thực đơn có đa dạng thực phẩm (bữa chính đủ 10 loại thực phẩm, trong đó có 3-4 loại rau củ, bữa chính gồm cơm, món mặn, món xào và canh), chế biến phù hợp độ tuổi, xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần chẵn, lẻ, không trùng lặp. Xây dựng thực đơn và có biện pháp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì. Tổ chức nhiều hình thức như: ăn tự chọn, bữa cơm gia đình (ăn chung các món), trẻ ăn theo suất chia bằng khay I nốc.
- Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ, công tác xuất nhập thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công khai minh bạch chế độ ăn của trẻ; thực hiện các khoản thu, chi dịch vụ bán trú theo các văn bản hướng dẫn về quản lý tài chính theo quy định hiện hành. Chỉ đạo, kiểm tra giám sát công tác xuất nhập thực phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP xử lý nghiêm khắc nếu có hành vi,vi phạm. Tổ chức ký hợp đồng thực phẩm với các công ty có đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
- Triển khai chương trình sữa học đường. Phối hợp với phụ huynh làm vườn rau sạch cho trẻ bán trú.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức bữa ăn bán trú của trẻ; công khai chế độ ăn, kiểm thực ba bước. Khai thác, ứng dụng hiệu quả các phần mềm quản lý bán trú; khuyến khích sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng trong việc giám sát quy trình, chất lượng bữa ăn của trẻ tại các nhóm, lớp.
- Mua sắm, bổ sung đầy đủ thiết bị bếp; Bố trí bếp ăn đúng quy trình bếp 1 chiều, tăng cường thiết bị đầy đủ và hiện đại; xây dựng bếp ăn đủ điều kiện VSATTP.
- Khi có chương trình sữa học đường triển khai đến tận phụ huynh.
       - Chỉ đạo giao cho nhân viên y tế, cán bộ phụ trách chủ động phối hợp với Trạm y tế, giáo viên chủ nhiện, phụ huynh trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. (Theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGD ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT). Phối hợp với giáo viên để theo dõi  quản lý sức khỏe, tiêm chủng, uống Vitamin A, xổ giun,…. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì. Phòng tránh các bệnh thường gặp, tuyên truyền và phòng chống dịch bệnh.
- Sử dụng phần mềm quản lý bán trú Vieetec  trong chế độ, khẩu phần ăn của trẻ.
- Cân - đo theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng vào tháng 9, 12/2024 và tháng 3/2025, Hợp đồng với trạm y tế để được kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm tùy tình hình thực tế.
- Theo dõi phân loại để tập luyện cho nhóm suy dinh dưỡng tại phòng thể chất, xây dựng chế độ ăn cho nhóm trẻ SDD các loại.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống, dịch bệnh thường xuyên.
- Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc trẻ SDD các loại.
- 100% trẻ có đủ đồ dùng cá nhân , hệ thống nước sạch nhà vệ sinh đảm bảo, được lau mặt, rửa tay dưới vòi nước chảy, rửa tay bằng xà phòng, có khu vệ sinh  khô ráo, môi trường xanh-an toàn- thân thiện. Phòng nhóm, lớp, đồ dùng đồ chơi đảm bảo sạch sẽ an toàn. Đồ dùng cá nhân trẻ phải có ký hiệu riêng, thống nhất 1 loại ký hiệu. Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, kiểm tra nhà vệ sinh, phòng kho, các khu vực sân chơi, điện, nguồn nước, cống thoát nước, xử lý rác thải,…
4.2. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
a) Chỉ tiêu:
- 100% nhóm, lớp được phân chia phù hợp số lượng trẻ, đúng độ tuổi, được học Chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi. Trẻ được học ngày 2 buổi.
100% nhóm, lớp tiếp tục thực hiện nội dung chuyên đề; “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025; chủ đề “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện”. Chuyên đề: “Kế hoạch phối hợp Gia đình - Nhà trường và Cộng đồng”trong công tác NDCSGD trẻ. Khai thác hiệu quả “thư viện xanh” giúp trẻ làm quen với việc “đọc sách”. “Giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học”.
- Tổ chức cho trẻ khối 4-5 tuổi; 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm “ Tôi yêu Việt Nam” với chủ đề Giao thông.
- 100% nhóm, lớp thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ: nội dung đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá cuối chủ đề và 100%  trẻ được đánh giá: cuối giai đoạn đối với trẻ nhà trẻ, cuối độ tuổi đối với trẻ mẫu giáo trong đó phấn đấu:
+ Lĩnh vực phát triển thể chất: Nhà trẻ đạt 92-95%; mẫu giáo đạt: 95-97%.
+ Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhà trẻ đạt 91-93%; mẫu giáo đạt: 94-97%.
+ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Nhà trẻ đạt 92-94%; mẫu giáo đạt: 95-97%.
+ Lĩnh vực phát triển TCKNXH: Nhà trẻ đạt 93-95%; mẫu giáo đạt: 95-97%.
+ Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Mẫu giáo đạt: 95-97%.
- Phụ huynh tự nguyễn đăng ký cho trẻ tham gia học tiếng Anh và múa theo nhu cầu của trẻ, của phụ huynh được ký kết với trung tâm tiếng Anh. ( Khi có sự cho phép của cấp trên)
       - 100% nhóm lớp Đổi mới đánh giá sự phát triển của trẻ: Giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đánh giá trẻ : Đánh giá trẻ cuối ngày, cuối chủ đề và cuối giai đoạn kịp thời, thực chất. đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu. Sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng KHGD, điều chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ
b) Biện pháp:
- Ban giám hiệu,TTCM, GV chủ động xây dựng kế hoạch GD nhà trường; kế hoạch giáo dục năm học của các độ tuổi phù hợp với thực tế của trường, khả năng, nhu cầu, hứng thú của học sinh; phối hợp phụ huynh góp ý về các mục tiêu, nội dung trong kế hoạch giáo dục để hoàn thiện trình Phòng GD&ĐT phê duyệt; Chỉ đạo, hướng dẫn các lớp đổi mới, sáng tạo trong việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình, phát triển chương trình giáo dục nhà trường; lựa chọn, áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDMN nhằm hướng tới phát triển kỹ năng thực hành trải nghiệm và năng lực toàn diện cho trẻ.
- Tập trung xây dựng kế hoạch giáo dục các độ tuổi theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN.
- Đầu tư bổ sung CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN đầy đủ, kịp thời từ đầu năm học.
- Giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến; lựa chọn, bổ sung những nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDMN, bảo đảm tính khoa học, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhóm, lớp, khả năng và nhu cầu của trẻ, theo quy định của pháp luật để phát triển chương trình giáo dục nhà trường, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ em;
- Tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, chú trọng việc tạo môi trường trong và ngoài nhóm lớp theo hướng “mở”, không tạo môi trường theo hướng trang trí, trưng bày; thiết kế các bài tập mở ở các mảng tưởng tường; tăng cường các khu phát triển vận động, trải nghiệm với thiên nhiên; Chỉ đạo giáo viên khai thác, tận dụng triệt để ĐDĐC theo TTHN số 01/2020 thiết kế môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm lớp; tận dụng nguyên vật liệu sẵn có địa phương để cô và trẻ tự làm.
- Tổ chức Hội thảo các hoạt động thực hành, thăm lớp dự giờ để nâng cao năng lực cho giáo viên trong đổi mới các hoạt động CSGD trẻ; nâng cao kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm phù hợp với điều kiện địa phương.
- Đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt chuyên môn (SHCM), tăng cường SHCM sâu theo tổ, khối theo hướng “Sinh hoạt chuyên đề” nhằm giúp giáo viên có nhiều cơ hội trao đổi, giao lưu, học tập, rút kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường, tổ chức nội dung giáo dục, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, đánh giá của giáo viên theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”.
- Đổi mới đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm đánh giá sự tiến bộ của từng cá nhân trẻ dựa trên mức độ đạt được so với kết quả mong đợi của chương trình; từ đó giáo viên xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, kinh nghiệm của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Không tạo áp lực về thành tích; không so sánh, xếp loại trong đánh giá trẻ.
- Triển khai thực hiện chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo theo đúng tinh thần các văn bản hướng dẫn. Hợp đồng với Trung tâm tiếng Anh có đủ cơ sở pháp lý, đảm bảo điều kiện về CSVC, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên đáp ứng các hoạt đọng làm quen với ngoại ngữ cho trẻ. Xây dựng kế hoạch cụ thể, làm việc với phụ huynh theo hình thức 03 bên cùng bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất hợp đồng cam kết. Chỉ tổ chức thực hiện sau khi được sự đồng thuận của phụ huynh.
- Tổ chức giao lưu “Bé với ATGT” cấp trường vào tháng 3/2025.
- Mạnh dạn thay đổi về nội dung và hình thức tổ chức các ngày lễ hội, hướng tới cô, trẻ, phụ huynh tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội với nhiều hình thức khác nhau: Tết trung thu, 20/10, 20/11, 22/12, Lễ hội mừng xuân, 08/3, sinh nhật Bác Hồ và tổng kết năm học.
           - Chỉ đạo giáo viên chủ động xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục chủ đề phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, giúp trẻ đạt mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo quy định tại Chương trình GDMN; lựa chọn, áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDMN, bảo đảm tính khoa học, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng của trẻ, theo quy định của pháp luật; giao quyền chủ động, khuyến khích giáo viên sáng tạo đổi mới trong tổ chức các hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chú ý đến năng lực cá nhân của trẻ.  
- Chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động học bằng phương pháp trải nghiệm, học qua chơi; linh hoạt trong hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục tôn trọng sự phát triển riêng của từng cá nhân trẻ.
  - Tập trung chỉ đạo triển khai chủ đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm”.gắn với  cuộc thi trường đẹp; tổ chức hội thảo, tổng kết  thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 ” trong thực hiện chủ đề; Tổ chức cuộc thi ‘’Thiết kế và xây dựng môi trường trải nghiệm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, năm học 2024-2025'’ cấp trường
- Chỉ đạo GV đánh giá sự phát triển của trẻ đúng với khả năng của trẻ, mục tiêu, kết quả mong đợi, sự tiến bộ của trẻ để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục; Đánh giá thực hiện Chương trình GDMN gồm các nội dung đánh giá đội ngũ thực hiện chương trình, đánh giá trẻ, đánh giá sự phối hợp với gia đình cộng đồng...thông qua các hình thức, phương pháp đánh giá như đánh giá trực tiếp, gián tiếp, quan sát, phỏng vấn, thông qua bộ tiêu chí đánh giá... theo đúng mục đích nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế.
- Phối hợp với trung tâm tiếng Anh NEWLIGHT và trung tâm HAPPY WAY, trung tâm MASTERKIDS năng khiếu múa, võ  đã được Sở GD & Đào tạo thẩm định tổ chức  Chương trình ngoài chính khóa cho trẻ mẫu giáo: Chương trình làm quen với tiếng Anh  theo Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT và Quyết định số 2272/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/8/2022 về việc Phê duyệt danh mục Tài liệu làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo sử dụng trong các cơ sở GDMN trên tinh thần tự nguyện; dự kiến trong năm học thực hiện 70 hoạt động, trong đó có 1-2 hoạt động làm quen với người nước ngoài.
5. Chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
a) Chỉ tiêu
- Chú trọng công tác tuyên truyền, tích cực phối hợp với phụ huynh trong việc phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật, trẻ có nhu cầu đặc biệt; không bố trí quá 02 trẻ khuyết tật trong một nhóm, lớp; hỗ trợ các CSGDMN thực hiện hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật;
 - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với trẻ em khuyết tật, trẻ em và giáo viên
b) Biện pháp:
Chú trọng công tác tuyên truyền, tích cực phối hợp với phụ huynh phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật, trẻ có nhu cầu đặc biệt; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với trẻ em, giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hoà nhập theo quy định;
- Không bố trí quá 02 trẻ khuyết tật trong một nhóm, lớp; bố trí vị trí nhóm, lớp, chổ ngồi, phù hợp loại khuyết tật; tạo điều kiện cho cô và trẻ các lớp có trẻ khuyết tật thực hiện các hoạt động có hiệu quả theo quy định;
- Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm khảo sát mức độ khuyết tật của trẻ, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, tìm hiểu về nguyên nhân khuyết tật của trẻ, đặc điểm tâm sinh lý,  khả năng phát triển thể chất và vận động của trẻ nhằm tìm ra Biện pháp can thiệp đúng.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên tự học tập, trao đổi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
- Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tạo môi trường thân thiện,đối xử công bằng với trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ hòa đồng với cô giáo, với bạn bè và người xung quanh.
- Hướng dẫn động viên trẻ tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
- Lập hồ sơ theo dõi giáo dục đối với học sinh hòa nhập, đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh khuyết tật hòa nhập để có phương pháp giáo dục phù hợp.
- Chỉ đạo giáo viên có trẻ khuyết tật xây kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp theo từng loại khuyết tật của trẻ.
- Thực hiện đầy đủ chính sách dành cho trẻ khuyết tật, giáo viên dạy trẻ khuyết tật.
( Hiện tại có 3 trẻ khuyết tật học hòa nhập 1 cháu 5 tuổi điếc,  (Lớn D Cô Hòa),1 cháu 7 tuổi Đao(Lớn G Cô Khuyên).! Cháu bị Bệnh chân voi ( bÉ C Cô Lê Phượng)
6. Phát triển đội ngũ CBQLGVNV
6.1. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhà giáo, CBQL (BDTX)
a) Chỉ tiêu:
- 100% CBGVNV được đánh giá xếp loại theo Nghị định 48 ngày 17/7 2023 sửa đổi Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020của Chính phủ về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Phấn đấu 100% đạt HTTNV trở lên, trong đó 20% đạt THXSNV;
- 100% CBQL, GV tự đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp Thông tư 25/2018/TT-BGD ĐT đối với CBQL; Thông tư 26/2018/QĐ-BGD ĐT ngày 08/10/2018  đối với giáo viên mầm non; trong đó phấn đấu đạt 100% CBGV tự đánh giá loại khá  trở lên, không có loại trung bình, đạt yêu cầu.
- 100% cán bộ giáo viên tham gia tự bồi dưỡng theo nội dung chương trình quy định tại Thông tư 11/2019/TT-BGD&ĐT ban hành chương trình BDTX cán bộ quản lý mầm non; Thông tư 12/2019/TT-BGD&ĐT ngày 26/8/2019 ban hành chương trình BDTX giáo viên mầm non. Phấn đấu 100% đạt khá trở lên trong đó 80-85% đạt loại giỏi. 100% CBGV được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn trong năm học.
- 100% CBGV có Biện pháp sáng tạo trong CSGD trẻ, đăng ký đạt 5 - 6 bản SKKN được công nhận cấp cơ sở;
- 100% CBGV ƯDCNTT, 100% GV soạn bài bằng máy vi tính;
- 100% NVND tham gia tập huấn chế biến món ăn cho trẻ và tập huấn kiến thức về VSATTP.
         - 15% giáo viên tham gia thi và đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện theo Thông tư 22/2019/TT-BGD&ĐT.
b) Biện pháp
- Bố trí sắp xếp nắm được năng lực, sở trường của giáo viên “nhìn việc đặt người chứ không nhìn người đặt việc” bảo đảm công tác CSGD trẻ đạt hiệu quả cao. Thực hiện phân công chức năng nhiệm vụ cho CB,GV,NV cụ thể rõ ràng phù hợp điều kiện cá nhân và theo yêu cầu công việc.
- Chăm lo công tác chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật trong nhà trường.
- Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo bồi dưỡng. Tạo điều kiện thuận lợi về CSVC, trang thiết bị, môi trường giúp đội ngũ giáo viên có ý thức tự học mọi lúc mọi nơi. Trao đổi, chia sẻ, hợp tác phát huy năng lực chuyên môn. Tích cực bồi dưỡng cho giáo viên yếu, thiếu, mới.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên nhân viên.
- Tổ chức tập huấn cho CBGV các nội dung trong năm học bằng nhiều hình thức trực tiếp online, Zoom, tài liệu, youtube,…
- Bồi dưỡng giáo viên thi giáo viên giỏi cấp huyện tháng 12 đạt hiệu quả.
6.2. Đổi mới quản lý, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
a) Chỉ tiêu
- Tiếp tục đổi mới quản lý theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
- Triển khai, chỉ đạo thực hiện kịp thời các văn bản, chính sách về GDMN;
-  Đổi mới công tác quản lý theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng; nâng cao chất lượng công tác quản trị, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu;
- Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm học tại các nhóm, lớp, bộ phận;
b) Biện pháp:
- Đẩy mạnh thực hiện qui chế dân chủ trường học theo Luật số 10/2022/QH15;  thực hiện nghiêm túc quy định về công khai đối với các cơ sở giáo dục theo thông tư 36/2017/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD-ĐT; mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm và hiệu quả” trong từng hoạt động của mỗi đơn vị;
- Nghị định số 24/2021/NĐ-CP quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư số 51/2020 CTGDMN sủa đổi, Thông tư số 52/2020 Điều lệ trường mầm non)
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục theo Điều lệ trường mầm non;giao quyền tự chủ cho giáo viên trong xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình GDMN phù hợp với đối tượng giáo dục, khả năng của GV và điều kiện thực hiện.
6.3. Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn 
a) Chỉ tiêu:
- Thành lập tổ chuyên môn theo quy định, phân các bộ phận sinh hoạt.
- Quy định về thời gian sinh hoạt. Sinh hoạt thường kỳ mỗi tháng 2 buổi chiều vào thứ tư tuần 1, tuần 3. Các thành viên trong tổ chuyên môn, các bộ phận sẽ được triệu tập sinh hoạt bất thường, đột xuất vào cuối buổi chiều (nếu có công việc cần).
- Hồ sơ đảm bảo chất lượng, nội dung, hình thức sinh hoạt phong phú đa dạng.
- Mỗi tổ chuyên môn thực hiện 5-6 hoạt động minh họa/năm học trong đó:
nội dung các lĩnh vực thành viên trong tổ yêu cầu, thấy còn yếu.
b) Biện pháp
- Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ phó, có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ, đào tạo, bồi dưỡng, cho giáo viên có năng lực và phân công hoàn thành một số nhiệm vụ khác, tạo điều kiện để cán bộ rèn luyện, phấn đấu, nhằm tạo nguồn cán bộ để bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Lựa chọn giáo viên có đủ tiêu chuẩn, có năng lực, để bồi dưỡng. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Phân công cán bộ phụ trách các tổ chuyên môn, bộ phận.
- Xây dựng kế hoạch rõ ràng, đáp ứng các vấn đề thực tế dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Nội dung phong phú đảm bảo chuyên sâu về chuyên môn. Nâng cao năng lực đội ngũ, năng lực CSGD trẻ, đảm bảo chất lượng, triển khai chuyên đề, đảm bảo an toàn, đổi mới nội dung, phương pháp hình thức, các bài thơ, truyện, hát,… chưa biết chưa thuộc, làm đồ dùng đồ chơi, tổ chức các hoạt động, thiết kế môi trường trong, ngoài lớp học phù hợp chủ đề…
- Phân loại giáo viên để sử dụng hiệu quả như: giáo viên lâu năm, giáo viên mới, giáo viên yếu, thiếu,…
- Hình thức sinh hoạt: trực tiếp, online, gián tiếp qua văn bản, thông tin qua thiết bị điện tử, công nghệ, kết hợp vừa online, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp.
- Cách thức tổ chức: Thao giảng, hội thảo, thăm quan dự giờ kiến tập, hoạt động minh họa, đẩy mạnh tự nghiên cứu tài liệu, tự bồi dưỡng, trực tuyến, trao đổi qua Zalo, vidio, …. Các nội dung được đóng góp ý kiến, trao đổi, tập trung thống nhất cao trong sinh hoạt. Thời gian tổ chức các hoạt động minh họa từ tháng 10/2023 đến tháng 4/2024. Nội dung lựa chọn: tổ viên lựa chọn nội dung, tổ trưởng xây dựng kế hoạch báo cáo hội đồng chuyên môn phê duyệt, nhà trường đưa vào lịch công tác hàng tháng.
7. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi.
a) Các chỉ tiêu:
- Tham mưu xây dựng CSVC theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020; TT 16 thư viên, TT 19 trường chuẩn quốc gia KĐCL. Mua sắm bổ sung đủ đồ dùng, đồ chơi thiết bị cho trẻ theo Thông tư số 01/VBHN-BGD&ĐT ngày 23/3/2015 của Bộ GD&ĐT.
- Mua sắm, bổ sung CSVC, trang thiết bị trong lớp cho 21 nhóm, lớp, trang thiết bị ngoài trời, bếp, các khu vực chơi cho trẻ
- Có  cơ bản đầy đủ phòng học, phòng chức năng, khối phòng phục vụ học tập và các công trình phụ trợ đạt chuẩn; 100% nhóm lớp có đầy đủ thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi theo quy định; các lớp tiên tiến có đồ dùng thiết bị hiện đại theo xu thế hội nhập quốc tế; có đầy đủ đồ chơi ngoài trời theo quy định và đảm bảo an toàn;  100% lớp học xây dựng môi trường đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp với lứa tuổi và thực tế từng nhóm lớp.
- Giáo viên khai thác, bảo quản, sử dụng đồ dùng đồ chơi hiệu quả.
- 100% trẻ có đủ đồ dùng cá nhân, đồ dùng học liệu để học.
b) Các nhiệm vụ, giải pháp
- Hiệu trưởng thành lập Ban quản lý tài sản công, tiến hành rà soát CSVC, thiết bị, đồ chơi, công trình vệ sinh... xây dựng kế hoạch sửa chữa, bổ sung, thay thế kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ và hoạt động chăm sóc, giáo dục.
- Hiệu trưởng tham mưu có hiệu quả với địa phương về xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất đáp ứng trương chuẩn quốc gia.
- Thực hiện tốt công tác kiểm kê hàng năm. Mua bổ sung thay thế kịp thời những đồ dùng hư hỏng mất an toàn. Chi từ các nguồn tài chính ngân sách, học phí, bổ sung kịp thời.
- Tuyên truyền vận động tài trợ giáo dục, từ phụ huynh, tập thể doanh nghiệp, các nhân hảo tâm. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và các ban nghành đoàn thể, các doanh nghiệp, các cá nhân, các nhà hảo tâm.
- Huy động ngày công lao động của phụ huynh, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng cùng chăm lo cho giáo dục, phụ huynh góp nguyên vật liệu, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả CSVC hiện có.
- Đảm bảo 100% nhóm, lớp, giáo viên và trẻ em có đủ tài liệu, học liệu cần thiết để dạy học theo quy định; Hướng dẫn CBQL, GV, NV khai thác, sử dụng hiệu quả tài liệu, học liệu đã lựa chọn; Thực hiện công tác mua sắm thiết bị đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT Quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
8. Công tác huy động nguồn lực (Phụ lục 7: Kế hoạch thu, chi tài chính)
a) Chỉ Tiêu:
 - 100% giáo viên chủ nhiệm nhóm, lớp ký cam kết không để xảy ra tình trạng lạm thu, thực hiện thu các khoản ngoài quy định.
- Thực hiện nghiêm túc các khoản thu theo các Công văn hướng dẫn:
- Nghị quyết Số 31/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020.Nghị quyết quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ phục vụ,hộ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với các cơ sở giáo dục công lập,mức thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh nghệ an.
- 100% phụ huynh nạp các khoản đóng góp cho trẻ bằng hình thức chuyển khoản( Tuyệt đối không thu tiền mặt trong nhà trường.)
b) Biện pháp
- Xây dựng dự toán thu, chi các khoản đóng góp năm học 2024-2025.
- Nhà trường chỉ đạo giáo viên hướng dẫn, động viên, giải thích cho phụ huynh mở tài khoản ngân hàng, đóng góp cho trẻ bằng hình thức chuyển khoản 100%.
- Xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm các nguyên tắc theo các quy định hiện hành; thực hiện nghiêm túc quy định về tài chính trong việc thu - chi.
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản Hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo;
- Bảo đảm cân đối trong thu chi phù hợp và thực hiện nghiêm túc, kịp thời về chế độ chính sách cho CBGVNV và trẻ.
 - Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ trường học trong thu chi tài chính. Thực hiện nghiêm túc quy định về Công khai, báo cáo, kiểm kê tài chính theo quy định.
- Thực hiện hóa đơn điện tử các khoản đóng góp của phụ huynh.
+ Sử dụng tiền tài trợ giáo dục: theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
9. Công tác KĐCL và xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
a) Chỉ tiêu;
- Phấn đấu giữ vững trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, KĐCLGD cấp độ 2.
- 100% CBGVNV thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tham mưu xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng GD và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường MN
b) Biện pháp:
- Kiện toàn Hội đồng tự đánh giá năm học 2024-2025 của nhà trường, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên phụ trách các tiêu chuẩn.
 - Tiếp tục triển khai thực hiện công tác Kiểm định chất lượng giáo dục, hoàn thiện hồ sơ, bổ sung minh chứng đầy đủ cho năm tiếp theo.
  - Trường hoàn thành công tác tự đánh giá vào cuối năm học.
- Bố trí thời gian phù hợp tạo điều kiện cho Hội đồng và tổ công tác làm việc hiệu quả.
10. Công tác phổ cập
a) Chỉ tiêu:
Duy trì phổ cập trẻ 5 tuổi. Phấn đấu huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt Phổ cập giáo dục trẻ em 5 tuổi năm 2024.
b) Biện pháp
 - Ưu tiên nguồn lực về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cho các lớp 5 tuổi. Đảm bảo các lớp 5 tuổi được bố trí tối thiểu 02 GV/lớp, đủ đồ chơi, đồ dùng theo danh mục thiết bị, đồ chơi, đồ dùng tối thiểu;
 - Thực hiện tốt công tác điều tra  để rà soát trẻ 5 tuổi,  vận động 100% trẻ trong độ tuổi đến trường, lớp và được học 2 buổi/ngày..
 - Triển khai cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu PCGDMNTNT trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ một cách hiệu quả. Lưu giữ hồ sơ phổ cập theo quy định, đảm bảo chính xác, chất lượng.
 - Xây dựng Chương trình giáo dục nhà trường cho độ tuổi 5 tuổi theo định hướng về nội dung giáo dục của giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học:
 - Tập thói quen về nề nếp học; làm quen chữ cái; làm quen Toán theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không dạy viết chữ, dạy học vần, làm toán cho trẻ trong thực hiện chương trình GDMN cho trẻ 5 tuổi;
- Tham mưu với lãnh đạo và chính quyền địa phương, cùng phối hợp các ban ngành đoàn thể trong việc tuyên truyền vận động trẻ đến lớp.
- Tích cực thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, Hội CMHS, thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN năm tuổi theo Chỉ thị số 10 –CT/TW  của Bộ chính trị, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách phát triển GDMN.
-Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo theo quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các chế độ, chính sách khác đối với trẻ em.
- Theo quy định từ năm học 2024-2025 trểm mầm non 5 tuổi tại khoản 6 điều 15. Nghị định số 81/2021/NĐ-CP được miễn giảm học phí (được hưởng từ 1/9/2024)
11. Công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế:
Tiếp tục tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục mầm non; phối hợp với các đơn vị liên kết hỗ trợ công nghệ, kiến thức quản lý, chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ CBQL, GV, áp dụng các mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới vận dụng phù hợp với điều kiện của Tỉnh, Huyện Diễn Châu để phát triển Chương trình. Tham mưu phối hợp tốt với cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương trong việc thực hiện các đề án liên quan đến mầm non; tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ em.
12. Công tác kiểm tra nội bộ trường học.
a) Chỉ tiêu
Tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường theo
Công văn 3972/2023/BGD-ĐT - _Ttra ngày 07/9/2023của BGD về hướng dẫn công tác thanh tra , kiểm tra đối với giáo dục phổ thông-GDTX
b) Giải pháp
- Hiệu trưởng kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trong nhà trường; 
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong nhà trường, trong đó chú trọng kiểm tra công tác đảm bảo an toàn trong CSGD; Tăng cường kiểm tra đột xuất, đảm bảo đánh giá đúng thực chất để tư vấn, giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; chú trọng kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra;
- Bồi dưỡng năng lực kiểm tra nội bộ cho thành viên trong tổ kiểm tra; tạo điều kiện cho các thành viên về mặt thời gian thực hiện nhiệm vụ;
- Tổ chức cho các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ nắm bắt kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nghiêm túc; định kỳ đánh giá kết quả kiểm tra và báo cáo về phòng GD&ĐT (kết hợp trong báo cáo tổng kết năm học).
(Có kế hoạch riêng)
13. Các hoạt động GD khác
    13.1. Thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua.
a) Chỉ tiêu:
- 100% cán bộ, giáo viên nhân viên tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính chị về “ Đẩy mạnh và học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”;
- 100% cán bộ, giáo viên nhân viên tiếp tục thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị của cấp trên: Chỉ thị 26/CT-TW; Chỉ thị 17/CT-TU…về kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đơn vị. trong năm học không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm Pháp luật, nội quy quy chế đơn vị.
       - 100%CB,GV,NV thực hiện tốt các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đaọ đức, lối sống, tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông cho giáo viên và trẻ.
 - Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
-100% cán bộ, giáo viên nhân nói không với bạo lực học đường. Tất cả vì một “trường học hạnh phúc” do Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam phát động.
100% cán bộ, giáo viên nhân viên 100% cán bộ, giáo viên nhân viên tiếp tục nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, xây dựng văn hóa ứng xử hợp tác, thân thiện trong môi trường giáo dục.
- 100% cán bộ, giáo viên nhân viên tiếp thực hiện nghiêm túc chỉ thị 09 và nghị quyết 5B- DS KHHGĐ
b) Biện pháp
 - Nhà trường thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất bản lĩnh chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phân công nhiệm vụ thể, rõ ràng. Gắn trách nhiệm với đội ngũ cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu.
- Nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký các nội dung thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện “Quy tắc ứng xử trong trường mầm non” “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc.
- Tổ chức cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký nội dung thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Đăng ký nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp nhằm nâng cao quản lý giáo dục, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kịp thời phát hiện và tôn vinh các cá nhân, tập thể có nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
 - Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp ứng xử phù hợp với phụ nhuynh. CBQL, GV, NV ký cam kết không vi phạm đạo đức nhà giáo, không vi phạm bạo lực học đường, không thu trái quy định.
- Tổ chức ký cam kết không sinh con sai kế hoạch.
- Giao cho đồng chí Nguyễn Thị Lành chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua các cuộc vận động lớn của nhà trường.
13.2. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
a) Chỉ tiêu:
-100% Cán bộ, GV, NV thực hiện cải cách hành chính trong cơ quan.
-100% Cán bộ, GV, NV ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác quản lí, dạy học.
b) Biện pháp
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho CB-GV-NV hiểu đúng, hiểu đủ về CCHC.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu, tham mưu của CB-GV-NV, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, bộ phận văn phòng và CB-GV-NV trực tiếp giải quyết TTHC.
- Gắn trách nhiệm của từng CB-GV-NV trong CCHC; việc thực hiện CCHC là tiêu chí để đánh giá thi đua, khen thưởng cho tập thể, cá nhân.
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng ứng dụng Công nghệ thông tin cho giáo viên trong trường.
13.3.  Công tác dân chủ cơ sở, công khai
a) Chỉ tiêu
Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ theo Thông tư 11/2020/TT-BGD&ĐT và thực hiện công khai theo Thông tư 09/2024/TT- BGD&ĐTngày 03/6/224 quy định về công khai trong hoạt động giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; 
b) Giải pháp
- Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn xây dựng và triển khai thực hiện tốt công tác dân chủ cơ sở thông qua việc ban hành thực hiệu các quy chế dân chủ, quy chế làm việc, quy chế chuyên; quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế phối hợp công đoàn; đảm bảo mọi việc trong nhà trường được bàn bạc, công khai, dân chủ; tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân phát huy trí tuệ, quyền làm chủ, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các quy chế, kế hoạch trong nhà trường.
- Thành lập chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, Ban công khai, xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch công khai theo TT36/2017/TT-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo; phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên thực hiện công khai; thường xuyên kiểm tra việc công khai trong nhà trường; Phát huy vai trò giám sát của ban thanh tra nhân dân, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
- Thực hiện công khai, lấy ý kiến và tổ chức thực hiện các nội dung sau: Công khai về tài chính; công khai quy chế chi tiêu nội bộ; quản lý và sử dụng tài sản công; đào tạo, bồi dưỡng CB,GV,NV; đề bạt, bổ nhiệm; nâng bậc lương; đánh giá CB,GV,NV; khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức; công tác tuyển sinh; khen thưởng học sinh...
13.4. Công tác dân vận chính quyền
a) Chỉ tiêu
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến vị trí, vai trò quan trọng và trách nhiệm làm công tác dân vận chính quyền cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đơn vị. Từng cán bộ, công chức, viên chức phát huy trách nhiệm của mình trong thực thi công vụ, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
b) Giải pháp
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về công tác dân vận chính quyền.
- Chỉ đạo thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Chỉ đạo từng CBGVNV xác định rõ trách nhiệm về công tác vận động quần chúng, thông qua việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; trong từng nhiệm vụ cụ thể phải xây dựng phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; công khai và thực hiện tốt nội dung “ba không, ba cần, ba nên” trong thực thi công vụ.
- Biểu dương, khen thưởng những cá nhân làm tốt công tác dân vận chính quyền trong năm học.
13.5. Phòng chống cháy nổ,phòng chống tai nạn thương tích.
a) Chỉ tiêu:
- Đảm bảo an toàn con người, tài sản không có cháy nổ xẩy ra trong trường học.
- Đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định.
b) Biện pháp:
- Vào đầu năm học cán bộ phòng cháy chữa cháy đi kiểm tra các dụng cụ thiết bị trong nhà trường.( Đường điện, bình ga)
- Mua sắm và bổ sung các dụng cụ thiết bị cho công tác phòng cháy chữa cháy đầy đủ.
- Cử cán bộ đi tập huấn, tập huấn cho CBGVNV toàn trường.
- Nhắc nhở toàn bộ CB, GV, NV, phụ huynh luôn nâng cao ý thức cảnh giác nhằm giảm thiểu cháy nổ.
- Cử cán bộ đi tập huấn, tập huấn cho CBGVNV toàn trường.
- Nâng cao ý thức cảnh giác.
- Mua sắm đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu.
14. Công tác thi đua-khen thưởng:
            a.Chỉ tiêu:
- Tập thể  Hoàn thành tốt nhiệm vụ. LĐTT.
- Tổ CM đạt tiên tiến xuất sắc: 2/2 tỷ lệ 100%; 
-  Nhóm, lớp tiên tiến xuất sắc: 11/21 tỷ lệ 52,3%.
* Danh hiệu cá nhân:
- Lao động tiên tiến: 41/43 người; tỷ lệ 95,3%.
- CSTĐ cấp cơ sở:5 - 6 người.
- Giấy khen của CTUBND huyện; 01 người.
- Giáo viên giỏi trường; 36/38 người.
b. Biện pháp:
- Nhà trường tổ chức phong trào thi đua nhằm động viên khuyến khích các tập thể, cá nhân đem hết tài năng, năng lực của mình để cống hiến, xây dựng trường ngày càng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt. Khen thưởng là sự ghi nhận công lao, thành quả của cá nhân, tập thể đã đạt được. Qua đó tạo động lực mới trong phong trào thi đua nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, đồng thời khẳng định thương hiệu chất lượng nhà trường.
       - Kiện toàn Hội đồng thi đua - khen thưởng của trường.
       - Triển khai các văn bản về thi đua khen thưởng của cấp trên.
        - Triển khai các nội dung, tiêu chuẩn, thi đua từng đợt đến tất cả các thành viên trong trường đều rõ. Tổ chức các phong trào thi đua, hội thi đầy đủ.
       - Triển khai tiêu chuẩn đánh giá thi đua ngay từ đầu năm học.
       - Tổ chức đăng ký giao ước thi đua.
       - Xét thi đua đúng quy trình, công khai, dân chủ, công bằng.
       - Biểu dương khen thưởng trong các phong trào.
       - Tổ chức xét duyệt SKKN, giới thiệu các sáng kiến hay, đạt kết quả cao đề nghị cấp cơ sở xét duyệt công nhận.
      - Phát động phong trào các dịp ngày lễ.
       - Phối hợp công đoàn đôn đốc, theo dõi, đánh giá, xếp loại thi đua, đảm bảo công bằng, công khai dân chủ trong thi đua.
    - Xây dựng cơ sở vật chất môi trường sư phạm, cảnh quang khang trang, sạch đẹp, sân chơi, vườn cây bóng mát để đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, để đạt tiêu chuẩn.
     - Xây dựng thang điểm thi đua cụ thể khoa học cho từng nội dung.
     - Đổi mới thi đua khen thưởng theo hướng phục vụ thiết thực cho dạy tốt, học tốt quản lý hiệu quả, tổ chức thi đua đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, khen thưởng đảm bảo nguyên tắc: kịp thời, chính xác, công khai, thành tích đến đâu, khen đến đó.
      - Tăng cường giám sát việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc giáo dục trẻ, tiếp tục thực hiện chương trình GDMN, đổi mới phương pháp, đảm bảo an toàn cho trẻ .
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  1. Chế độ công tác
- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 2082 /QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An, ngày 03 tháng 6 năm  2024, ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; và Quyết định số 2558/QĐ-SGDĐT ngày 06/9/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An quyết định về việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2024-2025;
- Thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp giữa Chuyên môn và Công đoàn, giữa Chuyên môn  và Đoàn thanh niên và các quy chế dân chủ trong nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra định kỳ, thường xuyên và đội xuất theo kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường;
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo: Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học và kết quả thực hiện quy chế trong nhà trường với Phòng GD&ĐT, viên chức, người lao động trong nhà trường 2 lần/1 năm (cuối học kỳ 1 và cuối năm học); thông báo công khai cho phụ huynh và cộng đồng về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học. Thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.
2. Chế độ kiểm tra, giám sát :
      - Phân công các bộ phận trong nhà trường hàng tháng, hàng kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, để điều chỉnh kịp thời các nhiệm vụ và chỉ tiêu cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học.
3. Phân công nhiệm vụ
A. BAN GIÁM HIỆU
- Hiệu trưởng phối hợp Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học và thông qua Ban giám hiệu bàn bạc thống nhất, sau đó thông qua Hội đồng nhà trường.
- Ban giám hiệu tổ chức họp giao ban Ban giám hiệu 1 tuần/lần vào chiều thứ 6 hoặc đầu giờ sáng thứ 2 hàng tuần.
- Hàng tháng XD kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch.
- Thành lập các Hội đồng:
  + Hội đồng tuyển sinh;
  + Hội đồng thi đua khen thưởng;
  + Hội đồng khoa học của trường;
  + Hội đồng kiểm định chất lượng;
  - Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ;
  - Thành lập các Tổ CM: Tổ MG; Tổ Nhà trẻ;
  - Kiện toàn Ban chỉ đạo Y tế học đường;
  - Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học.
* Phân công Ban giám hiệu, Tổ trưởng các khối và các đoàn thể:
1. Hiệu trưởng – Đồng chí Phạm Thị Hương
Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;
- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục hoặc dự giờ 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Thực hiện vận động tài trợ giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Cụ thể hóa nội dung công việc:
- Quản lý chỉ đạo chung- công tác Đảng và các mặt tư tưởng chính trị, đối ngoại.
- Công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Công tác TCCB, Thi đua khen thương, kỷ luật.
- Công tác quản lý  tài chính, tài sản, CSVC của nhà trường.
- Công tác kiểm tra nội bộ.Hội đồng trường.
- Công tác tiếp dân, dân chủ trường học.
- Công tác khác mà cấp trên giao;
- Thực hiện và quản lý các loại hồ sơ như: hồ sơ  KHGD nhà trường  và các quy chế; hồ sơ quản lý nhân sự; hồ sơ thanh tra,kiểm tra. Hồ sơ đánh giá xếp loại. BB họp HĐ giáo viên ) hồ sơ thi đua, hồ sơ trường chuẩn, kế hoạch phát triển...)
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng
- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công;
- Điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
 Cụ thể hóa nội dung công việc:
Đồng chí Hồ Thị Trang - Phó hiệu trưởng:
- Phụ trách chính là công tác chỉ đạo chuyên môn toàn trường. xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện. chương trình khối  MG 4 - 5 tuổi  và 5- 6 tuổi. phụ trách khối mẫu giáo.
 - Chỉ đạo giáo viên xây dựng hồ sơ tổ chuyên môn, nhóm lớp và cá nhân.
- Công tác đánh giá trẻ. Chỉ đạo công nghệ thông tin, sáng kiến kinh nghiệm,.
- Các hội thi, Các chuyên đề,kỹ năng sống,Ngoại ngữ.
- Phụ trách công tác phổ cập. hồ sơ quản lý trẻ em. Hồ sơ quản lý chuyên môn.
- Phụ trách công tác tài sản, thiết bị, CSVC. Phần mềm CSDL ngành.Thống kê
- Thực hiện các báo cáo liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách và quản lý các loại hồ sơ trên.
Đồng chí Nguyễn Thị Lành - Phó hiệu trưởng:
- Phụ trách chính là công tác chỉ đạo chuyên môn khối nhà trẻ. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện chương trình khối MG 3-4 T, khối  nhà trẻ.
- Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe toàn trường, phụ trách phần mềm dinh dưỡng, Xây dựng thực đơn tính khẩu phần ăn cho trẻ. Kiểm định chất lượng, Hồ sơ trường, Ngày hội ngày lễ (VNTDTT). Công tác BDTX.
- Công tác y tế trường học, lao động, vệ sinh, công tác tuyên truyền. sữa học đường.
- Phụ trách các cuộc vận động.
- Phụ trách công tác PCCC, Phòng chống bão lụt.
- Phụ trách công tác an ninh trường học, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
- Thực hiện các báo cáo liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách và quản lý các loại hồ sơ trên.
 B. CÁC BỘ PHẬN, TỔ CHUYÊN MÔN
I. Tổ chuyên môn
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
4. Thực hiện và quản lý các loại hồ sơ 1 quyển (do tổ trưởng quản lý) gồm: Danh sách tổ viên; danh sách đăng ký thi đua và đề tài SKKN của các nhân; dự kiến kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tổ theo từng tháng; biên bản sinh hoạt tổ.
 C. GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
I. Giáo viên:
* Nhiệm vụ của giáo viên
1. Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ.
2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
7. Thực hiện và quản lý các loại hồ sơ như: KH nhóm, lớp; KH CSGD chủ đề; sổ theo dõi trẻ; sổ BDCM; sổ theo dõi tài sản của nhóm, lớp.
II. NHÂN VIÊN
* Nhiệm vụ
1. Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng.
2. Thực hiện quy chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội quy của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
3. Bảo đảm an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ.
4. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp.
5. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
Cụ thể hóa nội dung công việc:
1. Đồng chí Cao Thị Hòa - Nhân viên Kế toán:
- Công tác tài chính, quản lý tài chính, quyết toán ngân sách, theo dõi các khoản thu nguồn thu - chi; các loại phí, lệ phí; theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Theo dõi cập nhật tài sản thiết bị ấn phẩm...
- Phụ trách phần mềm Misa, Pmits; Emíts
- Kiêm văn thư
- Thực hiện và quản lý các loại hồ sơ như: hồ sơ bán trú (sổ báo ăn, nạp tiền ăn, chi tiền ăn, sổ quỹ tiền mặt, tổng hợp suất ăn, quyết toán tiền ăn, công khai tài chính); hồ sơ quyết toán tiền ăn của CBGVNV (thực đơn, thu tiền ăn hàng tháng, quyết toán tiền ăn hàng tháng).Hồ sơ ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Đồng chí Mai Thị Yến - Nhân viên Y tế
-  Công tác y tế học đường, Công tác vệ sinh, giám sát nguồn thực phẩm
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động công tác y tế trường học hàng năm, trình lãnh đạo phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ, quản lý hồ sơ sức khỏe cho học sinh và giáo viên;
+ Sơ cứu và xử lý ban đầu các trường hợp tai nạn thương tích và bệnh tật khi xẩy ra ở trường học;
+ Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường tổ chức thực hiện các yêu cầu vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường trong trường học, VSATTP, vệ sinh khu vực nội trú, bán trú theo các quy định đã ban hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy của trường học;
+ Thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng bệnh, phòng dịch, theo lịch hoạt động của trường và theo yêu cầu của y tế địa phương;
+ Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về y tế trường học do nghành y tế tổ chức cùng các yêu cầu do y tế học đường cấp quận, huyện đề ra;
+ Tham gia đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh
+ Sơ kết, tổng kết công tác y tế trường học, báo cáo thống kê y tế trường học theo quy định
- Kiêm Thủ quỹ, thủ kho, nạp báo cáo của nhà trường.
- Công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu của nhà trường.
- Thực hiện và quản lý các loại hồ sơ như: (KH hoạt động y tế trường học; KH tuyên truyền; sổ giao ban; sổ tổng hợp kết quả cân, đo, khám sức khỏe của trẻ; sổ theo dõi sức khỏe từng trẻ; sổ kiểm tra, giám sát công tác y tế hàng ngày; sổ cấp phát thuốc.
3. Nhân viên nấu ăn
- Thực hiện nhiệm vụ của người nhân viên được giao như: tiếp phẩm, chế biến món ăn, chia đưa đồ dùng và thức ăn đến tận từng nhóm lớp. Vệ sinh khu vực bếp, các dụng cụ nhà bếp, lưu mẫu thực phẩm,...
4. Nhân viên bảo vệ
- Bảo vệ tài sản của nhà trường theo hợp đồng đã ký kết.
- Trực 24/24 giờ.
- Đóng mở cửa hàng ngày.
D. CÔNG ĐOÀN
Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Công đoàn Trường
 1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong CNVCLĐ.
4. Tổ chức vận động CNVCLĐ trong cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
5. Phát triển quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

a. Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên, thực hiện tốt vai trò nòng cốt, định hướng chính trị trong việc xây dựng Việc tập hợp lực lượng thanh niên, đưa họ vào trong các tổ chức của Hội, của Đoàn là bước khởi đầu quan trọng tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần của Đoàn TNCS, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng thanh niên nói riêng và với quần chúng nhân dân nói chung. V.I Lênin đã cho chúng ta rằng: “Đừng quên rằng sức mạnh của một tổ chức Cách mạng là ở số lượng những mối liên hệ của nó”.
b. Giáo dục lý tưởng XHCN cho đoàn viên, thanh niên thông qua các phong trào hành động cách mạng. Mảng hoạt động giáo dục là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của Đoàn - đối tượng giáo dục chủ yếu là đoàn viên, thanh niên - lực lượng to lớn, có vị trí vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, suy cho cùng là hình thành bộ mặt nhân cách con người trong xã hội mới phù hợp với đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nội dung công tác giáo dục rất phong phú, bao gồm:
- Giáo dục chính trị tư tưởng.
- Giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Giáo dục luật pháp, lối sống, nếp sống.
- Giáo dục về khoa học kỹ thuật công nghệ, về DS - SK - MT.
- Giáo dục về phát huy, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Giáo dục truyền thống Cách mạng.
c. Tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, coi nhiệm vụ xây dựng Đảng là một tất yếu trong xây dựng tổ chức Đoàn, ngược lại Đoàn TNCS phải là đội quân trung thành, kế tục sự nghiệp của Đảng, mang ngọn cờ, lý tưởng của Đảng đến đích cuối cùng, đưa NQ và đường lối của Đảng vào trong cuộc sống. Đoàn TNCS là nguồn cung cấp bổ sung cho Đảng lực lượng trẻ, có tri thức, đạo đức, sức khoẻ để gánh vác công việc tạo sinh lực mới cho Đảng. Quán triệt tinh thần công tác xây dựng, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, lấy xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Đoàn thanh niên phải là lực lượng nồng cốt trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, tích cực hưởng ứng cuộc vận động, xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VI lần 2.
          Trên đây là kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024 - 2025 của trường Mầm Non Diễn Thịnh, Nhà trường rất mong được sự đóng góp ý kiến, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để nhà trường thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đã để ra.
 
Nơi nhận:                                                          Diễn Thịnh, ngày 27 tháng 9  năm 2024
- Phòng GD&ĐT (để b/c);                                                                                    HIỆU TRƯỞNG
- Trường MN (để t/h);
- Lưu VP.                                                                                                
                                                                                          Phạm Thị Hương
 
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
CHỦ TỊCH
 
 
                                                      Phạm Thị Hương
PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG MN DIỄN THỊNH
 
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG
NĂM HỌC 2024 – 2025
 (Kèm theo Công văn số 752  ngày  04 tháng 9 năm 2024)
Thời gian Nội dung công việc
Tháng 8/2024 - Bàn giao trẻ vào lớp 1.
- Phân công nhiệm vụ cho CBGVNV toàn trường.
- Tuyên truyền về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
- Tuyển sinh trẻ vào các nhóm lớp theo kế hoạch đã được duyệt.Duyệt  kế hoạch tuyển sinh.
-Tham mưu XDCSVC, Tu sửa, kiểm kê tài sản, bàn giao tài sản đầu năm, chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho năm học mới.
- Đảm bảo công tác phòng chổng dịch bệnh công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp.
- Chỉ đạo lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ, thiết kế tạo môi trường chuẩn bị điều kiện phục vụ năm học 2024-2025;
- Kiểm tra đánh giá thiết kế môi trường tại nhóm lớp theo chủ đề trường mầm non.
- Tổ chức tuyên truyền, trang trí về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường
- Tập văn nghệ chuẩn bị khai giảng.
- Xây dựng KH tài chính.
- Phân công điều tra và hoàn thành điều tra PCGD
 - Chuẩn bị công tác đón trẻ đến trường, tổ chức ngày tựu trường (26/8/2024).
- Tham gia tập huấn và tổ chức tập huấn chuyên đề hè.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn các độ tuổi.
Tháng 9/2024 - Ngày 5/9/2024: Tổ chức ngày hội đến trường của bé.
- Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
-  Tham dự và triển khai tập huấn chuyên đề  năm học 2024-2025.
- Triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 đối với GDMN.
- Báo cáo tình hình GDMN đầu năm học (Gửi Phòng)
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Duyệt kế hoạch chuyên môn và dự sinh hoạt với các khối, nhóm,lớp.
- Tổ chức các cuộc họp
- Cân đo trẻ lần 1,
- Hoàn thành hồ sơ theo quy định
- Xây dựng quy chế chi tiêu và quy chế hoạt động nội bộ.
- Đăng  ký SKKN, đăng ký các danh hiệu thi đua.
- Triển khai và cam kết thực hiện các phong trào và cuộc vận động.
- Mua sắm bổ sung CSVC, học liệu đầy đủ cho trẻ.
- Hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn phổ cập GDMNTNT
- Xây dựng KH năm học, Tổ chức HNVCNLĐ
- Ký cam kết “Trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non”;
- Hợp đồng lao động, hợp đồng các nhà cung ứng thực phẩm.
. -  Chỉ đạo toàn trường tổ chức ngày Tết trung thu cho
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Thực hiện năm học mới 05/9/2024 (thực hiện chương trình ngày 10/9 /2024);
- Tổ chức và tham gia các cuộc họp, Bổ sung kiện toàn các chức danh, các bộ phận, Công bố các chức danh, thành lập các hội đồng, các tổ chuyên môn năm học 2024 - 2025;
- Họp Ban đại diện hội phụ huynh nhà trường, các nhóm, lớp, tổ chức họp phụ huynh lần 1. Hoàn thành hồ sơ đăng ký bán trú, sữa học đường.
- Tham gia tập huấn trực tuyến và tổ chức tập huấn cho CBGVNV.
- Tiếp dân.
Tháng 10/2024 -  Tham gia dự họp Hội đồng chuyên môn cấp huyện.
- Kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, Y tế trường học.
- Duyệt kế hoạch chuyên môn và dự sinh hoạt với các khối, nhóm,lớp.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng
- Chỉ đạo dạy minh họa 4 tiết
- Kiểm tra, thực hiện quy chế chuyên môn;các nhóm lớp.
- Hội nghị nữ công trường học( 20/10)
- Kiểm tra công tác tuyển sinh, các khoản thu đầu năm, chế độ chính sách cho CBGVNV
- Tổ chức bồi dưỡng gv đăng ký dự thi  “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường .
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
 - Phối hợp với Công an xã, đoàn thanh niên “Cổng trường an toàn giao thông” hướng dẫn phụ huynh xếp xe khi đưa, đón trẻ.
 - Phối hợp với trạm y tế để kiểm tra, khám sức khỏe cho trẻ.
- Tham gia tập huấn và tổ chức tập huấn BDCM cho giáo viên.
- Hoàn thành hồ sơ thi đua, nạp đăng ký đề tài SKKN về phòng
- Hoàn thành hồ sơ phổ cập để đón đoàn kiểm tra.
- Kiểm tra nội bộ trường học theo kế hoạch.
- Tiếp dân.
Tháng 11/2024 - Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Kiểm tra thực hiện các chuyên đề: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
- Kiểm tra tổ chức bán trú, công tác y tế trường học;
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/11 với các trò chơi vận động trò chơi dân gian, đồng diễn thể dục .
- Tiếp dân
Tháng 12/2024
 
- Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Cân, đo theo dõi  sức khỏe trẻ quý  2.
- Đón đoàn thanh tra hành chính của Huyện
- Chuẩn bị tốt hồ sơ phổ cập đón đoàn kiểm tra công tác PCGD của tỉnh
- Báo cáo cân đo theo dõi biểu đồ (lần 2)
- Kiểm tra, thực hiện quy chế chuyên môn;các nhóm lớp.
- Tổ chức đồng diễn chào mừng ngày 22/12. Phối hợp với CCB, Ban quân sự, đoàn thanh niên tổ chức cho trẻ khối 5 tuổi đi thăm quan công trình tri ân tượng đài liệt sỹ xã.
-  Sinh hoạt CBQL mầm non lần 1
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn nhà giáo 2 người, chính sách nhà giáo.
- Kiểm kê tài sản, thiết bị trường học.
- Đánh giá xếp loại BDTX nội dụng 1 và 2.
- Tiếp dân
Tháng 01/2025 - Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Kiểm tra các điều kiện CSVC, MT có kế hoạch phòng chống rét cho trẻ.
- Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn nhà giáo 2 người, tổ chuyên môn, sơ kết công tác KTNB.
- Chuẩn bị tốt cho công tác trước, trong, sau tết nguyên đán. Chỉ đạo tổ chức lễ hội “Mừng xuân”;
- Tổ chức kiểm tra duy trì sĩ số học sinh sau tết;
- Sơ kết học kỳ 1- triển khai phương hướng học kỳ 2, thực hiện chương trình học kỳ 2
- Tổ chức họp phụ huynh lần 2;
- Tiếp dân
Tháng 02/2025 - Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Hội nghị chuyên môn cấp cụm học kỳ II;
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học, chuyên đề.
- Kiểm tra công tác tài chính
- Duyệt kế hoạch phát triển năm học 2025-2026
- Tiếp dân
Tháng 3/2025 - Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học, chuyên đề.
- Kiểm tra công tác bán trú, VSATTP;
- Nghiệm thu SKKN cấp trường.
- Kiểm tra, Cân, đo theo dõi trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng lần 3.
- Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn nhà giáo 2 người.
- Chỉ đạo các trường mầm non tổ chức tốt lễ hội 8/3;
- Tổ chức giao lưu “ Tôi yêu Việt Nam”.
 - Kiểm tra rà soát hoàn thành công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng;
- Kiểm tra công tác tài chính
- Tiếp dân
Tháng 4/2025 - Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
 - Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thăm trường Tiểu học.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Đánh giá xếp loại BDTX;
- Nộp SKKN về PGD.
- Tổ chức tự kiểm tra đánh giá “trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích”.
- Kiểm tra tổ chuyên môn.
- Kiểm tra công tác tài chính.
- Sơ kết 02 năm thực hiện Kế hoạch phối hợp gia đình, nhà trường và cộng động trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
 - Sơ kết 2 năm thực hiện chủ đề: “ Xây dựng trường mầm non xanh-an toàn- thân thiện”, gắn với việc sơ kết chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
- Tiếp dân.
Tháng 5/2025 - Duyệt kế hoạch chuyên môn và kế hoạch trọng tâm của tháng.
- Tổ chức các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chuyên môn 2 lần/ tháng.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất tinh thần, công tác phòng chổng dịch bệnh như kiểm tra nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, công tác vệ sinh môi trường trong ngoài lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn ngủ, công tác phối hợp với phụ huynh.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học, chuyên đề.
- Đánh giá trẻ cuối độ tuổi.
- Đánh giá xếp loại CBGVNV.
- Hoàn thành các loại hồ sơ cuối năm, TCCB, thi đua khen thưởng, Báo cáo tổng kết năm học, Tổng hợp báo cáo thống kê cuối năm, Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá trẻ về phòng GD&ĐT;Đảm bảo an toàn và phòng, chống bạo hành trẻ trong các CSGDMN; Kết quả triển khai Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”; Chuyên đề LTLTT…
- Kết thúc chương trình học kỳ II: 25/5/2025;
- Tổ chức tổng kết năm học trước 31/5/2025;
- Kiểm tra và quyết toán các khoản thu cuối năm, công tác tài chính
- Tiếp dân
- Kiểm kê tài sản lần 2.
Tháng
6,7/2025
- Hướng dẫn hoạt động hè 2025.
- Phân công lịch trực hè.
- Khảo sát CSVC, lập tờ trình tham mưu xây dựng CSVC, tu sửa CSVC trong hè cho năm học mới.
 
                                                                  Diễn Thịnh, ngày 27 tháng 9  năm 2024
 
                                                                             HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
                                                                               Phạm Thị Hương
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU                                                                                              
                     TRƯỜNG MN DIỄN THỊNH                         
                                                                                                            
                     KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH – NĂM HỌC 2024-2025
ĐỘ TUỔI: 24- 36 THÁNG
Chủ đề Chủ đề nhánh Tuần Thời gian
Bé và các bạn (4 tuần) - Bé và cô giáo  1 9/9- 13/9
-Bé vui trung thu 2 16/9 – 20/9
- Bé và các bạn 3 23/9- 27/9
 - Lớp học của bé 4 30/9- 4/10
Đồ dùng, đồ chơi của bé (3 tuần) - Đồ dùng của bé 5,6 7/10 – 11/10
14/10- 18/10
- Đồ chơi của bé 7 21/10 - 25/10
Bé với gia đình thân yêu (5 Tuần)
 
 
- Mẹ và những người thân của bé 8,9 28/10- 1/11
4/11- 8/11
- Đồ dùng để ăn 10 11/11- 15/11
- Ngày hội của cô giáo   11 18/11-22/11
- Đồ dùng để uống 12 25/11- 29/11
Những con vật đáng yêu
(5 tuần)
 
 
- ĐV nuôi trong gia đình 13,14 2/12- 6/12
9/12-13/12
- Cháu yêu chú bộ đội  15 16/12- 20/12
- ĐV sống trong rừng 16 23/12-27/12
- ĐV sống dưới nước 17 30/12 – 3/1
Rau, quả và những bông hoa đẹp- Bé vui đón tết mừng xuân
(7 tuần)
Một số loại rau, củ 18;19 6/1-10/1
13/1- 17/1
 - Bé vui đón tết 20 20/1 – 24/1
- Mùa xuân của bé 21 10/2- 14/2
- Một số loài hoa 22 17/2- 21/2
-Môt số loại quả   23 24/2- 28/2
-Ngày vui 8/3 24 3/3- 7/3
Bé đi khắp nơi bằng các PTGT (5 tuần) - Phương tiện và quy định giao thông đường bộ 25,26 10/3- 14/3
17/3- 21-3
Phương tiện giao thông đường sắt 27 24/3- 28/3
- Phương tiện và quy định giao thông đường thuỷ 28 31/3- 4/4
- P - Phương tiện và quy định giao thông đường không 29 7/3- 11/4
Mùa hè đến rồi
( 3 tuần)
 
- Mùa hè của bé 30 14/4- 18/4
- Thời tiết; Quần áo trang phục mùa hè 31 21/4- 25/4
- Các hoạt động trong mùa hè 32 28/5- 2/5
Bé lên MG – Bác Hồ của em
(3 tuần)
- Bé lên Mẫu giáo 33 5/5- 9/5
- Bác Hồ kính yêu  34 12/5- 16/5
-Tham quan các lớp mẫu giáo 35 19/5- 23/5
Tổng   35
          KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CÁC ĐỘ TUỔI
ĐỘ TUỔI: 24-36 THÁNG                         
TT Mục tiêu Nội dung
*  Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
1 Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau. - Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau.
2 Ngủ 1 giấc buổi trưa - Tập luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa, ngủ đúng giờ,ngủ không khóc nhè, không nói chuyện.
3 Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định  - Nói với người lớn khi có nhu cầu vệ sinh, tập đi vệ sinh đúng nơi quy định
4 Bỏ rác đúng nơi quy định
  • Uống sữa xong bỏ rác vào thùng rác
  • Khi tham gia hoạt động dạo chơi
+ Kỷ năng bỏ rác đúng nơi quy định
5 Trẻ làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn( lấy nước uống, đi vệ sinh…) - Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn: Tự xúc cơm ăn, đi dép, lấy nước, đi vệ sinh, chuẩn bị chỗ ngủ…
6 Trẻ biết làm được một số việc tự phục vụ khi có sự giúp đỡ của người lớn - Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, đi vệ sinh. 
- Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau  mặt.
+ Kỹ năng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi
+ Kỷ năng cầm thìa xúc ăn
+ Kỷ năng lấy cất đồ dùng cá nhân
7 Chấp nhận đội mũ khi ra nắng; đi dày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh - Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt, mặc quần áo ấm khi trời lạnh, đội mũ khi đi ra nắng.
+ Kỷ năng đi dép
+ Kỹ năng đeo khẩu trang
8
 
 
 
Trẻ biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm( bếp, phích nước nóng, xô nước,giếng...) khi được nhắc nhở. - Biết tránh một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ hoặc đến gần như bếp, phích nước nóng, xô nước,giếng...) khi được nhắc nhở. 
9 Trẻ biết và tránh một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở - Biết tránh một số hành động nguy hiểm 
( leo trèo lên cây, lan can, chơi với vật sắc nhọn…) khi được nhắc nhỡ.
 
 
 
10
* Phát triển vận động
1. Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi:
Trẻ trai:  
Cân nặng từ 9.9 đến 15.2 (kg)
Chiều cao: Từ 80.9 đến 94.9 (cm)
Trẻ gái: 
Cân nặng: 9.4 đến 14.5 (kg)
Chiều cao:  Từ 79.9 đến 93.3 (cm
- Nâng cao chất lượng bữa ăn, đổi mới hình thức tổ chức bữa ăn
- Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.
- Cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ
-  Tổ chức các bài tập, trò chơi phát triển VĐ
11  Trẻ tập các động tác theo hiệu lệnh.
Trẻ thực hiện các động tác: hít thở, tay, lưng, bụng, chân
 
- Thực hiện các động tác trong bài thể dục hít thở, tay, lưng, bụng, chân trong bài tập thể dục sáng và bài tập phát triển chung trong giờ hoạt động phát triển thể chất
- Hô hấp: Tập hít vào, thở ra.
- Tay vai:
+ 2 tay giơ cao, hạ xuống
+ 2 tay đưa sang ngang hạ tay xuống
+ 2 tay đưa về phía trước – đưa về phía sau
+ 1 tay đưa về phía trước, 1 tay đưa về phía sau
- Lưng bụng, lườn:
+ Nghiêng người sang hai  phải, trái
+ Cúi người xuống, đứng thẳng người lên + Ngữa người ra sau
- Chân:
+ Đứng nhún chân
+ Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân.
+ Bật tại chỗ
12  Trẻ  giữ được thăng bằng trong vận động: đứng, đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh- chậm theo cô hoặc Đi trong đường hẹp, Đi có bê vật trên tay * Đứng, đi, chạy:
- Đứng co 1 chân
- Đi theo hiệu lệnh
- Đi theo hiệu lệnh đi đều
- Đi trong đường hẹp
- Đi theo đường ngoằn ngèo
- Đi bước qua gậy kê cao
- Đi bước vào các ô
- Đi có bê vật trên tay
- Chạy theo hướng thẳng
- Chạy đổi hướng
13  Trẻ thực hiện phối hợp vận động tay- mắt: tung- bắt ném bóng. * Tung, ném, bắt, lăn:
- Tung và bắt bóng cùng cô
- Tung bóng lên cao
- Tung bóng bằng 2 tay
- Ném bóng vào đích
- Ném bóng qua dây
- Ném bóng về phía trước
- Ném bóng về phía trước, chạy nhặt bóng
- Ném bóng qua dây bước qua vật cản
- Ngồi lăn bóng
- Đập bóng xuống sàn
14  Trẻ thực hiện phối hợp vận động tay – chân khi nhún, bật. * Nhún bật 
- Nhún bật tại chỗ
- Nhún bật về phía trước
- Bật qua vạch kẽ
- Bật xa bằng 2 chân
15 Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng. * Bò, trườn:
- Bò chui qua cổng
- Bò theo đường dích dắc
- Bò (trườn) qua vật cản.
- Bò thẳng hướng theo đường hẹp
- Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng
- Trườn sấp chui qua cổng
- Bò bằng 2 bàn tay, 2 bàn chân
16 Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay- thực hiện” múa khéo” Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay- thực hiện “ múa khéo” xoa tay, chạm các đầu ngón tay vào nhau
17   Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt trong các hoạt động: nhào đất, vẽ, xâu vòng tay, chuôi đeo cổ(xâu vòng xen kẻ màu đỏ, vàng, xếp cổng)


 
- Xâu tay, chạm các đầu ngón tay với nhau,rót nước, nhào đất nặn, khuấy ,vò, vẽ 
- Đóng cọc bàn gỗ 
- Nhón nhặt đồ chơi 
- Tập xâu vòng, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây.
+ Hoạt động với đồ vật: Xâu vòng màu xanh,(đỏ) tặng bạn, xâu vòng tặng cô giáo, tặng mẹ, tặng chú bộ đội, xâu vòng hoa lá, xâu vòng xen kẻ màu đỏ, vàng…
- Chắp ghép hình 
- Chồng, xếp 6-8 khối :
+ Hoạt động với đồ vật:  Xếp đường đến trường; Xếp nhà; xếp giường cho búp bê; xếp bàn, ghế; Xếp cổng; Xếp chuồng gà, vit, xếp ao cá, xếp ô tô tàu hỏa…
-Tập cầm bút tô, vẽ
- Lật mở trang sách
+ Chơi hoạt động ở các góc
+ Chơi theo ý thích
Lĩnh vực phát triển nhận thức
  * Luyện tập phối hợp các giác quan   
18 Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.
 
- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu.
- Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.
- Sờ nắn, nhìn, ngửi ... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.
- Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng, mềm, trơn (nhẵn) - xù xì.
- Nếm vị một số món ăn, qủa(chua, mặn, ngọt)
19  Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. - Chơi, bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
- Chơi thao tác vai: bế em, cho em ăn, ru em ngủ, bé làm bác sĩ, Alo, bạn nào đấy…
20 * Nhận biết
Trẻ nói được tên của bản thân và những  người gần gũi khi được hỏi .
- Nhận biết một số đặc điểm bên ngoài của bản thân:
 - Tên của cô giáo của bạn trong nhóm/ lớp khi được hỏi
+ Nhận biết: Các bạn của bé, bé học gì ở trường MN; lớp học của bé; Cô giáo của bé; Lớp mẫu giáo của bé
- Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi của bản thân và của lớp(đồ dùng của bé, đôi dép, cái mũ, cái quần, cái áo, búp bê, ô tô…)
- Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình ( Gia đình bé)
- Nhận biết được tên Bác Hồ qua tranh ảnh
21 Trẻ nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi. - Nói được tên, chức năng của một số bộ phận trên cơ thể như mắt, mũi, miệng, tay, chân….
+ Nhận biết khuôn mặt dễ thương của bé, các bộ phận trên cơ thể bé
22   Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc. - Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi quen thuộc
+ Đồ dùng để ăn(cái bát cái thìa, cái đĩa, cái nồi) đồ dùng để uống( cái cốc, cái ấm, cái chén, cái phích nước)
-Tên đặc điểm nổi bật đồ vật, con vật, rau, hoa, quả quen thuộc
+ Một số loại quả;(quả cam , quả táo, quả na, quả xoài, quả ổi, quả nho, quả chuối…)
Một số loại Hoa( hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa đào, hoa mai…)
Một số con vật nuôi trong gia đình( con gà trống, gà mái, con vịt, con ngan; con chó, con mèo, con lợn, con bò)
Một số con vật sống trong rừng( con voi, con khỉ, con sư tử, con hổ…).
 Một số con vật sống dưới nước( Con cua, con cá, con tôm, con ốc...)
23 Nói được tên một số ngày lễ- ngày hội trong năm qua tranh ảnh, trò chuyện
  • - Các ngày hội trong trường mầm non và lễ hội địa phương.
+ Bé vui đón tết trung thu
+ Ngày hội của cô giáo 
+ Cháu yêu chú bộ đội
+ Bé vui đón tết mừng xuân
+ Vui ngày 8/3
  • - Bác hồ Kính yêu
24 Nhận biết đặc điểm nổi bật của mùa hè - Dấu hiệu nổi bật của mùa hè. Hiện tượng nắng, gió, mưa, mây,..
+ Mùa hè của bé
+ Quần áo trang phục mùa hè
+ Một số hoạt động của mùa hè
25
 
  Nhận biết một số phương tiện giao thông quen thuộc - Tên đặc điểm nổi bật công dụng phương tiện giao thông quen thuộc 
+ Xe đạp- xe máy; Tàu thủy- thuyền buồm; Ô tô- Tàu hỏa, Máy bay…
26   Chỉ/ nói tên hoặc lấy cất đúng đồ chơi màu đỏ/ vàng/ xanh theo yêu cầu. - Chỉ/ nói tên hoặc lấy cất đúng đồ chơi màu đỏ/ vàng/ xanh theo yêu cầu.
+ Nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng
27 Nhân biết được hình tròn, hình vuông Chỉ và nói được hình tròn hình vuông
+ NBPB; Hình tròn hình vuông
28   Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu. - Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu.
+ Nhân biết phân biệt to  nhỏ
( Nhận biết đồ chơi to- nhỏ )
29 Xác định được số lượng, vị trí trong không gian. - Số lượng 1 và nhiều
- Xác định vị trí không gian
+ Trên dưới trước sau so với bản thân trẻ
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
30 * Nghe hiểu lời nói  
Trẻ thực hiện được nhiệm vụ gồm 2- 3 hành động. - Nghe và thực hiện các yêu cầu gồm 2-3 hành động bằng lời nói..ví dụ; cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay, .
31 Trẻ trả lời được  câu hỏi: Ai đây? Cái gì đây? …làm gì? … như thế nào? - Nghe các câu hỏi: Cái gì? Làm gì? Để làm gì? ở đâu? Như thế nào( ví dụ cái bát để làm gì? gà trống gáy như thế nào, …)
32 Trẻ hiểu được nội dung truyện ngắn đơn giản, : Trả lời được câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật. - Lắng nghe và trả lời được các câu hỏi , về tên và hành động của các nhân vật trong truyện
 Chủ đề: Bé và các bạn; Đôi bạn tốt, chiếc đu màu đỏ, Món quà của cô giáo…
Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé: Cái chuông nhỏ, Kiến con đi ô tô, khỉ con biết vâng lời…
 Chủ đề: Bé với gia đình thân yêu: Cả nhà ăn dưa hấu; Chú gấu con ngoan; Cháu chào ông ạ; Thỏ con không vâng lời…
 Chủ đề: Những con vật đáng yêu: Quả trứng, Con cáo, Cá và chim, cô vịt tốt bụng…
 Chủ đề: Rau quả và những bông hoa đẹp; Cây táo, chiếc áo mùa xuân, mùa xuân đã về…
 Chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông: Xe lu và xe ca; chuyến du lịch của gà trống choai…
Chủ đề: Mùa hè của bé: Cóc gọi trời mừa, Hoa mào gà….
 Chủ đề: Bé lên mẫu giáo: Ai ngoan sẽ được thưởng, sẽ con
  *Nói  
33 Phát âm rõ tiếng Nói rõ các tiếng
34 Trẻ đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo - Nghe, đọc  một số bài thơ, ca dao... phù hợp với độ tuổi.
Chủ đề: Bé và các bạn; Bạn mới; Miệng xinh; Bé đi nhà trẻ; Giờ ăn, Khăn nhỏ
Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé: Đi dép; Chia đồ chơi; Gang tay và mũ; Dung dăng dung dẻ; Nu na nu nống
Chủ đề: Bé với gia đình thân yêu: Cháu chào ông ạ; Yêu mẹ; Bé chờ mong, Chi chi chành chành; Bóng mây; Dậy sớm; Nụ cười của bé
Chủ đề:Những con vật đáng yêu: Chim sâu; Con kiến; Đàn lợn con; Tìm ổ, Chú bộ đội của em; Con cá vàng; Rong và cá, Con vỏi con voi, Con cua, đi cầu đi quán
Chủ đề: Rau quả và những bông hoa đẹp: Rừng; Bắp cải xanh; Cây dây leo, Hoa nở; Quả thị; Tết và bạn nhỏ; Mưa xuân
Chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông: Dán hoa tặng mẹ; Xe chữa cháy; Tiếng còi tàu; Xe đạp
Chủ đề: Mùa hè của bé:  Bóng mây; Mưa; Trưa hè, cầu vồng; Chim cuốc
Chủ đề: Bé lên mẫu giáo: Bác Hồ của em; Bé tập nói; Lời chào, Bàn tay cô giáo; Mẹ và cô
35  Nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc.  Nói được câu đơn, câu có 5-7 tiếng thể hiện hiểu biết về sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc
36  Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau. Chào hỏi, trò chuyện. 
Bày tỏ nhu cầu của bản thân.
Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? Cái gì đây?...
37 Nói to, đủ nghe, lễ phép. Nói to, rõ ràng. Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
  * Làm quen với sách
 
 
38 Biết các nhân vật trong tranh. - Trẻ lật lần lượt từng trang sách , xem tranh và gọi tên các nhân vật sự vật hành động gần gũi trong tranh.
- Lắng nghe khi người lớn đọc sách.
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
 
39
*Phát triển tình cảm
Nói được một vài thông tin về mình ( tên, tuổi ).
 Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi)
- Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân.
40 Thể hiện điều mình thích và không thích.  - Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình
41 *Phát triển kỷ năng xã hội
Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói.
Giao tiếp với người xung quanh, chơi thân thiện với bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
42  .Trẻ nhận biết và biểu lộ trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ Thể hiện 1 số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức dận
43  Trẻ biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi - Quan tâm đến một số con vật nuôi trong gia đình, con sống dưới nước, con vật sống trong rừng.
44 *Phá triển kỉ năng xã hội đơn giản
 
Trẻ biết chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ
 
 
 
Thực hiện một số yêu cầu của người lớn
 
 
- Thực hiện một số hành vi văn hóa trong giao tiếp: chào tam biệt, cảm ơn, nói từ “Dạ”, “ Vâng ạ” chơi cạnh bạn, không cấu bạn.
+ Kỷ năng chào hỏi
- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp : Xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định
45 Trẻ biết thể hiện 1 số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ  (trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại...).
 - Chơi thân thiện cạnh trẻ khác.
Tập làm, thể hiện,, nhập vai để tham gia chơi trong hoạt động chơi ở các khu vực chơi
- Chơi thân thiện với bạn: Chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn, không cấu, cắn bạn
 
 
46
* Phát triển cảm xúc thẩm mỹ
 Trẻ biết hát và vận động đơn giản theo một số bài hát/ bản nhạc quen thuộc 
 
- Hát và vận động đơn giản theo một số bài hát/ bản nhạc phù hợp với độ tuổi.
- Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ.
Chủ đề: Bé và các bạn;Ai ngoan hơn búp bê, Lời chào buổi sáng; Đi nhà trẻ
 Nghe hát: Trường chúng cháu là trường mầm non, cô giáo;Chim mẹ chim con, Cò lã
Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé: Đôi dép; Em búp bê; Bóng tròn to;  Hát múa lân
Nghe hát: Quả bóng
Chiếc khăn tay, bé khỏe bé ngoan - Rước đèn dưới trăng
Chủ đề; Bé với gia đình thân yêu: Cháu yêu bà; Biết vâng lời mẹ, Mẹ yêu không nào; Cả nhà thương nhau.
Nghe hát; Gia đình nhỏ hạnh phúc to; ba ngọn nến lung linh, chỉ có một trên đời,Bàn tay mẹ, cô giáo.
Chủ đề; Những con vật đáng yêu: Chú bộ đội; Đi một hai; Là con mèo; Con gà trống; Cá vàng bơi; ếch ộp; Gà trống mèo con và cún con
Nghe hát; Màu áo chú bộ đội; rửa mặt như mèo, Cháu thương chú bộ đội, voi làm xiếc, tôm cá cua thi tài.
Chủ đề: Rau quả và những bông hoa đẹp: Quả; Bắp cải xanh; Sắp đến tết rồi, Bé mừng tuổi, Bé và hoa
Nghe hát: ra chơi vườn hoa, lý cây xanh, lý cây bông;Hoa trong vườn, Bầu và bí
Chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông: Lái ô tô; Em tập lái ô tô, Đoàn tàu nhỏ xíu; Quà 8/3 ;  
Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố, em đi chơi thuyền, đường em đi, anh phi công ơi, Đèn đỏ đèn xanh, Đi đường em nhớ, Lời cô dặn; Chúng em với an toàn giao thông
Chủ đề: Mùa hè của bé: Mùa hè đến; Trời nắng trời mưa.
Nghe hát: Mùa hè vui, Cho tôi đi làm mưa với, Gọi nắng về chơi, Nắng sớm; Khúc ca hè về
Chủ đề: Bé lên mẫu giáo: Cháu đi mẫu giáo; Bé em tập nói; Em búp bê.
Nghe hát: Trường mẫu giáo yêu thương; Em mơ gặp Bác Hồ, Nhớ ơn Bác.Trọn niềm kính yêu
+ Trò chơi âm nhạc: Phân biệt âm thanh to nhỏ của 2 dụng cụ âm nhạc, Ai đoán đúng; Hãy bắt chước; Ai nhanh nhất; Thi ai giỏi…
47  Trẻ  thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, thích xem sách, tranh ảnh có màu sắc...( cầm bút, di màu, vẽ nguệch ngoạc) - Vẽ các đường nét khác nhau, di màu, xé, vò , nặn, xếp hình 
Chủ đề: Bé và các bạn; Tô màu cái xô cho cô cấp dưỡng; Chơi với đất nặn
Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé: - Tô màu bong bóng; Tô màu cái trống lắc; Tô màu quả bóng, Nặn viên bi
Chủ đề: Bé với gia đình thân yêu: Tô màu chiếc cốc; Vẽ hoa tặng cô giáo; Tô màu đường về nhà; Dán ảnh người thân trong gia đình; Trang trí thiệp tặng cô
Chủ đề: Những con vật đáng yêu: Tô màu con cá heo; Tô màu con voi; Dán ảnh các con vật; Nặn thức ăn cho gà vịt; Nặn con giun
Chủ đề: Rau quả và những bông hoa đẹp.
Tô màu quả táo; Tô củ cà rốt; Dán lá cho cành hoa; Tô màu bánh chưng; Vẽ mưa mùa xuân; Nặn quả tròn; Nặn bánh tròn, nặn cánh hoa
Chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông: Tô màu chiếc áo của mẹ; Tô màu ô tô; Tô màu mũ bảo hiểm
Chủ đề: Mùa hè của bé: Vẽ các tia nắng;  Tô màu chiếc ô
Chủ đề: Bé lên MG: Tô màu bánh ga tô
48  Mạnh dạn tham gia các hoạt động, trả lời cau hỏi và giao tiếp với những người gần gũi  Tham gia đầy đủ các hoạt động trong lớp: học, chơi, nhảy, múa…giơ tay phát biểu khi học và các hoạt động trong ngày
- Giao tiếp với những người xung quanh 
       
 
       
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI: 3 - 4 TUỔI
                           
TT Chủ đề Chủ đề nhánh Tuần Thời gian  
1 Trường
Mầm non
(4 tuần)
-Trường MN Diễn Thịnh thân yêu 1 9/9- 13/9  
- Bé vui hội trung thu 2 16/9 – 20/9  
  •   - Lớp học của bé
3 23/9- 27/9  
  •   - Một số hoạt động của bé ở trường MN
4 30/9- 4/10  
2 Bản thân
( 3 tuần)
- Bé giới thiệu về mình 5 7/10- 11/10  
- Cơ thể bé và bạn 6 14/10- 18/10  
- Bé cần gì lớn lên và khỏe mạnh 7 21/10- 25/10  
3
 
 
 
Gia đình bé
(4 tuần)
 
- Những người thân trong gia đình 8 28/10- 1/11  
- Ngôi nhà thân yêu của bé 9 4/11- 8/11  
-Đồ dùng trong gia đình bé 10 11/11- 15/11  
- Cô giáo như mẹ hiền 11 18/11- 22/11  
 
4
 
 
Lớn lên bé thích làm nghề gì?
(4 tuần)
- Bé yêu bác nông dân 12 25/11- 29/11  
- Bé yêu cô chú công nhân 13 2/12- 6/12  
- Bé thích làm bác sỹ 14 9/12- 13/12  
- Bé yêu chú bộ đội 15 16/12- 20/12  
5
 
 
Những con vật đáng yêu (4 tuần) - Động vật nuôi trong gia đình (gia cầm) 16 23/12- 27/12  
-Động vật nuôi trong gia đình (gia súc) 17 30/12- 3/1  
- Động vật sống dưới nước 18 6/1- 10/1  
- Động vật sống trong rừng 19 13/1-17/1  
6
 
Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
(6 tuần)
- Bé vui đón tết 20 20/1- 24/1  
- Mua xuân của bé 21 10/2- 14/2  
- Bé yêu cây xanh 22 17/2- 21/2  
-Một số loại rau - củ 23 24/2- 28/2  
- Một số loại hoa - Vui ngày 8/3  24 3/3- 7/3  
- Một số loại loại quả 25 10/3- 14/3  
 
7
Bé tìm hiểu phương tiện và quy định giao thông(4 tuần) - Phương tiện và quy định GT đường bộ 26 17/3- 21/3  
- Phương tiện và quy định GT đường sắt 27 24/3- 28/3  
- Phương tiện và quy định GT đường Thủy 28 31/3- 4/4  
- Phương tiện và quy định GT đường không. 29 7/4- 11/4  
 
8
Nước và hiện tượng tự nhiên
(3 tuần)
- Bé biết gì về nước 30 14/4- 18/4  
- Một số hiện tượng tự nhiên 31 21/4- 24/4  
- Mùa hè của bé 32 28/4- 2/5  
9 Quê hương Đất nước - Bác Hồ
(3 tuần)
- Diễn Thịnh quê hương em 33 5/5- 9/5  
- Bác Hồ kính yêu 34 12/5- 16/5  
- Nghệ An yêu dấu 35 19/5- 23/5  
  Tổng   35 tuần
 
                                                             
 
 
ĐỘ TUỔI: 3 - 4 TUỔI
TT Mục tiêu Nội dung
Lĩnh vực phát triển thể chất
*Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
1
 
 
 
Trẻ nói đúng tên một số thực
phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật
hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa,
rau...).
 
 
- Nhận biết một số thực phẩm như thịt, cá, trứng, rau và món ăn quen thuộc hàng ngày. Như: thịt kho, rau luộc, rau xào, canh..
2
 
 
Trẻ biết tên một số món ăn
hàng ngày: Trứng rán, cá kho, canh
rau…
 
3
 
Trẻ biết ăn để chóng lớn, khoẻ
mạnh và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau.
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…).
4
 
 
 
 
 
 Trẻ biết thực hiện được một số 
việc đơn giản với sự giúp đỡ của
người lớn.
 - Rửa tay, lau mặt, súc miệng.
- Tháo tất, cởi quần, áo.
 
- Làm quen cách đánh răng, lau mặt, súc miệng.
- Tập rửa tay bằng xà phòng.
- Tháo tất, cởi, mặc quần, áo .....
-  Sử dụng  bát, thìa, cốc uống nước đúng cách
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
+ Kỷ năng rửa tay, lau mặt
+Kỷ năng gấp quần áo;
+ Kỷ năng cởi áo
+ Kỷ năng đi tất
+ Kỷ năng đeo khẩu trang
5
 
Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách -Sử dụng cầm thìa bằng tay phải, cầm bát bằng tay trái, cầm cốc ở quai đúng kí hiệu.
 
14
 
6
 
Có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: Uống nước đã đun sôi…
 
 
- Hành vi văn minh trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày( uống nước đã đun sôi, rót vừa lượng nước để uống, tự uống nước khi khát.
+ Kỹ năng rót nước.
- Ăn hết khẩu phần, không kén chọn thức ăn, mời cô, mời bạn trước khi ăn, ăn gọn gàng, không xúc thức ăn của mình sang bát của bạn, nhặt thức ăn rơi vãi và bỏ vào đĩa, không ăn quà vặt. 
 
7
 
Trẻ có một số hành vi đúng sai
trong vệ sinh, phòng bệnh khi
được nhắc nhở
Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người.(Vệ sinh răng miệng)
- Nhận biết trang phục theo thời tiết.(đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giầy khi đi học)
  • Nhận biết một số biểu hiện khi ốm.
 
8
 
 
 
 
 Trẻ nhận ra và tránh một số vật
dụng nguy hiểm(bàn là, bếp đang
đun, phích nước nóng... )tránh nơi
nguy hiểm (hồ, ao, bể chứa nước,
giếng, hố vôi …) khi được nhắc
nhở.
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
+Kỹ năng an toàn với vật sắc nhọn
+ Kỹ năng phòng tránh đuối nước
 
9
 
 
 
 
 
 
 
 
Trẻ biết tránh một số hành
động nguy hiểm khi được nhắc
nhở
 
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
- Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt....  Không tự lấy thuốc uống.
- Không leo trèo bàn ghế, lan can.
- Không nghịch các vật sắc nhọn.
- Không theo người lạ ra khỏi khu
vực trường lớp.
- Kỹ năng không nhận quà và đi theo người lạ
- Kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe máy
- Kỹ năng đội mũ bảo hiểm
* Phát triển vận động
1
10
Trẻ khỏe mạnh. Cân nặng và
chiều cao nằm trong kênh A
- Trẻ trai:
+ Cân nặng đạt từ 12,7 kg- 21,2 kg
+ Chiều cao đạt từ 94,9 cm -
111,7cm
- Trẻ gái:
+ Cân nặng đạt từ 12,3kg -21,5kg
+ Chiều cao đạt từ 94,1cm -
111,3cm
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng,
- Tập các bài tập thể dục thường xuyên
- Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ
-  Tổ chức các bài tập, trò chơi phát triển vận động.
- Nhận biết béo phì, suy dinh dưỡng, nguyên nhân của béo phì và suy dinh dưỡng.
222
11
Trẻ  thực hiện đủ các động tác
trong bài tập thể dục theo hướng
dẫn.
 
- Hô hấp: Hít vào thở ra.
- Tay, vai
+ Đưa hai tay lên cao, ra phía trước dang ngang
+  Đưa 2 tay sang ngang, đưa lên cao
+ Hai cánh tay chéo trước ngực đưa lên cao
+ Bắt chéo hai tay về phía trước và ra sau
+ Từng tay đưa lên cao, hai tay giang ngang
- Lưng bụng lườn
+ Đứng cúi về phía trước
+  Đứng nghiêng người sang trái, sang phải.  
+ Đứng quay người sang trái sang phải
+ Đứng cúi người về trước.
+ Đứng nghiêng người sang 2 bên, kết hợp tay đưa lên cao hoặc đặt sau gáy.
- Chân:
+ Đứng khuỵ gối
+ Bước lên phía trước, ra sau, bước sang ,   ngồi xuống đứng lên, bật tại cỗ
+ Nâng cao chân, gập gối
+ Bật tách chụm chân tại chỗ
+ Bật lên phía trước, lùi lại, sang bên.
3
 
12
Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể
khi thực hiện vận động đi, chạy và 
kiểm soát được vận động
 
+ Đi kiễng gót
+ Đi trong đường hẹp
+ Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát
+ Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
+ Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
+ Đi theo đường dích dắc
+ Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc
4
13
Trẻ biết phối hợp tay- mắt trong
vận động: tung, ném, bắt,bắt, lăn, đập
+ Tung bóng cho cô
+ Tung bóng lên cao bằng 2 tay
+ Bắt bóng với cô bằng 2 tay
+ Lăn bóng và đi theo bóng
+ Đập- bắt bóng với cô.
+ Ném xa bằng 1 tay.
+ Ném xa bằng 2 tay
+ Ném trúng đích bằng 1 tay.
+Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang,hàng dọc
5
14
 Trẻ biết thực hiện một cách
khéo trong vận động: bò, trườn, trèo
+ Bò theo hướng thẳng.
+ Trườn theo hướng thẳng
+ Bò theo đường dích dắc
+Trườn về phía trước
+ Bò chui qua cổng.
+ Bước lên, xuống bục (cao 30cm)
 
15
 Trẻ biết phối hợp tay -chân
trong vận động: bật, nhảy
+Bật tại chỗ.                                                                                          
+Bật tiến về phía trước
+Bật xa 20 - 25 cm.
 
16
Trẻ biết thể hiện nhanh, mạnh,
khéo trong thực hiện bài tập tổng  hợp
+ Ném xa- chạy 15m
+ Trườn sấp- đập bóng
+ Bật qua dây – chuyền bóng sang hai bên
+ Bật xa – Ném xa- Chạy 15m
+ Đi trong đường hẹp- bò bằng bàn tay, cẳng chân(bò thấp)
+ Bò thấp chui qua cổng - bật theo ô
 
 
 
17
 
 
 
 
  Trẻ biết phối hợp được cử động
bàn tay, ngón tay trong một số
hoạt động
- Vẽ được hình tròn theo mẫu.
- Cắt thẳng được một đoạn 10 cm.
- Xếp chồng 8 - 10 khối không đổ.
- Tự cài, cởi cúc.
 
- Gập các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay...(các trò chơi dân gian với tay như đôi chim, oắn tù tì, làm bóng hình tay...)
- Đan tết.
- Đóng mở nắp chai, lọ, hộp
- Ghép hình, xếp chồng các hình khối khác nhau
- Xé, dán giấy.
- Sử dụng kéo, bút
- Tô vẽ nguệch ngoạc
-  Cài, cởi cúc
+ Chơi, hoạt động ở các góc
Lĩnh vực phát triển nhận thức
 
 
18
 
 
 
 * Khám phá khoa học
- Trẻ quan tâm, hứng thú với
các sự vật, hiện tượng gần gũi như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng. Nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng quen thuộc khi được hỏi
 
Quan sát, Sự vật, con vật, cây cối
- Hiện tượng nắng mưa, nóng lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ
+ Một số hiện tượng tự nhiên
+ Mùa hè của bé
- Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm
+ Ngày và đêm
- Một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.
- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây.
+ Bé biết gì về nước
- Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày.
- Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
+ Không khí xung quanh bé, viên sỏi kỳ diệu, Bé biết gì về cát.
19
19
Trẻ biết sử dụng các giác quan
để xem xét, tìm hiểu đối tượng:
nhìn, nghe, ngửi, sờ,.. để nhận ra
đặc điểm nổi bật của đối tượng.
- Chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.
+ Khám phá cơ thể bé
+Thử cảm giác sờ vào nước nóng nước lạnh ...
 
20
 
Trẻ biết làm thử nghiệm đơn
giản với sự giúp đỡ của người lớn
để quan sát, tìm hiểu đối tượng.
+ Trải nghiệm vật chìm nổi, tan và không tan
+Trải nghiệm pha màu nước, pha nước đường, nước muối, nước chanh, chong chóng gió, bong bóng xà phòng, nước trốn đi đâu...
21
 
 
Trẻ biết thu thập thông tin về
đối tượng bằng nhiều cách khác
nhau có sự gợi mở của cô giáo
Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở của cô giáo như xem sách, tranh ảnh và  trò chuyện về đối tượng.
 
 
22
 
Trẻ biết phân loại các đối
tượng theo một dấu hiệu nổi bật.
- Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
+ Ngôi nhà thân yêu của bé
+ Đồ dùng trong gia đình bé
- Tên, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc.
+ Phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không
- Đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc.
+ Một số động vật nuôi trong gia đình ( gia súc, gia cầm)
+ Động vật sống dưới nước
+ Động vật sống trong rừng
+ Một số côn trùng
+ Cây xanh xung quanh bé
+ Một số loại hoa
+ Một số loại quả
+ Một số loại rau
23  Trẻ biết mô tả những dấu hiệu
nổi bật của đối tượng được quan
sát với sự gợi mở của cô giáo.
 
24
 
 
* Khám phá xã hội
Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính, chức năng của một số bộ phận cơ thể, giác quan của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.
+ Tên tuổi, giới tính của bản thân 
- Bé giới thiệu về mình
- Cơ thể bé và bạn
 
25
 
 
Trẻ nói được tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Nói được địa chỉ của gia đình  - Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình.
- Địa chỉ gia đình
+  Những người thân trong gia đình bé
26
 
 
Trẻ nói được tên trường/lớp,  cô
giáo, bạn, đồ chơi,  đồ dùng trong lớp 
khi được hỏi, trò chuyện.
Trường Mn Diễn Thịnh thân yêu
+Lớp học của bé
+ Một số hoạt động của bé ở trường mầm 
27
 
 
 Trẻ kể tên và nói được sản phẩm của nghề nông, nghề xây dựng... khi được hỏi, xem tranh. Tên gọi,sản phẩm và ích lợi của  một số nghề phổ biến.
+ Bé yêu bác nông dân
+ Bé yêu cô chú công nhân
+ Bé yêu chú bộ đội
+  Bé thích làm bác sĩ
28
 
 
 Trẻ kể tên một số lễ hội: Tết Trung thu, 20/11…qua trò chuyện, tranh ảnh.
  • - Các ngày hội trong trường mầm non và lễ hội địa phương.
+ Bé vui đón tết trung thu
+ Ngày hội cô giáo như mẹ hiền 20/11
+ Ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam 22/12
+ Bé vui đón tết
+ Vui ngày 8/3
 
29
Trẻ kể tên  một vài  danh lam, thắng cảnh ở địa phương.  Cờ Tổ quốc, tên của di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh.
- Nghệ an yêu dấu
- Diễn Thịnh quê em
 
30
 
 
*Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
Quan tâm đến số lượng và đếm
như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị
số lượng.
  •  
  •  
  • -  Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng
 
31
 
Trẻ đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5.
  • - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và  so sánh Sự khác biệt rõ nét về số lượng của 2 nhóm đồ vật. Sử dụng đúng từ: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
+ 1 và  nhiều 
+ Đếm đến 2 và nhận biết nhóm có 2 đối tượng 
+ Đếm đến 3 và nhận biết nhóm có 3 đối tượng.
+ Đếm đến 4 và nhận biết nhóm có 4 đối tượng 
+ Đếm đến 5 và nhận biết nhóm có 5 đối tượng 
 
32
 
 
 Trẻ so sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
33
 
 
 Trẻ biết biết gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5.  
 
Gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
- Tách, gộp trong phạm vi 3.
- Tách, gộp trong phạm vi 4.
  • -Tách, gộp trong phạm vi 5
34
 
 
Trẻ biết tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành 2 nhóm.
35
 
Trẻ nhận ra qui tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại. - Xếp tương ứng 1-1( ghép đôi).
- Xếp xen kẽ
36
 
 
 
Trẻ so sánh hai đối tượng về
kích thước và nói được các từ: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau.
-  So sánh 2 đối tượng về kích thước.
+ So sánh sự khác biệt về chiều dài của 2 đối tượng
+ So sánh sự khác biệt về chiều cao của 2 đối tượng 
+ So sánh sự khác biệt về chiều rộng của 2 đối tượng 
+ So sánh sự khác biệt về độ lớn của 2 đối tượng
37
 
 
 Trẻ nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. +Nhận biết, gọi tên các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế.
+ Nhận biết hình tròn, hình vuông
+ Nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật
+ Chắp ghép các hình học để tạo thành bông hoa.
+ Chắp ghép các hình học để tạo thành phương tiện giao thông...
38
 
 
Trẻ sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân. + Nhận biết  tay phải - tay trái của bản thân
+ Nhận biết phía trên - phía dưới; phía trước - phía sau của bản thân
  Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
 
39
 
  •  
Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản.
 
Nghe, hiểu lời nói và làm theo yêu cầu đơn giản
 
40
Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi: quần áo, đồ chơi, hoa, quả… - Nghe hiểu các từ chỉ người,đồ dùng, sự vật,, hành động hiện tượng, gần gủi quen thuộc.
41
 
Trẻ lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại. + Trả lời và đặt câu hỏi: “Ai?”; “Cái gì?”; “Ở đâu?”; “Khi nào?”.
 
42
*Nói
Trẻ nói rõ các tiếng.
Phát âm các tiếng của tiếng việt.
 
43
 
 Trẻ sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm .. Mô tả sự vật, tranh ảnh, có sự giúp đỡ
44
 
 Trẻ biết sử dụng được câu đơn, câu ghép. + Nghe, hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng
+ Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu mở rộng.
45
 
 
 
  Trẻ biết kể lại được những
sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân.
+ Kể lại sự việc như: đi thăm ông bà, đi
chơi, đi xem phim, đi công viên, đi siêu thị...
 
46
 Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao... Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
Chủ đề trường MN:
Giờ ăn (Lương Bình), Cô giáo của con (Hà Quang), Chúng ta đều là bạn (Phạm Mai Chi Và Hoàng Dân), Sáo học nói (Mai Ngọc Uyển), Chơi bập bênh (Trần nguyên Đào); Giờ ngủ (Lê Thị Hoa); Cô dạy (Phạm Hổ), Bạn  mới( Nguyệt Mai), Mẹ và cô( Trần Quốc Toàn)
Chủ đề bản thân:- Bé ơi (Phong Thu); Đôi mắt của em (Lê Thị Mỹ Phương); Chổi ngoan (Vũ Thị Minh Tâm), Tay ngoan (Võ Thị Như Chơn); Cái lưỡi (Lê Thị Mỹ Phương); Bạn của bé (Vương Trọng) Bác bầu bác bí (Trường MN Ngọc Lan II),Gấu qua cầu (Ngọc Trâm sưu tầm); Thỏ bông bị ốm.
Chủ đề Gia đình bé:Thăm nhà bà( Như Mạo); Khách đến rồi( Lương Bình & Kim Tuyến); Chiếc quạt nan( Xuân Cầu); Gió từ tay mẹ (Vương Trọng); Cháu ngoan( Huỳnh Thị Cúc), Chia bánh( Trương Hữu Lợi),  Mẹ và cô(Trần Quốc Toàn); công cha như nói thái sơn
Chủ đề: Lớn lên bé thích làm nghề gì:

Làm nghề như bố(Thu Quỳnh); Em làm thợ xây(Hoàng Dân); Các cô thợ( Thi Ngọc); Làm họa sĩ dễ thôi ( Tùng Bách); Chú bộ đội của em

(sưu tầm), hươu cao cổ( Định Hải)
Chủ đề: Những con vật đáng yêu:
Đàn gà con( Phạm Hổ), Rong và cá( Phạm Hổ), chim én (Nhược thủy), con chuồn chuồn ớt (xuân Nùng), Gấu qua cầu (Ngọc Trâm), con trâu( Thanh Thản), Bởi tôi là vịt ( Phạm TháiQuỳnh), Đàn kiến (Nhược thủy), cá ngủ ở đâu( Thùy Linh dịch), )Chim sâu
Chủ đề: Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
Cây dây leo( Xuân Tửu), Bắp cải xanh( Phạm Hổ),Quả (Sưu tầm),Tết đang vào nhà (Nguyễn Hồng Kiên),Hoa đào( Mai Văn Hải), Củ cà rốt ( Phạm Hổ); Hoa mào gà ( Thanh Hà); Thỏ con ăn gì.
Chủ đề: Bé tìm hiểu phương tiện và QĐGT
Xe chửa cháy( Phạm Hổ), Đèn đỏ đèn xanh( Định Hải), Xe đổ rác( Sưu tầm); Đi cầu đi quán( Đồng dao); Đàn kiến nó đi( Định Hải),Bé và mẹ(Lương Thị Xiêm)
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên:
Gió (Đặng Hân), Nắng ấm( Xuân Thu), Trăng sáng (Nhược Thủy & Phương Hoa), Bé yêu trăng( Lệ Bình), Mưa làm nũng (Nguyễn Trọng Hoàn), Nước (Vương Trọng), Cầu vồng( Nhược Thủy) Sóng bạc đầu
Chủ đề: Quê hương Đất nước - Bác Hồ:
Ai dậy sớm( Võ Quảng), Ngôi nhà( Tô Hà), Làng em buổi sáng (Nguyễn Đức Hậu), Bác Hồ của em(Phan Thị Thanh Nhàn), Em yêu miền nam ( sưu tầm), Bé tập nói ( Trần Thị Nhật Tân) - Qùa mùa hè
 
47
Trẻ kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. - Kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe, kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ.
- Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên.
Chủ đề: Trường mầm non
Anh chàng mèo mướp(Theo báo Họa My), Gấu qua cầu (Sưu tầm), Đôi bạn tốt( Sưu tầm) ; Bạn mới (Thu Hằng); Có một bầy hươu (Vũ Hùng) Nếu không đi học (Thu Hằng), Ai tài giỏi hơn( NXBGD), Sự tích chú cuội cung trăng ( Truyện cổ tích việt nam)…
Chủ đề: Bản thân
Món quà đặc biệt (Thanh Bình); Mỗi người một việc (Lê Thu Hương và Lê Thị Đức); Câu chuyện của tay phải và tay trái (Lý Thị Minh Hà); Bé Minh Quân dũng cảm (Minh Hương);Thỏ trắng biết lỗi (Phùng Kim Liên); Gấu con bị đau răng (Tạ Thị Liên); Cậu bé mũi dài…
Chủ đề: Gia đình bé
Nhổ củ cải( Phỏng theo truyện dân gian Nga); Bông hoa cúc trắng( Phỏng theo truyện cổ Nhật Bản); Ba cô tiên; Chiếc ấm sành nở hoa( Kim Tuyến); Bó hoa tươi thắm( Phạm Mai Chi); Cháu ngoan( Huỳnh Thị Cúc)…
Chủ đề: Lớn lên bé thích làm nghề gì
Người làm vườn và các con trai;  Lợn và cừu; Cả nhà đều làm việc; Bác sĩ chim, Gà trống choai và hạt đậu( Sưu tầm), Ba chú lợn nhỏ; Câu truyện về chú xe ủi…
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Bác gấu đen và hai chú thỏ( Dương Đình Hy), Giọng hát chim Sơn Ca( Thu Thủy), Ba con Gấu( Minh Trang), Cóc kiện trời( Theo truyện thần thoại Việt Nam), Rùa con tìm nhà( Thanh Mai), Chú vịt xám(Thu Thủy).Chuột, gà trống và mèo…
Chủ đề: Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
Sự tích các loài hoa (Hạ Huyền), Chú đỗ con( Viết Linh) ,Cỏ và lúa( Nguyễn Văn Chương), Sự tích Hoa mào gà( Thùy Dương), Rau thìa là( Nhược Thủy), Sự tích ngày tết; Bé hành đi khám bệnh ( Hồng Hạnh), …
Chủ đề: Bé tìm hiểu phương tiện và QĐGT
Xe lu và xe ca( Phong Thu), Ai quan trọng hơn( Sưu tầm), Xe đạp trên đường phố( Thu Hạnh); Ô tô con học bài…
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Nàng tiên mưa (Võ Thị Thương), Chú bé giọt nước ( Hoài Khánh); Biển, sông và suối(Thúy Toàn dịch); Đám mây đen xấu xí( Nguyễn Văn Thắng), Cô con út của ông mặt trời…
Chủ đề: Quê hương Đất nước - Bác Hồ
Niềm vui bất ngờ(Theo bác Hồ kính yêu), Khen các cháu (Đào Đức – Sơn Liên); Ai ngoan sẽ được thưởng(Tụy Phương – Thanh Tú kể);…
48
 
 Trẻ biết bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện.
49
 
 Trẻ biết sử dụng các từ vâng ạ, dạ, thưa, … trong giao tiếp. - Sử dụng các từ biểu thị lễ phép.
 
50
 
Trẻ đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh. - Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.
- Làm quen cách  sử dụng sách, cách đọc sách( hướng đọc từ trái qua phải, từ dòng trên xuống dòng dưới).
- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc truyện”
 -  Giữ gìn sách.
+ Chơi hoạt động các góc
+ Chơi theo ý thích
 
51
 
 
* Làm quen với đọc viết
Nhìn vào hình ảnh minh họa nhận ra một số ký hiệu thông thường
- Làm quen với 1 số ký hiệu: nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường dành cho người đi bộ….
52
 
Trẻ thích vẽ, “viết” nguệch ngoạc - Tiếp xúc với chữ, sách truyện.
-  Làm quen với cách viết tiếng viêt (hướng viết từ trái qua phải, từ dòng trên xuống dòng dưới).
53 Ngoai ngữ: Nghe và nhận diện, nhận biết được một số từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật hiện tượng và hành động rất đơn giản quen thuộc với lứa tuổi. Nghe và nhận diện, nhận biết nhắc lại được từ chỉ số từ 1 đến từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật hiện tượng và hành động rất đơn giản quen thuộc với lứa tuổi.
  Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
 
54
 
 
 
 Trẻ vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng. Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm các bài hát bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
 
55
 
Trẻ chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc; Nghe các bài hát, bản nhạc(nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca).
Chủ đề: Trường mầm non
Ngày đầu tiên đi học(Nguyễn Ngọc Thiện), Đi học (Bùi Đình Thảo), Bài ca đi học (Phan Trần Bảng), Chiếc đèn ông sao( Phạm Tuyên)…
Chủ đề: Bản thân
Thật đáng chê( Theo điệu “Bắc Kim Thang, Lời Việt Anh); Ru em( Dân ca Xê Đăng) Em là bông hồng nhỏ( Trịnh Công Sơn), Năm ngón tay ngoan
Chủ đề: Gia đình bé
Khúc hát ru của người mẹ trẻ( Nhạc Phạm Tuyên – Thơ: Lâm Thị Mỹ Dạ); Ba ngọn nến lung linh( Ngọc Lễ); Bố là tất cả( Thập Nhất); Cho con( Phạm Trọng Cầu, Lời thơ: Tuấn Dũng); Ngôi sao nhỏ( Nhạc Trương Quang Lục, lời thơ: Ngọ
Chủ đề: Lớn lên bé thích làm nghề gì
Đi cấy( Dân ca Thanh Hóa); Xe chỉ luồn kim( Dân ca Quan họ Bắc Ninh); Dân ca tự chọn, “Anh phi công ơi”(Xuân Giao), “Hạt gạo làng ta”(Nguyễn Viết Bính); Chú bộ đội và cơn mưa
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Bắc kim thang( Dân ca Nam Bộ); Rửa mặt như mèo( Hàn Ngọc Bích), Thương con mèo( Huy Du), Con chim vành khuyên( Hoàng Vân); Cò lả( Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ);  Lý con sáo Gò Công( Dân ca Nam Bộ), Chú ếch con( Phan Nhân), Cái bống( Phan Trầ
 Chủ đề: Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
Cây trúc xinh ( Dân ca Quan họ Bắc Ninh), Lý cây bông ( Dân ca Nam Bộ), Trồng cây ( Phạm Tuyên), Mùa xuân ơi ( Nguyễn Ngọc Thiện), Hoa thơm bướm lượn ( Dân ca Quan họ Bắc Ninh), Dân ca địa phương, Ngày tết quê em ( Từ Huy),
Chủ đề: Bé tìm hiểu phương tiện và QĐGT
Đi trên vỉa hè bên phải(Nguyễn Thị Thanh), Tàu hỏa ( Bùi Anh Tôn), Dân ca tự chọn; Nhớ lời cô dặn( Hồng Ngọc); Bạn ơi có biết( Hoàng Văn Yến)
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Mưa rơi( Dân ca Xá), Ánh trăng hòa bình( Nhạc Hồ Bắc, Lời: Mộng Lân), Bốn mùa( Hoàng Long), Bé và trăng (Bùi Anh Tôn); Tôi là gió(Trịnh Tuấn Khanh), Hạt nắng hạt mưa, Đếm phao...
Chủ đề: Quê hương Đất nước - Bác Hồ
Đêm pháo hoa (Phạm Tuyên),Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác (Hoàng Long – Hoàng Lân), Xòe hoa (Dân ca Thái), Em như chim câu trắng ( Trần Ngọc) Dân ca tự chọn, Về quê mình Diễn Châu.
56 Múa: Nắm được các động tác cơ bản, các thế tay chân. Trẻ thể hiện được các thế tay chân, các động tác cơ bản trong bài.
 
57
 
 
Trẻ vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn  và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình. - Nhận xét sản phẩm tạo hình
 
58
 Trẻ hát tự nhiên, vận động theo nhịp điệu( theo phách, theo nhịp, minh hòa) vận động theo ý thích  theo giai điệu bài  hát bản nhạc quen thuộc.
 
 
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của một số bài hát, bản nhạc.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp.
Vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc
Chủ đề:Trường mầm non
Cháu đi Mẫu giáo(Phạm Thanh Hưng), Quả bóng (Huy Trân), Trường chúng cháu là trường Mầm non(Phạm Tuyên), Vui đến trường(Hồ Bắc); Hoa bé ngoan (Hoàng Văn Yến); Rước đèn ( Đỗ mạnh Thường), Đêm trung thu ( Phùng Như Thạch)
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Bản thân
Mừng sinh nhật( Nhạc Anh, Lời Đào Ngọc Dung); Em ngoan hơn búp bê( Phùng Như Thạch); Tay thơm tay ngoan( Bùi Đình Thảo), Nào chúng ta cùng tập thể dục( Thu Hiền)..,
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Gia đình bé
Cháu yêu bà( Xuân Giao), Chiếc khăn tay( Văn Tấn); Đi học về( Hoàng Long – Hoàng Lân); Biết vâng lời mẹ( Minh Khang), Nhà của tôi( Thu Hiền), Mẹ đi vắng( Trịnh Công Sơn), Mẹ yêu không nào; Cô và mẹ( Phạm Tuyên),
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Lớn lên bé thích làm nghề gì
Cháu yêu cô chú công nhân( Hoàng Văn Yến), Đội kèn tý hon( Phan Huỳnh Điểu), Tập đi đều( Kim Hữu), Đi một hai( Đoàn Phi), Cháu thương chú bộ đội;Các cô thợ, Ước mơ của bé, Bác nông dân , Cô tiên áo trắng( Nguyễn Văn Trường), Làm chú bộ đội( Hoàn
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Ai cũng yêu chú mèo( Kim Hữu); Đàn vịt con( Mộng Lân), Gà trống mèo con cún con( Thế Vinh); Chú gà trống gọi(Kim Hữu). Voi làm xiếc( Nhạc Anh, lời việt: Phan Hiền);Cá vàng bơi( Nguyễn Hà Hải); Con chim non( Lý Trọng),
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân
Cây bắp cải( Nhạc Thu Hống, lời Phạm Hổ), Sắp đến tết rồi( Hoàng Vân), Quả( Xanh Xanh); Mùa xuân( Hoàng Văn Yến)
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Bé tìm hiểu phương tiện và QĐGT
Đường và chân( N: Hoàng Long- T: Xuân Tửu), Đường em đi( Nhạc: Ngô Quốc Tính, lời thơ: Tường Vân), Đèn xanh đèn đỏ( Nhạc Lương Vĩnh, ý thơ: Thế Hội), Đoàn tàu nhỏ xíu( Mộng Lân);
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Trời nắng trời mưa( Đặng Nhất Mai), Đếm phao, Mùa hè đến( Nguyễn Thị Nhung), Cháu vẽ ông mặt trời( Tân Huyền); Trên cát( Nhạc Anh, Lời Việt: Phan Hương), Bé và trăng( Bùi Anh Tôn), Mây và gió(Minh Quân)...
+ Biểu diễn cuối chủ đề
Chủ đề: Quê hương Đất nước - Bác Hồ
Nhớ ơn Bác( Phan Huỳnh Điểu), Em mơ gặp Bác Hồ, Bé em tập nói( Hoàng Long)
+ Biểu diễn cuối chủ đề
+ Trò chơi âm nhạc: Đoán tên bạn hát; ai đoán giỏi; Ai nhanh nhất; Tai ai tinh; Nghe thấu vỗ tay; Thi ai nhanh; vận động theo tính chất bản nhạc; giọng hát to giọng hát nhỏ; Ô cửa bí mật; nghe giai điệu đoán tên bài hát…
+ Chơi, hoạt động ở góc nghệ thuật; Múa hát về chủ đề
+ Chơi theo ý thích; Ôn các bài hát trong chủ đề
 
6621
59
 Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý. Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm .
 Sử dụng một số kỹ năng tô màu, vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản.
 Chủ đề Trường MN: Tô màu đu quay; Tô màu chùm bóng bay; Tô màu đèn lồng; Dán bệp bênh; nặn hòn bi, làm đèn lồng...
Chủ đề Bản thân: Tô màu mũ bé trai bé gái; Làm chiếc nơ; nặn vòng tặng bạn;  Trang trí khăn mùi soa; Nặn đồ dùng của bé, Làm quà tặng bạn, thiết kế trang phục..
 Chủ đề Gia đình: Tô màu bức tranh gia đình; Tô màu ngôi nhà của bé; Làm quà tặng cô giáo; Vẽ bình hoa; Dán cái cốc; Nặn đồ dùng trong gia đình;  Làm đồ dùng trong gia đình...
 Chủ đề Lớn lên bé thích làm nghề gì:  Tô màu sản phẩm nghề nông; dán cái thang; Vẽ những cuộn len; Nặn sản phẩm của nghề nông; Làm quà tặng chú bộ đội....
 Chủ đề những con vật đáng yêu: Xé dán con sứa; Trang trí con sao biển; Vẽ con gà con; Tô màu hươu cao cổ; Cắt dán con cá; nặn con giun; Làm một số con vật...
Chủ đề thế giới thực vật- Tết và mùa xuân: Tô màu cây ăn quả, vẽ quả cà chua, quả bí xanh, Vẽ những bông hoa bằng dấu vân tay; Xé dán quả chuối; Xé dán tán lá cây; Xé dán bánh chưng; Làm hoa; Làm mứt, kẹo, Gói bánh chưng, Nặn một số loại quả, Nặn củ cà rốt, Tô màu bình hoa...
Chủ đề giao thông: Vẽ ô tô; Vẽ xe máy, Ghép hình ô tô; Làm cánh buồm. Làm một số phương tiện giao thông....
Chủ đề Nước và một số hiện tượng tự nhiên: Trang trí chiếc phao; xé dán chiếc ô che mưa; Vẽ mưa, cây cỏ; Xé dán tia nắng mặt trời; làm chuông gió, , chong chóng...
 Chủ đề Quê hương- Đất nước- Bác hồ: Tô màu dây cờ; Xé dán đuôi diều; làm diều ...
+ Chơi, hoạt động góc ở các chủ đề
+ Hoạt động theo ý thích
60
 
 
Trẻ biết tô màu, vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản.
 
61
 
Trẻ biết xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản.
62
 
 
Trẻ biết lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối.
63
 
 
 Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản.
64
 
Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình. Nhận xét các sản phẩm tạo hình
+ Hoạt động học
+Chơi, hoạt động ở các góc
+ Chơi, hoạt động theo ý thích
65
 
Trẻ biết tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích
66
 
Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình. Đặt tên cho sản phẩm của mình
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
67
 
Trẻ nói được tên tuổi, giới tính của bản thân, điều bé thích, không thích - Tên tuổi, giới tính của bản thân.
-  Những điều bé thích, không thích.
 
68
 
Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. - Tự tin khi tham gia vào hoạt động
- Thực hiện công việc được giao( trực nhật, thu dọn đồ chơi, chia giấy vẽ, xếp đồ chơi…)
69
 
Trẻ cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao 
70
 
Trẻ nhận biết được cảm xúc qua nét mặt, giọng nói, qua tranh ảnh. Nhận ra một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói.
71
 
Trẻ biết biểu lộ cảm xúc vui,buồn, sợ hãi, tức giận.  Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động.
72
 
 
Trẻ nhận ra hình ảnh  Bác Hồ. Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ. - Qua nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ
+ Bác Hồ kính yêu
73
 
 
Trẻ quan tâm đến cảnh đẹp thiên nhiên, lễ hội truyền thống của quê hương nơi đang sống. - Quan tâm đến cảnh đẹp quê hương, lễ hội của quê hương, đất nước. Diễn thịnh quê hương em; Nghệ an yêu dấu
 
74
Trẻ biết thực hiện được một số quy định  ở lớp và gia đình Một số quy định ở lớp và gia đình (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ).
 
75
Trẻ biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở... Cử chỉ, lời nói lễ phép(Chào hỏi, cảm ơn)
- Nhận biết hành vi  “ đúng - sai”, “ tốt - xấu”
+ Kỷ năng chào hỏi lễ phép
 
76
Trẻ biết cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ. Chờ đến lượt
- Chơi hòa thuận với bạn.
 
77
 
 
Trẻ quan tâm đến môi trường, thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây. Biết bỏ rác đúng nơi quy định. - Bảo vệ, chăm sóc con vật, cây cối.
- Tiết kiện điện nước
- Giữ gìn vệ sinh môi trường. Nhặt bỏ rác đúng nơi quy  định
+Kỷ năng bỏ rác đúng nơi quy định
         
   
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI: 4-5 TUỔI
TT Chủ đề Chủ đề nhánh Tuần Thời gian
  Trường
Mầm non
(4 tuần)
-Trường mầm non Diễn Thịnh thân yêu 1 9-13/9/2024
-Bé vui đón tết trung thu 2 16-20/9/2024
- Lớp học của bé 3 23-27/9/2024
- Một số hoạt động ở trường mầm non 4 30/9-4/10/2024
 
2
Bản thân
(3 tuần)
- Bé tự giới thiệu về mình 5 7-11/10/2024
- Cơ thể bé và bạn 6 14-18/10/2024
- Bé cần gì lớn lên và khỏe mạnh 7 21-25/10/2024
 
 
3
Gia đình bé
(4 tuần)
- Những người thân trong gia đình 8 28/10-1/11/2024
- Ngôi nhà thân yêu của bé 9 4-8/11/2024
- Cô giáo như mẹ hiền 10 11-15/11/2024
- Đồ dùng trong gia đình bé 11 18-22/11/2024
 
 
4
 
Lớn lên
bé thích làm nghề gì?
(4 tuần)
- Bé yêu bác nông dân 12 25-29/11/2024
- Bé yêu cô chú công nhân 13 2-6/12/2024
- Bé thích làm bác sỹ 14 9-13/12/2024
- Bé yêu chú bộ đội 15 16-20/12/2024
 
 
5
Những con vật đáng yêu.
(4 tuần)
-Động vật nuôi trong gia đình  16 23-27/12/2024
- Động vật sống dưới nước 17 30/12-3/1/2025
- Động vật sống trong rừng 18 6-10/1/2025
-Côn trùng và một số loài chim 19 13-17/1/2025
 
 
 
6
 
Thế giới
thực vật -
Tết và mùa xuân
(7 tuần)
 
 
-Bé vui đón tết 20 20-24/1/2025
- Mùa xuân của bé 21 10-14/2/2025
-Một số loài hoa 22 17-21/2/2025
- Bé yêu cây xanh 23 24-28/2/2025
 - Ngày vui 08/03 24 3-7/3/2025
- Một số loại rau, củ 25 11-14/3/2025
 -Một số loại quả 26 17-21/3/2025
 
 
7
Bé tìm hiểu phương tiện và QĐGT
(3 tuần)
Phương tiện và QĐGT đường bộ, đường sắt 27 24-28/3/2025
- Phương tiện và quy định GT đường thủy, đường không 28 31/3-4/4/2025
- Một số biển báo giao thông 29 7-11/4/2025
 
8
Nước và các hiện tượng tự nhiên (3 tuần) - Bé biết gì về nước 30 14-18/4/2025
- Một số hiện tượng tự nhiên 31 21-25/4/2025
- Mùa hè của bé 32 28/4-2/5/2025
 
9
Quê hương, Đất nước, Bác Hồ (3 tuần) - Diễn Châu quê hương em 33 5-9/5/2025
- Bác Hồ kính yêu! 34 12-16/5/2025
- Nghệ An yêu dấu 35 19-23/5/2025
Tổng :   35  
 
 
 
ĐỘ TUỔI 4-5 TUỔI
 
Mục tiêu Nội dung  
Lĩnh vực Phát triển thể chất
* Phát triển vận động
1.Trẻ khoẻ mạnh, cơ thể phát triển cân đối, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
Trẻ trai :
+ Cân nặng từ 14.4 - 23.5 kg
+ Chiều cao từ 100.7 - 119.1cm
Trẻ gái :
+ Cân nặng từ 13.8 - 23.2 kg
+ Chiều cao từ  99.5 - 117.2 cm
- Nâng cao chất lượng bữa ăn, đổi mới hình thức tổ chức bữa ăn
- Cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ
-  Tổ chức các bài tập, trò chơi phát triển vận động.
 
 
2. Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh
 
 
ô hấp:  Hít vào, thở ra.
Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay).
+ Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).
Lưng, bụng, lườn:
+ Cúi về phía trước, ngửa người ra sau.
+ Quay sang trái, sang phải.
+ Nghiêng người sang trái, sang phải.
 Chân:
+ Nhún chân.
+ Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
+ Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.
 
3. Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi - Đi trên ghế TD
- Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m
- Đi trên vạch thẳng kẻ sàn ( Có thể đưa vào trò chơi vận động)
 
4. Trẻ kiểm soát được vận động: đi, chạy
 
- Đi, chạy thay đổi tốc độ, theo hiệu lệnh, zích zắc( đổi hướng) theo vật chuẩn
- Chạy chậm 60-80m
- Chạy 15 m trong khoảng 10 giây
 
5. Trẻ biết phối hợp tay- mắt trong vận động: tung, ném, bắt, chuyền, đập.
 
 
 
 
- Tung bóng lên cao và bắt bóng
- Tung bắt bóng với người đối diện
- Ném xa bằng một tay
- Ném xa bằng 2 tay
- Ném trúng đích bằng 1 tay
- Ném trúng đích thẳng đứng
-  Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
- Đập và bắt bóng tại chỗ
 
6. Trẻ biết thực hiện một cách khéo léo trong vận động: bò, trườn, trèo - Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m
- Bò dích dắc qua 5 điểm
- Bò chui qua ống dài
-  Bò chui qua cổng
- Bò chui qua cổng, ống dài 1,2m x 0,6m
-  Trườn theo hướng thẳng.
- Trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm.
- Trèo lên, xuống 5 gióng thang.
 
7.Trẻ phối hợp tay- chân trong vận động  bật, nhảy -  Bật liên tục về phía trước.
-  Bật xa 35 - 40cm.
- Bật - nhảy từ trên cao xuống (cao 30 - 35cm).
- Bật tách chân, khép chân qua 5 ô
- Bật qua vật cản cao 10-15cm\
- Nhảy lò cò 3m
 
8. Trẻ biết thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp
 
- Bật xa- ném xa- chạy nhanh 10 m
- Nhảy lò cò- Ném  trúng đích nằm ngang
- Bật xa- Ném xa bằng 1 tay- Chạy 12m
 
9. Trẻ biết thực hiện được các cử động của bàn tay, ngón tay. -  Cuộn,vo xoáy tròn cổ tay, xoắn, vặn,  gập mở các ngón tay, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối....  
10. Trẻ biết phối hợp được cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt trong một số hoạt động
 
 
- Gấp giấy.
- Lắp ghép hình
- Xé, cắt đường thẳng
- Tô, vẽ hình
- Cài, cởi cúc, kéo khóa, xâu luồn, buộc dây
- Xếp chồng
-Tết sợi
 
*Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
11. Trẻ biết một số món ăn, thực phẩm thông thường, cùng nhóm và ích lợi của chúng với sức khỏe - Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm TP (Trên tháp dinh dưỡng)
- Ích lợi của các thực phẩm, các món ăn đối với sức khỏe
 
12. Trẻ nói tên được một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản - Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn và nhận biết các bữa ăn trong ngày  
13. Trẻ biết ăn để chóng lớn,khỏe mạnh thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng. -  Lợi ích  của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật ( ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì)....
 
14.Trẻ thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở - Cách rửa tay bằng xà phòng, cách lau mặt, đánh răng
- Các đồ dùng cần thiết để rửa tay lau mặt đánh răng
- Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn
- Tập đánh răng, lau mặt.
- Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng.
- Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng không rơi vải, đổ thức ăn
- Dạy trẻ kỹ năng gấp quần áo…chăn, chiếu
- Dạy trẻ kỹ năng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng
- Dạy trẻ kỹ năng sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt và bảo vệ môi trường
- Dạy trẻ kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng (Nước, giấy vệ sinh) đúng cách.
 
15. Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống Một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống
Nhận biết thức ăn có mùi ôi, thiu, không buống nước lã
- Mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn, nhai kĩ
- Khi ăn không đùa nghịch không đổ vãi thức ăn
- Chấp nhận ăn rau và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau...
- Không ăn thức ăn có mùi ôi thiu, không uống nước lã.
- Dạy trẻ kỹ năng thói quen, hành vi trong ăn uống
 
16. Trẻ có một số hành tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở (phòng chồng dịch sốt xuất huyết, bệnh chân tay miệng...) - Mặc trang phục phù hợp với thời tiết, đội mũ khi ra nắng , mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học
- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt...
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe
- Rưả tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trang, không đưa tay lên mắt, mũi miệng...
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người
- Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản
- Dạy trẻ kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định
 
17. Trẻ nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, nơi an toàn và nơi không an toàn - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng
- Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng là nguy hiểm, không đến gần. Biết các vật sắc, nhọn không nên nghịch
- Nhận ra những nơi như: ao, hồ, mương nước, suối, bể chứa nước...là nơi nguy hiểm không được chơi gần
- Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh điện giật.
 
18.Trẻ nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ - Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ
- Biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khẩn cấp: cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu
- Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đình, số điện thoại người thân khi cần thiết
- Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh những nơi nguy hiểm, bắt cóc.
- Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc, bắt cóc
- Dạy trẻ không được tin và nghe lời người lạ
- Dạy trẻ hét to khi cần giúp đỡ
 
Lĩnh vực Phát triển nhận thức
19. Trẻ nói tên và địa chỉ của trường, lớp  khi được hỏi, trò chuyện. Tên, địa chỉ của trường, lớp.
-Trường mầm non Diễn Thịnh thân yêu
- Lớp học của bé
 
20. Trẻ nói tên, một số công việc của các cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi và trò chuyện. Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường.
-Các hoạt động của trường mầm non
- Dạy trẻ kỹ năng lễ phép khi ở trường
 
21. Trẻ nói tên, một vài đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi và trò chuyện. Họ tên và một số đặc điểm của các bạn trong lớp;
Các hoạt động vui chơi của trẻ và các bạn.
 
22. Trẻ nói được họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện. Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân khi được hỏi, trò chuyện
-Tên chức năng của bộ phận trên cơ thể
- Các giác quan của con người
- Bé tự giới thiệu về mình
- Cơ thể bé và bạn
- Bé cần gì lớn lên và khỏe mạnh
- Giúp trẻ tự tin
-Dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân
- Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp
- Dạy trẻ kỹ năng biết bảo vệ bản thân
 
23. Trẻ nhận biết về gia đình khi được hỏi và trò chuyện. - Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ.
- Một số nhu cầu của gia đình.
- Địa chỉ gia đình.
- Những người thân trong gia đình
- Ngôi nhà thân yêu của bé
- Đồ dùng gia đình bé
- Dạy trẻ kỹ năng lễ phép khi ở nhà( P H)
- Dạy trẻ kỹ năng cách đi đường một mình an toàn
 
24.  Trẻ biết đặc điểm công dụng của phương tiện giao thông phân loại theo 1-2 dấu hiệu và một số quy định giao thông đơn giản Tên gọi, đặc điểm công dụng của một số phương tiện giao thông đơn giản
- Một số quy định giao thông đơn giản
- Thực hiện đúng về quy định an toàn giao thông khi ra đường, đi trên các phương tiện giao thông
- Phương tiện và quy định giao thông đường bộ, đường sắt
- Phương tiện và quy định giao thông đường thủy, đường hàng không
- Một số biển báo giao thông
 
25. Trẻ biết phân loại các đối tượng theo 1 hoăc 2 dấu hiệu - Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu
- Phân loại PTGT theo 1-2 dấu hiệu
- Phân loại Cây, hoa, quả, con vật theo 1-2 dấu hiệu.
 
26. Trẻ biết quan tâm đến những thay đổi của sự vật hiện tượng xung quanh với sự gợi ý hướng dẫn của cô giáo - Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người
- Khám phá sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ
-Tìm hiểu một số hiện tượng thiên nhiên, về không khí, ánh sáng
- Đặc điểm của các mùa trong năm( Mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông). Trang phục thay đổi theo mùa
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trăng, mặt trời
Tìm hiểu các nguồn nước có trong môi trường sống
-Ích lợi của nước với đời sống của con người, động vật, cây cối
+ Một số đặc điểm, tính chất của nước
+ Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
- Bé biết gì về nước
- Một số hiện tượng tự nhiên
- Mùa xuân của bé
- Mùa hè của bé
- Dạy trẻ kỹ năng phòng đuối nước( Phối hợp)
 
27. Trẻ biết nhận biết một số đặc điểm nổi bật và ích lợi của cây cối, hoa, quả, con vật gần gũi... phối hợp các giác quan để xem xét sự vật hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, (ngửi, nếm, hoa, quả...)để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng. + Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể
-Gọi tên con vật gần gũi
-Đặc điểm, lợi ích và tác hại của một số con vật
- Gọi tên nhóm cây cối, hoa quả gần gũi xung quanh
- Đặc điểm lợi ích của một số cây cối hoa quả
+ Đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa quả gần gũi, ích lợi và tác hại đối với con người.
- Cách chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật...
- So sánh sự giống nhau và khác nhau của một số cây, con vật, đồ vật...
- Động vật nuôi trong gia đình
- Động vật sống dưới nước
- Động vật sống trong rừng- Côn trùng và một số loài chim
- Bé yêu cây xanh
- Một số loại rau, củ
-Một số loại hoa
Một số loại quả
 
28. Trẻ biết làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán. Một số đặc điểm, tính chất của nước, chất liệu của đồ dùng, đồ chơi, sự phát triển của cây cối...
-Quan sát, thảo luận, dự đoán về ảnh hưởng của thời tiết đến sinh hoạt con người.
-Làm thí nghiệm nước trong suốt, nước bay hơi, một số chất tan trong nước
- Làm thí nghiệm khoa học với một vài chất liệu nổi bật của các đồ dùng đồ chơi trong gia đình: gỗ, nhựa, kim loại, I nốc, sắt, nhôm,vải, ni lông, xem vật nào nổi, vật nào chìm,...
-Trẻ làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán như pha màu thử nghiệm vật chìm, nổi, chất tan, chất không tan, nước bốc hơi....
 
29.Trẻ có thể thu thâp thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau Thu thập thông tin đối tượng bằng nhiều cách khác nhau:
Sưu tầm làm, xem sách, tranh ảnh,
Trò chuyện với người lớn, với bạn bè và nhận xét
 
30. Trẻ biết nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật và hiện tượng quen thuộc, tìm hiểu nguyên nhân xảy ra các sự vật hiện tượng đó. - Nhận ra mối quan hệ đơn giản giữa con người, cây cối, con vật với môi trường sống.
- Giải thích được các nguyên nhân xảy ra các sự vật, hiện tượng đơn giản xung quanh các hiện tượng tự nhiên(cây bị héo, lá bị ướt, mưa, bão...)
-  Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống.
+ Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.
+ ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây.
+ Không khí, các  nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
+ Các nguồn nước trong môi trường sống, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước
 
31 Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm... để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.
 
 
 
 
 
 
 
-Tên gọi, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi cảu bản thân, gia đình, lớp học, trường học...
-Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm...để tìm hiểu đặc điểm của đồ vật
-Nhận biết mối quan hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng đồ chơi quen thuộc
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 -3 đồ dùng đồ chơi,
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 con vật, cây, hoa, quả.
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm
 
32. Trẻ biết thể hiện một số hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình. - Hiểu được mối qua hệ trong các trò chơi
- Thể hiện trong các bài hát, sản phẩm tạo hình.
 
33.Trẻ nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương. Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.
- Tên gọi, công cụ, sản phẩm các hoạt động nghề truyền thống ở địa phương
- Yêu quý người lao động trân trọng sản phẩm của người lao động
-Bé yêu bác nông dân
-Bé yêu cô, chú công nhân
-Bé yêu chú bộ đội
-Bé thích làm bác sỹ
 
34. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số ngày lễ hội. Tên gọi đặc điểm nổi bật của một số ngày lễ hội sự kiện văn hóa nơi trẻ sống: Khai giảng, Tết Trung thu, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Noen,Tết nguyên đán, ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03,  Ngày sinh nhật Bác19/5.
- Bé vui đón tết trung thu
- Cô giáo như mẹ hiền
- Bé vui đón tết
- Ngày vui 08/03
 
35. Trẻ kể tên và nêu một vài đặc điểm của cảnh đẹp, đất nước, di tích lịch sử của địa phương.
 
 
 
- Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, sự kiện văn hóa của quê hương, đất nước;
 Đền Cuông; Biển Diễn Thành; Diễn Châu quê hương em;Quảng Trường, Quê Bác, Cửa Lò....
-Nghệ An yêu dấu;
- Hà Nội mến yêu
 
*Làm quen với toán
36. Trẻ biết quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi: Bao nhiêu? Số mấy?
-Quan tâm chữ số và số lượng, đếm vật xung quanh  
37. Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng của trẻ
 
-Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10
- Đếm theo khả năng.
 
38.Trẻ nhận biết chữ số, số lượng, số thứ tự từ 1-5. -Đếm các nhóm có 5 đối tượng
-Nhận biết và sử dụng các chữ số từ 1-5 để chỉ số lượng
Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.
- Đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng. Nhận biết số 3(Số 3 Tiết 1)
- Đếm đến 4, nhận biết nhóm có 4 đối tượng,  Nhận biết số 4 (Số 4 Tiết 1)
- Đếm đến 5, nhận biết nhóm có 5 đối tượng Nhận biết số 5. (Số 5 Tiết 1)
 
39. Trẻ nhận biết mối quan hệ trong phạm vi từ 1 đến 5 -Nhận biết mối quan hệ hơn, kém trong phạm vi 3 (Số 3Tiết 2); 
- Nhận biết mối quan hệ hơn, kém trong phạm vi 4(Số 4 Tiết 2);
- Nhận biết mối quan hệ hơn, kém trong phạm vi 5(Số 5 Tiết 2)
 
40. Trẻ biết gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả. Trẻ biết tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn
 
-Đếm các nhóm đối tượng trong phạm vi 5
+Gộp hai nhóm đối tượng và đếm
 +Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơp và đếm
-Làm bài tập trong cuốn bé làm quen với toán(Nội dung tách, gộp nhóm có số lượng)
 
41. Trẻ nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Nhận biết ý nghĩa con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày(số nhà, biển số xe, số điện thoại...)  
42. Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp của ít nhất 3 quy tắc và sao chép lại. - So sánh phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc
-Xếp tương ứng 1-1, Ghép đôi
- Sắp xếp theo quy tắc
 
43. Trẻ biết so sánh hai đối tượng cách đo độ dài, đo dung tích và nói kết quả đo.
 
 
 
- Dạy trẻ so sánh  kích thước chiều cao của 2 -3 đối tượng
-Dạy trẻ so sánh  kích thước chiều rộng của 2 -3 đối tượng
-Dạy trẻ so sánh  kích thước chiều dài của 2 -3 đối tượng
-Sắp xếp 3 đối tượng theo sự tăng dần hoặc giảm dần về kích thước
-Nhận biết mục đích của phép đo
- Đo độ dài 1 vật bằng 1 đơn vị đo
- Đo dung tích bằng 1 đơn vị đo
 
44. Trẻ nhận biết được sự giống nhau và khác nhau giữa hai hình( tròn và tam giác, vuông và hình chữ nhật...)
 
So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: Hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật.
- Dạy trẻ phân biệt hình tròn với hình tam giác
- Dạy trẻ phân biệt hình vuông với hình chữ nhật;
- Dạy trẻ phân biệt hình tam giác với hình vuông
 
45. Trẻ biết sử  dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản. + Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu
-Chắp ghép các hình học để tạo thành các con vật(đồ vật)
-Chắp ghép các hình học để tạo thành các phương tiện giao thông
 
46. Trẻ biết biết xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác
.
-  Xác định phía phải, phía trái của bản thân
- Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân
- Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đồ vật so bản thân trẻ.
- Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đồ vật so với bạn khác.
 
47. Trẻ nhận biết được các buổi: sáng, trưa, chiều, tối. -Nhận biết các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều , tối.
-Mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong  ngày
 
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
48. Trẻ thực hiện được 2-3 yêu cầu liên tiếp - Lắng nghe và hiểu được 2-3 yêu cầu trong giao tiếp hàng ngày
Hiểu và thực hiện được 2-3 yêu cầu
 
49. Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ, phương tiện giao thông... - Các từ chỉ  tên gọi, đặc điểm, tính chất, công dụng, các loại rau, quả, con vật, đồ dùng, thực vật, động vật...và các từ biểu cảm
- Giải nghĩa một số từ với sự giúp đỡ của người khác
- Nghe hiểu nghĩa từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ...
 
50. Trẻ lắng nghe và trao đổi với người đối thoại. - Nghe, hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức trong gíao tiếp hàng ngày
- Trao đổi, trả lời các câu hỏi với người khác về đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng gia đình, về các con vật và cây cối
- Bày tỏ, nhu cầu tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các câu khác nhau
- Trả lời và đặt câu hỏi
 
51. Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao... -Nghe, đọc thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè... phù hợp với độ tuổi
- Đọc biểu cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ bài thơ, đồng dao đơn giản.
- Trường MN: Nghe lời cô giáo, Rửa tay, Lên bốn, Dung dăng, dung dẻ, Bé tới trường, Cảm ơn, Cô và cháu, Dế học chữ, Cô giáo của em, tình bạn, Giờ chơi của bé
 -Bản thân: Đôi mắt của em, Thỏ bông bị ốm, Em vẽ, Tâm sự của cái mũi, Lời chào, Cô dạy, Bé ơi, Chú vịt Tôn, Phải là hai tay, Mười ngón tay, Đôi bàn tay nhỏ xinh
-Gia đình- Em yêu nhà em, Thăm nhà bà, Giữa vòng gió thơm, Mẹ và cô, Lấy tăm cho bà, Lời chào, Mẹ và con, Quạt cho bà ngủ, Cô giáo của em,
-Nghề nghiệp- Bé làm bao nhiêu nghề, Chú giải phóng quân, Cái bát xinh xinh,
-Thực vật- Tết- Mùa xuân: Hoa kết trái,Tết đang vào nhà, Từ hạt đến hoa, Hoa mào gà, Bác bầu, bác bí; Rau lang, rau muống.
-Động vật: Chim chích bông, Đàn gà con, Giọng hát chim sơn ca, Ếch con học bài, Gọi bạn, Chuồn chuồn, Tiếng ve, Con gà, Bếp ăn của con vật, Em vẽ, Con mèo, Thi chạy, Chú ngựa bay, Con trâu.
- Phương tiện và quy định giao thông: Giúp bà, Thuyền giấy, Bé và mẹ, , Đèn báo, Đi chơi phố, Con đường của bé, Xe cần cẩu, Xe của bé, Đèn giao thông, Đoàn tàu lăn bánh
-Nước và hiện tượng tự nhiện: Ông mặt trời, Bình minh trong vườn, Mùa hạ tuyệt vời, Mưa, Bốn mùa ở đâu, Trưa hè, Trăng lưỡi liềm, Cầu vồng, Bão, Tia nắng, Ông mặt trời bật lửa, Mùa hè của em,
-Quê hương -Đất nước- Bác Hồ: Quê em vùng biển, Bác Hồ của em, Đất trời sang lắm hôm nay, Thuyền giấy, Về quê, Bác thăm nhà cháu, Hoa quanh lăng Bác, Em vẽ Bác Hồ, Buổi sáng quê nội, Buổi sáng.
- Ca dao, đồng dao: Chi chi chành chành, Nu na nu nống. Dung dăng dung dẻ…
 
52. Trẻ biết kể lại sự việc đơn giản theo trình tự - Kể lại sự việc có nhiều tình tiết câu truyện đã được nghe
- Kể lại sự việc hiện tượng đã gặp, đã xảy ra
- Kể lại sự việc theo trình tự thời gian
 
53. Trẻ biết bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
 
- Bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
- Đóng kịch
- Diễn rối
 
54. Trẻ biết sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.... -Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất... trong giao tiếp.  
55.Trẻ lăng nghe kể, chuyện và đặt câu hỏi theo nội dung câu truyện - Lắng nghe kể chuyện và đặt câu hỏi theo nội dung các câu truyện phù hợp độ tuổi
- Trường MN: Món quà của cô giáo, Người bạn tốt, Sẻ con tìm bạn, Sự tích chú Cuội cung trăng, Ai lớn nhất, ai bé nhất, Câu chuyện về giấy kẻ, Thỏ trắng đi học, Nếu không đi học.
 - Bản thân: -Mỗi người một việc, Khi mẹ vắng nhà, Gấu con bị đau răng, Cái mồm, Đôi dép.
-Gia đình: Cây khế, Khi mẹ vắng nhà, Tích Chu, Cả nhà đều làm việc, Sự tích hoa Dạ Hương, Điều kỳ diệu của bé, Vẽ chân dung mẹ, Một bó hoa tươi thắm, Cháu ngoan của bà, Sẻ con đáng yêu.
- Nghề nghiệp: Sự tích quả dưa hấu, Người làm vườn và các con trai, Người bán mũ rong, Qua đường
- Thực vật- Tết- Mùa xuân: Chú đỗ con, Sự tích cây khoai lang, Niềm vui từ bát canh cải, Trong vườn, Hạt đỗ sót, Hoa dâm bụt, Bí con thoát nạn, Trái cây trong vườn.
-Động vật: Dê con nhanh trí, Cáo thỏ và gà trống, Học trò của cô giáo chim khách, Sự tích tiếng kêu của mèo, Ngựa đỏ và lạc đà. Khỉ mũi dài
- Phương tiện và quy định giao thông: Qua đường, Thỏ con đi học, Kiến con đi ô tô, Kiến thi an toàn giao thông, Bài học về sự tự giác, Một chuyến tham quan, Cái hố bên đường.
- Nước và hiện tượng tự nhiên: Hồ nước và mây, Giọt nước nước tý xíu, Lời ru của trăng, Đám mây đen xấu xí, Câu chuyện về giọt nước, Gió và mặt trời, Cầu vồng,
- Quê hương -Đất nước - Bác Hồ: Sự tích con rồng cháu tiên, Quả táo Bác Hồ
 
56. Trẻ sử dụng được các từ như mời cô, mời bạn, cảm ơn, xin lỗi... trong giao tiếp - Hiểu các từ mời cô, mời bạn, cảm ơn, xin lỗi...  
57. Trẻ biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở -Nói với âm lượng vừa đủ, rõ ràng để người nghe có thể hiểu được, phù hợp tình huống giao tiếp.
-Điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở
-Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép trong giao tiếp
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
 
58. Trẻ biết kể lại chuyện có mở đầu, kết thúc. Kể lại chuyện đã được nghe có mở đầu, kết thúc.  
59. Trẻ biết diễn đạt để người nghe có thể hiểu được
 
 
 
- Phát âm có chứa các âm khó
- Nói rõ ràng để người nghe có thể hiểu được – Diễn đạt ý tưởng, trả lời được theo ý câu hỏi.
-Tốc độ, âm lượng phù hợp với người nghe
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
- Trả lời và đặt câu hỏi “ai”, “cái gì”, “ở
đâu”, “khi nào”, “để làm gì”
 
60. Trẻ biết cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh và biết đọc vẹt theo tranh minh  họa Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau
Làm quen với cách sử dụng sách, cách đọc sách ( hướng đọc từ trái qua phải từ dòng trên xuống dòng dưới, đọc ngắt nghỉ các dấu, phân biệt đầu kết thúc của sách)
Đọc chuyện qua sách tranh/tranh vẽ
- Giữ gìn , bảo vệ sách
 
61. Trẻ biết chọn sách để sử dụng sách
 
- Chọn sách theo ý thích để xem
- Chọn sách theo chủ đề nào đó khi được yêu cầu
- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và đọc” truyện”
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau
- Phân biệt mở đầu và kết thúc của sách
- Giữ gìn bảo vệ sách
 
62. Trẻ nhận ra ký hiệu thông thường nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm. Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống(Nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông, đường dành cho người đi bộ...)  
63. Trẻ biết sử dụng ký hiệu để
“ viết” tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng
- Sử dụng ký hiệu để “viết” tên làm vé tàu, thiệp chúc mừng
- Làm quen với cách viết tiếng việt ( hướng viết của các nét chữ: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)
- Làm quen với công cụ viết và đưa tay tạo thành các nét chữ cái
 
64. Trẻ có biểu tượng ban đầu về kí hiệu/chữ cái/chữ viết - Nhận dạng một số chữ cái
- Tập tô đồ các nét chữ
 
 
 65. Tiếng Anh- Nghe từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi trong phạm vi 100 từ, cụm từ -Dạy trẻ nghe từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi.
 
 
Lĩnh vực Phát triển thẩm mỹ
66. Trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật -Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống  và tác phẩm nghệ thuật
67. Trẻ thích thú, chú ý nghe nhạc, nghe hát nhận ra giai điệu bài hát. - Nghe và nhận ra cáo loại âm nhạc khác nhau: Nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca, nhạc cổ điển...
- Khuyến khích trẻ chú ý lắng nghe, thích thú vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm khi nghe âm nhạc gợi cảm
-Trường MN: Đi học, Ngày đầu tiên đi học, Chiếc đèn ông sao, Thật đáng chê, Em yêu trường em, Tìm bạn thân, Bàn tay cô giáo, Cô giáo miền xuôi, Trường mẫu giáo yêu thương, Trường làng tôi, Hoa trường em,
- Bản thân: Cánh én tuổi thơ, Thật đáng chê, Cò lả. Sinh nhật Hồng, Khám tay, Đường và chân, , Bầu và bí,
- Gia đình: Cho con, Ba ngọn nến lung,Tổ ấm gia đình. Chỉ có một trên đời, Cô giáo miền xuôi, Bố là tất cả, Ru em, Ngôi sao nhỏ, Bà thương em, Bàn tay em. Khúc hát ru người mẹ trẻ, Bông hồng tặng cô
-Nghề nghiệp: Đi cấy, Xe chỉ luồn kim, Màu áo chú bộ đội, Bác đưa thư vui tính, Hạt gạo làng ta, Lớn lên cháu lái máy cày, Em đi giữa biển vàng, Ước mơ xanh, Bàn tay cô giáo,  Ba em là công nhân lái xe
-Thực vật- Tết- Mùa xuân: Hoa trong vườn, Cây trúc xinh, Hoa thơm bướm lượn, Mùa xuân, Ngày tết quê em, Em yêu cây xanh, Em đi trồng cây, Màu vàng. Mùa xuân đến rồi, Ngày 08/03
-Động vật-: Gà gáy, Cún con và mèo My, Chú ếch con, Chú voi con ở bản Đôn, Tôm, cua,cá thi tài, Chị ong nâu và em bé, Gà gáy, Lý con khỉ.
- Phương tiện và quy định giao thông: Ba em là công nhân lái xe, Anh phi công ơi, Ngồi tựa mạn thuyền, Những con đường em yêu.
- Nước và hiện tượng tự nhiên: Mưa rơi, Bèo dạt mây trôi, , Đếm phao
- Quê hương-Đất nước- Bác Hồ: Việt Nam quê hương tôi, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Em như chim bồ câu trắng, Gửi anh một khúc dân ca, Lý chiều chiều, Xòe hoa.
68.Trẻ hát đúng giai điệu lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ.... - Hát đúng lời ca của các bài hát phù hợp với lứa tuổi
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát
- Trường MN: Trường chúng cháu là trường mầm non, Vui đến trường, Em đi mẫu giáo, Bông hoa mừng cô, Cô giáo, Cháu vẽ ông mặt trời, Đu quay, Mời bạn ăn, Múa vui, Em vẽ, Múa đàn. Rước đèn dưới trăng
- Múa minh họa: Rước đèn dưới trăng
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
- Bản thân: Bạn có biết tên tôi, Mời bạn ăn, Mừng sinh nhật, Cái mũi, Múa cho mẹ xem, bạn ở đâu, Cả tuần đều ngoan, Càng lớn càng ngoan, cùng đi đều, Tròn tóc xinh, Cô bị ốm, Tìm bạn thân.
- Múa minh họa: Tay thơm tay ngoan
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
-Gia đình: Nhà của tôi,  Bé quét nhà, cả nhà đều yêu, Múa cho mẹ xem, Cháu yêu bà, Chào hỏi, Mẹ yêu không nào, Mẹ đi vắng, Con chim vành khuyên, Cô giáo, Cả nhà thương nhau, Bó hoa tặng cô
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
-Nghề nghiệp: Cháu yêu cô chú công nhân, Cháu yêu cô thợ dệt, Chú bộ đội, Lớn lên cháu lái máy cày, Bác đưa thư vui tính, Chú bộ đội đi xa,
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
- Thực vật- Tết và mùa xuân: Em yêu cây xanh, Màu hoa, Qủa, Mùa xuân, Sắp đến tết rồi, Bắp cải xanh, Quả thị. Cùng múa hát mừng xuân, Ngày vui 8/3
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
-Động vật: Cá vàng bơi, Voi làm xiếc, Gà trống mèo con và cún con, Đố bạn, Con chuồn chuồn, Con chim non, Một con vịt, Thật là hay, Thương con mèo, Vì sao chim hay hót, , Gà trống mèo con và cún con
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
- Phương tiện và quy định giao thông: Em tập lái ô tô, Em đi qua  ngã tư đường phố, Đi đường em nhớ, Bạn ơi có biết, Đèn đỏ, đèn xanh, Lái máy bay, Em đi chơi thuyền
- Nước và hiện tượng tự nhiên: Cho tôi đi làm mưa với;  Nắng sớm, Mùa hè đến, Sau mưa. Đếm sao, Mây và gió; Hạt nắng, hạt mưa
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
- Quê hương- Đất nước - Bác Hồ: Quê hương tươi đẹp, Em yêu thủ đô, Em mơ gặp Bác Hồ, Múa với bạn Tây Nguyên. Lá cờ nhỏ, Hòa bình cho bé. Nhớ ơn Bác.
-Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:...
69. Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc với các hình thức( vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa) - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc.
- Vỗ tay sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách nhịp tiết tấu
-  Khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích
70. Hát theo một số bài hát Tiếng Anh đơn giản, quen thuộc - Dạy trẻ hát theo một số bài hát tiếng Anh đơn giản, quen thuộc
 
71.Trẻ thể hiện sự sáng tạo, biết lựa chọn thể hiện các hình thức vận động theo nhạc. - Vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích.
- Tự sáng tạo, vận động sao cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc.
72. Trẻ biết phân biệt âm sắc của một sô dụng cụ âm nhạc quen thuộc và biết sử dụng để đệm theo nhịp bài hát, bản nhạc
 
- Lắng nghe phân biệt âm sắc của một số dụng cụ âm nhạc quen thuộc
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu chậm.
- Lựa chọn dụng cụ âm nhạc để gõ
 đệm theo nhịp điệu bài hát.
 
73. Kỹ năng múa: -Trẻ cơ bản thực hiện được ít nhất 2-3 bài múa, ít nhất 2- 3 bài đồng diễn; -Dạy trẻ thực hiện các thế múa tay, chân cơ bản; các bài tập nhịp điệu;
- Dạy trẻ biết chuyển động nhịp nhàng, thay đổi bước chuyển động theo nhạc; 
74. Trẻ biết phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm đơn giản -Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm đơn giản
-Quan sát ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật được tạo nên từ các nguyên vật liệu khác nhau.
-Lựa cọn, sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau, để tạo ra các snar phẩm đa dạng phong phú.
75. Trẻ biết vẽ, tô màu phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục Sử dụng các kĩ năng vẽ, tô màu để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét.
- Vẽ, tô màu hoa trong vườn trường
- Vẽ, tô màu đồ chơi trong lớp học
- Vẽ, tô màu ngôi nhà.
- Vẽ, tô màu người thân trong gia đình
- Vẽ, tô màu cây xanh
- Vẽ, tô màu rau củ, quả bé thích
- Vẽ, tô màu vườn hoa mùa xuân
- Vẽ, tô màu con mèo
-Vẽ, tô màu con bướm
- Vẽ, tô màu tàu hỏa
- Vẽ, tô màu ô tô
- Vẽ, tô màu cảnh mùa hè
- Vẽ, tô màu chiếc ô
- Tô màu cô giáo và các bạn
- Tô màu vòng đeo cổ.
- Tô màu chú cảnh sát giao thông
Đề tài: Theo chủ đề...
76. Trẻ biết  xé, cắt theo đường thẳng, đường cong...và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục. Sử dụng kỹ năng xé, cắt dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục
- Cắt dán các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc
- Cắt dán cái thang cho chú công nhân
- Cắt dán con vật sống dưới nước
- Xé dán bông hoa trang trí cửa sổ
- Xé dán trang trí bình hoa tặng cô giáo
- Xé dán máy bay trực thăng
- Xé dán mặt trời và những đám mây
- Xé dán quả
 - Cắt dán hàng rào trường mầm non
- Cắt dán đôi tất
- Cắt dán ngôi nhà
- Cắt dán hoa
- Cắt dán trang trí cây thông
- Xé dán đàn cá
- Xé dán máy bay
- Cắt dán cầu vồng
-Cắt dán hoa mừng sinh nhật Bác
Đề tài: Theo chủ đề...
77. Trẻ biết làm lõm, dổ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết - Nặn đồ dùng, đồ chơi... theo ý thích
- Nặn con vật theo ý thích
-Nặn các loại củ, quả, theo ý thích
-Nặn các loại phương tiện giao thông
- Nặn theo ý thích
78. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng  vẽ, tô màu, gấp, làm, trang trí,xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau. - Trang trí áo bé trai, váy bé gái.
- Làm khung ảnh gia đình
- Gấp và cắt dán phong bì
- Làm bưu thiếp tặng cô giáo
- Làm quà tặng chú bộ đội
- Làm hoa trang trí ngày tết
- Làm quà tặng bà, mẹ, cô giáo, chị(em) gái, bạn gái
- Làm dụng cụ nghề
- Làm các loại bánh
- Gấp con chó
- Gấp ô tô buýt
- Làm chong chóng
- Trang trí khung ảnh Bác Hồ
- Trang trí giây hoa chào mừng ngày 30/04; 01/5 bằng dấu vân tay.
79. Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng.
 
Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng, đường nét, bố cục.
- Giữ gìn sản phẩm
80. Trẻ nói được ý tưởng và đặt tên cho sản phẩm của mình. - Tạo ra các sản phẩm theo ý tưởng
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
-Đặt tên cho sản phẩm của mình
81.Trẻ thích thú ngắm nhìn, chỉ, sờ, và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình, của tác phẩm tạo hình. Vui sướng chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẽ đẹp nổi bật (về màu sắc hình dáng...) của các tác phẩm tạo hình
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
82. Trẻ thể hiện được ý thức bản thân, nói được tên tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, tên mẹ, tên cô giáo và các bạn trong lớp -Tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài của bản thân
-Tên bố, tên mẹ, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ
- Tên, địa chỉ của trường lớp. Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường.
 - Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.
 
83. Trẻ nói được điều bé thích, không thích, những điều bé có thể làm được? Sở thích, khả năng của bản thân  
84.Trẻ biết biểu lộ một số cảm xúc, tình cảm với người thân và bạn bè.
 
 
- Trò chơi thân thiện với bạn
- Quan tâm, an ủi bạn bè, người thân khi họ bị ốm, mêt hoặc buồn rầu bằng lời nói cử chỉ
- Chúc mừng người thân, bạn bè... vào ngày sinh nhật, ngày lễ...
- Vui mừng, cổ vũ khi người thân, bạn bè chiến thắng trong cuộc thi, gặp chuyện vui...
- Dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm trẻ
 
85. Trẻ thể hiện sự tự tin, tự lực. - Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích
-Cố gắng hoàn thành công việc được người lớn giao như:(xếp bàn ghế, cất dọn đồ dùng, đồ chơi, trực nhật...)
- Vui vẻ nhận công việc được giao
-Mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt, trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ thông tin của bản thân với mọi người
- Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia vào trò chơi, đồ chơi
- Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý tưởng , sở thích riêng của bản thân và của nhóm
- Giúp trẻ tự tin
 
86. Trẻ nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn,ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác. Nhận biết và nói được một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua tranh ảnh.  
87.Trẻ biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên. Biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình.  
88.Trẻ thể hiện tình cảm kính yêu Bác Hồ. - Bác Hồ kính yêu
-Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ
- Nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ
 
89. Trẻ quan tâm đến cảnh đẹp tự nhiên, lễ hội, di tích lịch sử của quê hương, đất nước. Quan tâm đến di tích, lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương:  Đền Cuông, Quê Bác, Quảng Trường, Cửa Lò, biển Diễn Thành...  
90. Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình
 
Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường).  
91. Trẻ chú ý lắng nghe khi cần thiết Lắng nghe bố, mẹ, ông, bà, cô giáo và các bạn nói trong khi giao tiếp
-Lắng nghe ý kiến của người khác trong hoạt động tập thể
- Sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép.
 
92. Trẻ biết trao đổi thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung( chơi, trực nhật…) - Trao đổi thỏa thuận, phối hợp các bạn cùng thực hiện hoạt động tập thể(chơi, trực nhật…)
- Chờ đến lượt, hợp tác, chia sẻ
- Quan tâm giúp đỡ bạn.
 
93. Trẻ thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc, không bẻ cành, bứt hoa. Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Thích thú vui vẻ nhận nhiệm vụ chăm sóc, tưới cây cho con vật quen thuộc, hiền lành ăn
- Không bẻ cành, ngắt hoa.
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường, biết bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc con vật, cây cảnh.
-Trẻ  có hành vi tiết kiệm điện, nước, biết không để nước tràn khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng.
- Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
 
94. Trẻ thực hiện một số hành vi ứng xử trong xã hội. - Chào hỏi, xưng hô lễ phép với mọi người
- Cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc cho quà
- Chờ đến lượt, hợp tác, chia sẻ
- Yêu mến, quan tâm,đến người thân trong gia đình.
- Phân biệt hành vi “đúng”- “sai”, “tốt”- “xấu”
- Thể hiện sự ăn năn, áy náy, xấu hổ, lo lắng khi phạm lỗi và nói lời xin lỗi.
 
       
 
                                                                      
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI: 5-6 TUỔI
 
TT Chủ đề Chủ đề nhánh Tuần Thời gian
  Trường
Mầm non
(4 tuần)
- Trường mầm non Diễn Thịnh thân yêu 1 9-13/9/2024
- Bé vui đón Tết Trung thu 2 16-20/9/2024
- Lớp học của bé 3 23-27/9/2024
 - Một số hoạt động ở trường mầm non 4 30/9-4/10/2024
 
2
Bản thân
(3 tuần)
- Bé tự giới thiệu về mình 5 7-11/10/2024
- Năm giác quan của bé 6 14-18/10/2024
- Bé lớn lên từng ngày 7 21-25/10/2024
 
 
3
Gia đình bé
(4 tuần)
- Những người thân trong gia đình 8 28/10-1/11/2024
- Ngôi nhà thân yêu của bé 9 4-8/11/2024
- Cô giáo như mẹ hiền 10 11-15/11/2024
- Đồ dùng trong gia đình bé -Nhu cầu gia đình 11 18-22/11//2024
 
 
4
 
Lớn lên bé thích làm nghề gì?
(4 tuần)
- Bé yêu bác nông dân 12 25-29/11/2024
- Bé yêu cô chú công nhân 13 2-6/12/2024
- Nghề phổ biến quen thuộc 14 9-13/12/2024
- Bé yêu chú bộ đội 15 16-20/12/2024
 
 
5
Những con vật đáng yêu.
(4 tuần)
 
- Động vật nuôi trong gia đình 16 23-27/12/2024
- Động vật sống dưới nước 17 30/12-3/1/2025
- Động vật sống trong rừng 18 6/1- 10/1/2025
- Côn trùng và một số loài chim 19 13-17/1/2025
 
 
6
Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân - Ngày vui 8/3
( 6 tuần)
 
- Bé vui đón tết 20 20/1-24/1/2025
- Mùa xuân và một số loài hoa 21 10/2-14/2/2025
- Cây xanh và môi trường sống 22 17/2-21/2/2025
-Một số loại rau, củ 23 24/2-28/2/2025
- Ngày vui 8/3 24 3-7/3/2025
- Một số loại quả 25 11-14/3/2025
 
 
7
Bé tìm hiểu phương tiện và QĐGT
(3 tuần)
- Phương tiện và quy định GT đường bộ 26 17-21/3/2025
- Thực hành một số quy định GT đường bộ 27 24/3-28/3/2025
- Phương tiện và quy định GT đường thủy, đường không 28 31/3-4/4/2025
 
8
Nước và các hiện tượng
tự nhiên
( 3 tuần)
- Bé biết gì về nước 29 7-11/4/2025
- Một số hiện tượng tự nhiên 30 14/4-18/4/2025
- Thứ tự các mùa trong năm 31 21/4-25/4/2025
 
9
Quê hương- Đất nước - Bác Hồ - Trường Tiểu học (4 tuần) - Thủ đô Hà Nội 32 28/4-2/5/2025
- Việt Nam mến yêu 33 5-9/5/2025
- Bác Hồ kính yêu! 34 12-16/5/2025
- Trường Tiểu học 35 19-23/5/2025
Tổng   35 tuần  
               
 
                                                                      
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI: 5 – 6 TUỔI
Mục tiêu Nội dung
Lĩnh vực phát triển thể chất
*Phát triển vận động
1. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi:
 + Trẻ trai:
       + Cân nặng:15,9- 27,1kg
       + Chiều cao: 106,1-  125,8cm
 + Trẻ gái:
        + Cân nặng:15,3- 27,8 kg
        + Chiều cao:  104,9-125,4cm
- Nâng cao chất lượng bữa ăn, đổi mới hình thức tổ chức bữa ăn
- Cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ
- Tổ chức các bài tập, trò chơi phát triển vận động.
 
2. Trẻ  thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài  thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.                                     - Hô hấp:  Hít vào, thở ra.
- Tay:
   + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân).
+ Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
-  - Lưng, bụng, lườn:
+Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái.
+Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái.
+Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.
-  - Chân:
+ Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
+Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau.
3. Trẻ thực hiện được kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động: đi, chạy. Có khả năng kiểm soát vận động:
- Đi/ chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh( đổi hướng ít nhất 3 lần)
 
- Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối.
- Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh.
- Đi trên dây (dây đặt trên sàn),
- Đi nối bàn chân tiến, lùi.
-Đi và đập bắt bóng
-Đi trên ván kê dốc
- Chạy 18m trong khoảng 10 giây.
- Chạy chậm khoảng 100 - 120m.
- Chạy theo đường dích zắc
- Chạy đổi hướng
4. Trẻ thực hiện được kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động : bò, trườn, trèo
 
- Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m-5m.
   -  Bò dích dắc qua 7 điểm.
-  Bò chui  qua ống dài 1,5m  x  0,6m.
- Bò bằng bàn tay cẳng chân - chui qua cổng
- Trườn kết hợp trèo qua ghế dài1,5m x 30cm.
- Trèo lên xuống 7 gióng thang.
5. Trẻ thực hiện được kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động : Tung, đập, bắt, ném, chuyền - Tung bóng lên cao và bắt.
- Tung, đập bắt bóng tại chỗ.
   - Ném xa bằng 1 tay
- Ném xa bằng 2 tay
-Ném trúng đích nằm ngang bằng 1 tay
- Ném trúng đích nằm ngang bằng 2 tay
-Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay
-Ném trúng đích thẳng đứng bằng 2 tay
- Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
-Đập bóng xuống sàn và bắt bóng
6. Trẻ thực hiện được kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động :  bật, nhảy -Bât liên tục vào vòng (5 vòng )
- Bật  xa  40 - 50cm.
- Bật - nhảy từ trên cao xuống (40 - 45cm).
- Bật tách chân, khép chân qua 7 ô.
- Bật qua vật cản 15 - 20cm.
- Nhảy lò cò  5m
7. Trẻ thể hiện được tố chất nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp - Bật qua 5-6 điểm dích dắc- Lăn bóng 4m- Chạy nhanh 10m
- Chuyền bắt bóng qua đầu. Chạy chậm 120m
- Bật xa- Ném xa bằng 1 tay- Chạy nhanh 10m 
- Bật khép, tách chân- Ném đích nằm ngang- Chạy nhanh 12m
8. Trẻ biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong một số hoạt động
-Uốn ngón tay, bàn tay, xoay cổ tay
-Gập mở lần lượt từng ngón tay
- Vẽ hình và  sao chép chữ cái, chữ số
- Cắt được theo đường viền các hình vẽ
- Xếp chồng 12-15 khối theo mẫu
-  Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu
- Tự cài, cởi cúc, kéo khoá (phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay.
- Bẻ, nắn.
- Lắp ráp.
- Xé, cắt đường vòng  cung.
- Tô, đồ theo nét.
- Cài, cởi cúc, kéo khoá (phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:  
9.Trẻ nói tên, biết được một số món ăn, hàng ngày thực phẩm thông thư­ờng và dạng chế biến đơn giản: Rau có thể luộc, nấu canh,thịt có thể luộc, rán, kho... gạo: nấu cơm, nấu cháo... và ích lợi của chúng đối với sức khỏe
- Thực phẩm giào chất đạm: Thịt, cá
- Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng
- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
- Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…)
10.Trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ đơn giản, trong sinh hoạt :
- Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt đánh răng,
- Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định
-Đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong dôi/ giật nước cho sạch
-Tập luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, tự thay quần áo
- Biết sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo.
- Dạy trẻ kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định.
- Dạy trẻ kỹ năng sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt và bảo vệ môi trường
- Dạy trẻ kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng( Nước, giấy vệ sinh) đúng cách.
11.  Trẻ biết hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe và không lại gần người đang hút thuốc - Trẻ biết tác hại của việc hút thuốc lá, hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe
- Biết bày tỏ thái độ không đồng tình
- Tránh chỗ có người hút thuốc
12.Trẻ biết thực hiện được một số việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày - Trẻ làm được một số công việc đơn giản: Như quét nhà sân, lấy nước, tăm cho người lớn, giúp một số việc nhỏ ở lớp…
- Dạy trẻ kỹ năng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp
13. Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống - Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn.
- Che miệng khi ho, hắt hơi.
  • Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.
  • Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
  • Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường. 
  • Dạy trẻ kỹ năng thói quen trong ăn, uống
14. Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh (Bệnh sốt xuất huyết,…) -Biết một số thói quen tốt để bảo vệ sức sức khỏe (Lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa, vệ sinh thân thể và môi trường để giữ gìn sức khỏe)
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh.
- Vệ sinh răng miệng : Sau khi ăn, trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy.
- Ra nắng đội mũ, đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh
- Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu, sốt
- Che miệng khi ho, hắt hơi.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Bỏ rác đúng nơi quy định, không nhổ bậy ra lớp
- Dạy trẻ kỹ năng vứt bỏ rác đúng nơi quy định
15.Trẻ biết tự mặc và cởi quần áo.
 
-Tự mặc (Cài và mở cúc áo, quần)
- Sửa trang phục ngay ngắn gọn gàng khi mặc xong.
- Cài, cởi cúc, kéo khoá (phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây.
- Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ( xếp quần áo, xếp gối chăn, dép, đồ dùng, đồ chơi…)
16. Trẻ nhận biết được nguy cơ không an toàn và phòng tránh:  Bàn là, bếp điện, bếp lò, nước sôi, những vật sắc nhọn, ao hồ, bể chứa nước, giếng, bụi rậm… - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
-Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
- Dạy trẻ phòng tránh điện giật
17. Trẻ nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ - Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ: cháy, có bạn/người rơi xuống nước, ngã chảy máu ...
- Biết tránh một số trường hợp không an toàn:
+ Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi.
+ Ra khỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo.
- Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc, bắt cóc
- Dạy trẻ không được tin và nghe lời người lạ
- Dạy trẻ hét to khi cần giúp đỡ
18. Trẻ biết thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn - Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi.
- Đi bộ trên hè; đi sang đường phải có người lớn dắt; đội mũ an toàn khi ngồi trên xe máy.
- Không leo trèo cây, ban công, tường rào...
- Dạy trẻ kỹ năng cách đi đường một mình an toàn
Lĩnh vực phát triển nhận thức
* Khám phá khoa học:
19. Trẻ thích tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh: Như đặt câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? Làm thế nào? Khi nào?
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây cối với môi trường sống
- Tìm hiểu các sự vật, hiện tượng: mưa, gió, sấm chớp, nắng,..
- Các thí nghiệm, trải nghiệm đơn giản
20.Trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để gọi tên xem xét, lá, hoa, quả, cây, con vât…và thảo luận về các đặc điểm của đối tượng -Gọi tên, đặc điểm ích lợi và tác hại của hoa, lá, quả, cây cối, con vật,…
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống. 
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật, cây, hoa, quả.
- Cây xanh và môi trường sống
- Một số rau, củ, quả
- Một số loại hoa
- Động vật sống trong gia đình
- Động vật sống trong rừng
- Động vật sống dưới nước
- Côn trùng và một số loài chim
21. Trẻ nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống. - Các hiện tượng thiên nhiên bốn mùa
-Tìm hiểu về thứ tự các mùa trong năm
22.Trẻ có thể dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. - Quan sát và dự đoán được một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra: Sắp mưa, nắng,...
23.Trẻ biết làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận - Làm thử nghiệm và sử dụng các công cụ đơn giản để quan sát so sánh và dự đoán.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước
- Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây cối
- Gieo hạt, trồng cây, tưới nước và không tưới theo dõi và so sánh sự phát triển,...
- Các nguồn nước trong môi trường sống. Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây.
- Một số đặc điểm, tính chất của nước qua các thí nghiệm: Sự hòa tan trong nước, nước làm chìm một số vật và làm nổi một số vật...
- Làm một số thí nghiệm để biết tính chất của không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
- Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi qua các thí nghiệm.
- Thảo luận, đưa ra ý kiến nhận xét về kết quả của các thí nghiệm,...
24. Trẻ biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: Xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận về: Các nguồn nước khác nhau; Nước và vòng tuần hoàn của nước Xem sách, tranh ảnh, nhận xét, trò chuyện và thảo luận.
- Các nguồn nước và môi trường sống
- Không khí ánh sáng và sự cần thiết của nó đối với đời sống con người, con vật, cây cối
- Tìm hiểu về nước.
- Tìm hiểu về một số hiện tượng tự nhiên
25. Trẻ biết phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau. - Đặc điểm công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi
- Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng đồ chơi quen thuộc
- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 2 - 3 dấu hiệu.
-  Phân loại PTGT theo 2 - 3 dấu hiệu
- Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2 - 3 dấu hiệu.
- Đồ dùng gia đình bé
- Phân loại đồ dùng giađình theo công dụng, chất liệu
- Phương tiện và quy định GT bộ
- Thực hành một số quy định giao thông bộ
- Phương tiện và quy định GT đường thủy,
đường không
- Dạy trẻ kỹ năng sử dụng các vật dụng xung quanh.
26. Trẻ biết nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng. - Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- Quá trình phát triển của cây, con vật; điều kiện sống của một số loại cây, con vật.
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống. 
- Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa.
- Các nguồn nước trong môi trường sống.
- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.
- Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.
- Trải nghiệm, làm các thí nghiệm nhỏ vật chìm nổi, chất tan, không tan
- Một số hiện tượng tự nhiên
- Bé biết gì về nước
- Dạy trẻ kỹ năng bơi, lội, phòng chống đuối nước
27. Trẻ biết nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát. - Đặc điểm, chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của chúng.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật, cây, hoa, quả.
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng.
28. Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động: Thể hiện vai chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề gia đình, trường học, bệnh viện ... , mô phỏng vận động/di chuyển/dáng điệu của con vật, âm nhạc và  tạo hình - Chơi hoạt động góc, qua các trò chơi vận động.
- Hiểu được mối quan hệ trong các trò chơi
- Thể hiện trong các bài hát, sản phẩm tạo hình.
* Khám phá xã hội:
29. Trẻ nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.
Họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình.
  • Bé tự giới thiệu về mình
  • Năm giác quan của bé
  • Bé lớn lên từng ngày
- Giáo dục giới tính cho trẻ
- Dạy trẻ kỹ năng khi ở nhà một mình
- Dạy trẻ biết cách tránh bị xâm hại cơ thể
30. Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. Nói địa chỉ gia đình mình, số điện thoại (nếu có). Các thành viên trong gia đình,
- Nghề nghiệp của bố, mẹ;
- Sở thích của các thành viên trong gia đình;
- Qui mô gia đình (gia đình nhỏ, gia đình lớn). Nhu cầu của gia đình. Địa chỉ gia đình, số điện thoại.
-  Những người thân trong gia đình
- Ngôi nhà thân yêu của bé
- Dạy trẻ kỹ năng sống, ghi nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của bố, mẹ
31. Trẻ nói được tên, địa chỉ và mô tả một số đặc điểm nổi bật của trường, lớp, tên, công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện. Những đặc điểm nổi bật của trường lớp mầm non; công việc của các cô bác trong trường.
- Trường mầm non Diễn Thịnh thân yêu
- Các hoạt động, công việc của các cô các bác trong trường.
32. Trẻ nói được họ tên và đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện. Đặc điểm, sở thích của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.
-Lớp học của bé
 
33. Trẻ kể được tên một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống
 
 
 
Kể, trả lời được câu hỏi của người lớn về những địa điểm vui chơi công cộng, gần gũi ở địa phương:  trường học Tiểu học, Nghĩa trang liệt sỹ, trạm y tế, Ủy ban nhân dân xã, nơi mua sắm, nơi ở nơi trẻ sống hoặc đã được đến.
34.Trẻ nói được đặc điểm một số nghề  phổ biến nơi trẻ sống và sự khác nhau của một số nghề. Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.
- Kể đựơc một số công cụ và sản phẩm của nghề
- Bé yêu bác nông dân
- Bé yêu cô chú công nhân
- Nghề bác sỹ
 -Tìm hiểu  1 số nghề phổ biến quen thuộc: (Giáo viên, công an, dịch vụ…)
- Trải nghiệm: Cho trẻ làm vườn
- Thăm cánh đồng: Lạc, ngô, rau…
35. Trẻ kể và nói được đặc điểm một số ngày lễ, hội. Kể tên và nêu một vài nét của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Quê hương, - Đất nước   Đặc điểm nổi bật của một số một số lễ hội của trường, quê hương, đất nước.
  • Vui tết trung thu
  • Ngày 20/10
  • Bé yêu chú bộ đội  22/12
  • Noen
  • Tết nguyên đán
  • Lễ hội mùa xuân
  • Ngày hội cô giáo 20/11
  •  Ngày vui 8/3
  • Ngày 19/5
36. Trẻ biết các hoạt động của trường Tiểu học và một số đồ dùng của học sinh lớp 1 - Tham quan trường Tiểu học
- Đồ dùng học sinh lớp 1
37. Nhận biết một vài nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh, nét văn hóa truyền thống của địa phương và quê hương, đất nước
 
Tên gọi đặc điểm nổi bật của một số, danh lam, thắng cảnh, nét văn hóa truyền thống của địa phương và quê hương, đất nước
-Biển Diễn Thành; Đền Cuông; Cửa Lò, Quảng Trường, Quê Bác…
- Thủ đô Hà Nội
 - Việt Nam mến yêu.
* Làm quen với Toán:
38. Trẻ biết đếm trên đối tượng 10 và đếm theo khả năng của trẻ. Biết các số từ 5-10 và sử dụng các số đó để chỉ số lương, số thứ tự.
- Đếm, nhận biết trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
- Nhận biết các chữ số thứ trong phạm vi 10
- Ôn số lượng 5;
-Đếm đến 6 nhận biết nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6   
- -Đếm đến 7 nhận biết nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết số 7  
-Đếm đến 8 nhận biết nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số 8  
-Đếm đến 9 nhận biết nhóm có 9 đối tượng. Nhận biết số 9  
-Đếm đến 10 nhận biết nhóm có 10 đối tượng. Nhận biết số 10  
39. Trẻ biết so sánh thêm, bớt số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau Sự khác biệt rõ nét  về số lượng của ba nhóm đối tượng. Sử dụng đúng từ: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.( Hơn, kém)
- So sánh số lượng trong phạm vi 10  bằng các cách khác nhau và nói kết quả.
- Thêm/ bớt trong phạm vi 6
 -Thêm/ bớt trong phạm vi 7
- Thêm/ bớt trong phạm vi 8
- Thêm/ bớt trong phạm vi 9
- Thêm/ bớt trong phạm vi 10
40. Trẻ biết  tách / gộp một  nhóm đối tượng trong phạm vi 10  thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau Gộp/tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm
- Tách/ gộp trong phạm vi 6
 - Tách/ gộp trong phạm vi 7   
- Tách/ gộp trong phạm vi 8
- Tách/ gộp trong phạm vi 9   
-  Tách/ gộp trong phạm vi 10
41. Trẻ nhận  biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. -Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe, số điện thoại,..).
42. Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản. Sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp - Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan
- So sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và sắp xếp theo qui tắc.
  • Tạo ra qui  tắc sắp xếp.
43. Trẻ biết sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả. - Đo độ dài một vật bằng đơn vị đo khác nhau.
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
44. Trẻ biết gọi tên và chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật. - Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối đó trong thực tế
 
45.  Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn. Xác định vị trí của đồ vật (phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn.
46.So sánh và sử dụng được các từ: To nhất- nhỏ hơn- nhỏ nhất- Cao nhất- Thấp hơn- thấp nhất- rộng nhất- hẹp hơn- hẹp nhất- nhiều hơn- ít nhất- ít hơn -So sánh nhóm 3 đối tượng có kích thước khác nhau và sử dụng được các từ: To nhất- nhỏ nhất- cao nhất- Thấp hơn- thấp nhất, rộng nhất- hẹp hơn- hẹp nhất
- So sánh chiều cao của 3 đối tượng
- So sánh chiều rộng của 3 đối tượng
- So sánh độ lớn của 3 loại quả
47. Trẻ nói được ngày trên lốc lịch và giờ chẵn trên đồng hồ. -Nhận biết ngày trên lốc lịch trong tuần/ tháng và giờ chẵn trên đồng hồ
- Biết lịch dùng để làm gì? và đồng hồ dùng để làm gì?
- Nói được ngày trên lốc lịch và giờ chẵn trên đồng hồ
-Dạy trẻ cách xem đồng hồ
- Trò chuyện với trẻ về các hoạt động ở trường (giờ đi học, giờ nghỉ, giờ học và giờ chơi)
48. Gọi đúng tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm. Gọi tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm
- Dạy trẻ nhận biết thứ tự các ngày trong tuần
 -Dạy trẻ nhận biết thứ tự các mùa trong năm
49. Trẻ biết phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày. - Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
50. Trẻ thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể - Nghe hiểu lời nói yêu cầu của người khác và phản hồi lại bằng những hành động, lời nói phù hợp trong hoạt động tập thể
51. Trẻ có khả năng hiểu nghĩa từ khái quát: phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng (đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập,..). - Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu liên tiếp.
- Nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng: đồ dùng/ thực vật/ động vật, PTGT ......
-  Nghe hiểu được nghĩa một số từ khái quát từ trái nghĩa (PTGT, động vật, thực vật, đồ dùng..)
52. Trẻ biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm phù hợp với ngữ cảnh. - Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức
- Sử dụng các từ hình tượng
-Trả lời các câu hỏi về nghuên nhân, so sánh, tại sao, có cái gì giống nhau do đâu mà có
- Nghe, sử dụng được các từ chỉ  đặc điểm, tính chất, công dụng, hoạt động phù hợp với ngữ cảnh
 
53. Trẻ nói rõ ràng. Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. -  Phát âm đúng và rõ ràng các tiếng. Kể rõ ràng về sự việc, hiện tượng 1 cách có trình tự.
-  Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, có phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu.
- Kể lại truyện được nghe theo trình tự
- Kể lại sự việc theo trình tự.
54. Trẻ biết sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp - Dùng các loại câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh trong giao tiếp hàng ngày
- Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: tại sao? có gì giống nhau? có gì khác nhau? do đâu mà có?.
- Đặt các câu hỏi: tại sao? như thế nào? làm bằng gì?.
55. Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động - Trao đổi bằng lời nói để thống nhất các đề xuất trong cuộc chơi với các bạn
- Hướng dẫn bạn đang cố gắng giải quyết một vấn đề nào đó
- Hợp tác trong quá trình hoạt động, các ý kiến không áp đặt hoặc dung vũ lực bắt bạn phải thực hiện theo ý của mình
56. Trẻ nghe hiểu nội dung bài thơ, đồng dao, ca dao, chuyện dành cho lứa tuổi của trẻ. Đọc biểu cảm các bài thơ, ca dao, đồng giao, kể lại được truyện...
 
- Nghe hiểu nội dung các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
- Đọc thuộc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
- Đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Chủ đề:Trường mầm non: Thơ“Gà học chữ (Phan Trung Hiếu), “Tình bạn”(Trần Thị Hương); Bé học toán (Phan Thị Thu Huyền)Cô giáo của em, Bập bênh; Chơi ú tìm
Truyện: Mèo con và quyển sách, Bạn mới, Thỏ trắng biết lỗi, Sự tích chú cuội cung trăng; Mời bạn đến chơi nhà
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
- Chủ đề bản thân: Thơ: Tay ngoan  (Võ  Thị  Như  Chơn); Cô  dạy( P hạm  Hổ), Chiếc bóng, ; Bé chẳng sợ tiêm; Cánh hoa nở;
* Truyện: Câu chuyện của tay phải và tay trái( Lý Thị Minh Hà); Giấc mơ kỳ lạ, Đôi tai xấu xí, Cháu rất nhớ bạn ấy;  Chuyện của dê con; Ai đáng khen nhiều hơn; Quả bầu tiên
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
- Chủ đề gia đình: Thơ:Làm anh( Phan Thị Thanh Nhàn);  giữa vòng gió thơm, Mẹ của em, Chia bánh, Gió từ tay mẹ, Bé và mèo hoang; Quạt cho bà ngủ;
Truyện: Ba cô gái ( Phan Thanh Vân, Cây rau của thỏ út, Tấm Cám, Bông hoa cúc trắng; bà tay cí nụ hôn; Cây gia đình của Sóc nâu;
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
-  Chủ đề nghề nghiệp: Thơ: Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa); Chiếc cầu mới (Thái Hoàng Linh);, ước mơ của Tí (Lưu Thị Ngọc Lễ); Em cũng là cô giáo ( Thúy Quỳnh sưu tầm); Làm bác sĩ (Lê Ngân) Bàn tay cô giáo, Chú bộ đội hành quân trong mưa (Vũ Thùy Hương); Chiếc xe lu( Trần Nguyên Đào), Bát cơm ngày mùa(Nguyễn Thị Thảo), Cái bát xinh xinh.
-Truyện:“Hai anh em”. “ Cây rau của thỏ út, “Cô Bác sỹ tý hon”, Cô giáo em, Bác sỹ gõ kiến; Bác sỹ chim;
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
-Chủ đề động vật: Thơ: Nàng tiên ốc, Mèo đi câu cá, Con chim chiền chiện, Gà nở, Gà mẹ đếm con, Hổ trong vườn thú, Chim én, Ếch con học bài, Chú bò tìm bạn, Kiến tha mồi; Chim én; Vè loài vật; Ếch con học bài; Anh chuột Trũi, Bó hoa tặng cô; Con chim chiền chiện;
-Truyện: “Ai Đáng khen nhiều hơn, chim gõ kiến và cây sồi, Ba chú lợn con, Chim Vàng anh ca hát, Chú đê đen, Cá chép con, Quả trứng của ai, Chuyên của loài voi, Cuộc thi bơi của Tôm, Cua, Cá, Chuyến đi xa của chú chuột nhỏ, Hai anh em gà con; Vì sao bụng chuồn chuồn lại lép kẹp;, Chuyện của loài voi; Những nghệ sỹ của rừng xanh;
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
- Chủ đề  TV- Tết- Mùa xuân: Thơ: Tết đang vào nhà, Bó hoa tặng cô (Ngô quân Niệm), Hoa cúc vàng, Họ nhà cam quýt, Hoa bưởi, Cây đào, Giàn gấc, Hoa kết trái, Lời chào của hoa; Rau ngót, rau đay; Bác bầu, bác bí; Mùa xuân; Giàn gấc; Lời chào của hoa; Hoa kết trái;Ai cho em biết (Võ Quảng); Bánh chưng(Phạm Minh Giang)
- Truyện: Quả bầu tiên(Theo truyện cổ Việt Nam), Cây tre trăm đốt( Theo truyện cổ VN), Sự tích hoa hồng (Theo báo Họa My),Sự tích quả dưa hấu, Sự tích cây khoai lang, Sự tích bánh chưng, bánh dày, Sự tích ngày tết; Sự tích mùa xuân; Cây rau của thỏ út; Hoa bìm bìm;
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
- Chủ đề: Phương tiện và quy định giao thông: Thơ: “ Giúp bà” Cô dạy con, Thỏ biết vâng lời mẹ, Bé tập đi xe đạp, Cháu dắt tay ông, Con đường của bé, Giúp bà, Đèn giao thông, Chú cảnh sát giao thông; Mẹ đố bé;  Bé và mẹ; Tiếng động quanh em;
- Truyện “Qua đường” Kiến con đi xe ô tô”, tàu thủy con, Vì sao thỏ cụt đuôi, Xe đạp con trên đường phố; Thỏ con đi học.
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
- Chủ đề  Nước và hiện tượng tự nhiên: Thơ: Cầu vồng, Trăng ơi từ đâu đến, Nắng bốn mùa, thả diều, Mưa rơi, Mùa hạ tuyệt vời; Bình minh trong vườn; Cây gạo;
-Truyện “Sự tích ngày và đêm, Giọt nước tý xíu, Con vật rơi xuống hồ nước, Chú bé giọt nước, Nàng tiên bóng đêm; Sơn Tinh, Thủy Tinh;
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
- Chủ đề Quê hương-Đất nước- Bác Hồ - Trường Tiểu học: Thơ: Em yêu Miền Nam, Ảnh Bác, Ngôi nhà, Quê em, Bé vào lớp 1, Quê em vùng biển; Đảo;
-Truyện,: Sự tích hồ gươm. Ông Gióng ,Thế là ngoan , “Sơn tinh, thủy tinh”, Ai ngoan sẽ được thưởng, Niềm vui bất ngờ, Sự tích con rồng cháu tiên, Quả táo;
- Ca dao, đồng dao, hò vè:...
57. Trẻ kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định. Kể truyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân.
 
- Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự.
- Kể chuyện theo đồ vật, theo tranh
58. Trẻ biết cách khởi xướng cuộc  trò chuyện. - Bắt chuyện với bạn bè và người lớn bằng nhiều cách khác nhau
- Cuộc trò chuyện được duy trì và phát triển
- Mạnh dạn, chủ động giao tiếp với mọi người xung quanh
- Sẵn sàng bắt đầu nói chuyện với người khác
- Biết khởi xướng cuộc  trò chuyện bằng các cách khác nhau
- Biết sử dụng ngôn ngữ nói để thiết lập quan hệ và hợp tác với bạn bè
59. Trẻ biết kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện... trong nội dung truyện.  Đóng được vai của nhân vật trong truyện.  - Kể chuyện sáng tạo
- Đóng kịch.
60. Trẻ biết sử dụng các từ: “cảm ơn”, “xin lỗi” “xin phép”, “thưa”, “dạ”, “vâng”… phù hợp với tình huống. - Làm quen với từ lễ phép“cảm ơn”, “xin lỗi” “xin phép”, “thưa”, “dạ”, “vâng”…
- Sử dụng các từ lễ phép văn minh phù hợp với tình huống
- Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng.
- Sử dụng các câu xã giao đơn giản để giao tiếp với mọi người...
61. Trẻ biết không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt
- Không nói leo, nói trống không, không ngắt lời người khác...
- Thể hiện sự tôn trọng người nói bằng việc chỉ đặt ra câu hỏi khi họ đã nói xong
62. Trẻ biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh. - Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp: nói nhỏ trong giờ ngủ ở lớp, khi người khác tập trung làm việc, khi đi thăm người ốm; nói thầm với bạn, bố mẹ…Khi trong rạp hát, đi xem phim công cộng….
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
- Trẻ biết điều chỉnh cường độ giọng nói
- Trẻ nói với một giọng điệu và tốc độ thích hợp, giao tiếp và đàm thoại với người khác với giọng điệu hồn nhiên và cử chỉ thân thiện

63. Trẻ biết chọn sách để “đọc” và xem. Có hành vi giữ gìn bảo vệ sách
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.
- “Đọc” truyện qua các tranh vẽ.
- Giữ gìn, bảo vệ sách.
64. Trẻ có một số hành vi như người đọc sách - Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.
- Làm quen với cách đọc:
+ Hướng đọc: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dư­ới.
+ Đọc ngắt nghỉ sau các dấu.
65. Trẻ biết ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống Làm quen với một số ký hiệu thông thư­ờng trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ,...)
66. Trẻ biết nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt. Trẻ thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh
 
- Nhận biết được các chữ cái Tiếng Việt trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày
- Nhận dạng chữ cái và phát âm được chữ cái đó
- Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu
- Nhận được một số chữ cái trên các bảng hiệu cửa hàng
-Thích tìm kiếm những chữ đã biết ở sách, truyện, biểu bảng...
-Chỉ và đọc  những chữ có ở môi trường xung quanh.
-Thích tham gia các hoạt động nghe cô đọc sách hỏi người lớn và bạn bè những gì chưa biết
- Nhận dạng và phát âm đúng 29 chữ cái
- Làm quen chữ cái: o,ô,ơ; a,ă,â; e,ê; u,ư; i,t,c;  b,d,đ; m,n.l; h,k; g,y; p,q; x,s; v,r
- Trò chơi với chữ cái: o,ô,ơ; a,ă,â; e,ê; u,ư; i,t,c; b,d,đ; m,n.l; h,k; g,y; p,q; x,s; v,r
67. Trẻ biết tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình. - Tập tô, tập đồ các nét chữ.
- Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình.
68. Tiếng Anh:- Trẻ nghe từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi.trong phạm vi 100 từ, cụm từ -Dạy trẻ nghe từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động đơn giản,
 
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
69. Trẻ biết tán thưởng, tự khám phá, bắt chước âm thanh, dáng điệu và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng. Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
70. Trẻ biết chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh hoạ phù hợp) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện.
  • Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển).
Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc.
- Chủ đề trường mầm non: Ngày đầu tiên đi học( Nguyễn Ngọc Thiện),Đi học (Bùi đình Thảo),, Bàn tay cô giáo (Phạm Tuyên),  Chiếc đèn ông sao, Bé đi học; Gặp nhau giữ trời thu Hà Nội; Đi học xa( Hoàng Thanh) Dân ca tự chọn;
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
-Chủ đề trường bản thân: Tìm bạn thân;Thật đáng chê; Em là bông hồng  nhỏ, Năm ngón tay ngoan, Tập rửa mặt, Nắm tay thân thiết; Dân ca tự chọn
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
- Chủ đề trường gia đình: Tổ ấm gia đình (Hoàng Vân), Chỉ có một trên đời (Trương Quang Lục), Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý), Ngôi sao nhỏ, Ru con mùa đông, Cái cò đi đón cơn mưa, Gánh gánh gồng gồng, Lời ru trên nương, Người giáo viên nhân dân, Cô giáo về bản; Những ngôi sao nhỏ; Mẹ yêu con; Đưa cơm cho mẹ đi cày; Khúc hát ru của người mẹ trẻ (Phạm Tuyên); Ba ngọn nến lung linh(Ngọc lễ); Dân ca tự chọn;
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
-Chủ đề nghề nghiệp: Hạt gạo làng ta (Thơ Trần Đăng Khoa Nhạc; Xe chỉ luồn kim (Dân ca quan họ Bắc Ninh); Màu áo chú bộ đội (Nguyễn Văn Tý), Cô tiên áo trắng ( Nguyễn Văn Trường, Cô giáo bản em, Ba em là công nhân lái xe, Lá xanh, Hôm nay mẹ trực đêm, Đưa cơm cho mẹ đi cày.
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
- Chủ đề động vật: Gà gáy le te, Chú ếch con , Chi ong n©u vµ em bÐ, Lý Hoài Nam, Tôm cá cua thi tài, Đuổi chim, Vật nuôi, Chim bay, Lên ngàn; Gà gáy; cái Bống; Lượn tròn, lượn khéo; Những cô gái trên quê hương quan họ;Cái bống; Lên ngàn; Dân ca tự chọn;
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
- Chủ đề thực vật- Tết mùa xuân: Cây trúc xinh, Hoa trong vườn, Ngày tết quê em, Mùa xuân ơi, Vườn cây của ba; Dân ca tự chọn;
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
 
- Chủ đề Phương tiện và quy định giao thông: Ngồi tựa mạn thuyền, Khúc hát an toàn giao thông, Anh phi công ơi, Em đi chơi thuyền, Đi đường em nhớ, Cô dạy bé bài học giao thông, Từ một ngã tư đường phố; Khúc hát an toàn giao thông; Dân ca tự chọn;
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
-Chủ đề Nước và hiện tượng tự nhiên: “Mưa rơi”. Hè  về, giọt sương, Reo vang bình minh, Đếm phao, hạt nắng hạt mưa; Giọt mưa và em bé (Quang Huấn); Dân ca tự chọn;
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
- Chủ đề Quê hương- Đất nước- Bác Hồ- Trường tiểu học: Việt Nam quê hương tôi, Quê hương tươi đẹp, Cái bống, Bác Hồ người cho em tất cả. Hà Nội niềm tin và hy vọng, Em đi giữa biển vàng, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Miên Nam của em, Trái đất  này….  Về quê mình Diễn Châu; Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng; Em yêu trường em; Em nhớ tây nguyên; Em như chim bồ câu trắng  Dân ca tự chọn.
- Trò chơi âm nhạc:…
- Biểu diễn cuối chủ đề:…
71. Trẻ biết thể hiện sự thích thú trước cái đẹp - Thích thú reo lên, xuýt xoa trước cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh đẹp trong một bức tranh.
- Lắng nghe một cách thích thú tiếng chim kêu.
-  Nâng niu một bông hoa, 1 cây non...
72.  Hát theo một số bài hát Tiếng Anh đơn giản, quen thuộc - Dạy trẻ hát theo một số bài hát rất đơn giản, quen thuộc bằng Tiếng Anh
 
73. Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình  cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ...  -Chủ đề trường mầm non: Ngày vui của bé (Hoàng Văn Yến)Trường Mẫu giáo yêu thương(Hoàng Văn Yến),, Vườn trường mùa thu (Cao Minh Khanh), Đi tới trường, Cô giáo miền xuôi, Em đi mẫu giáo, Gác trăng,  Những khúc nhạc hồng; Lớp chúng mình; Bài ca đi học;
- Chủ đề trường bản thân: Cái mũi, càng lớn càng ngoan, Mời bạn ăn, Mừng sinh nhật, Thật đáng yêu, Mời bạn ăn, Khuôn mặt cười, Đường và chân, Tay thơm tay ngoan; Gà gáy vang dậy bạn ơi; Nắng sớm.
 
- Chủ đề trường gia đình: Cả nhà đều yêu (Bùi Anh Tôn), Bé quét nhà (Hà Đức Hậu), Cháu yêu bà, Ngôi nhà mới, Bà còng đi chợ trời mưa, Bố là tất cả, bàn tay mẹ, Bầu và bí; Ông cháu;
-Chủ đề nghề nghiệp: Cháu yêu cô thợ dệt (Thu Hiền); Bác đưa thư vui tính (Hoàng Lân); Lớn lên cháu lái máy cày (Kim Hữu), Cháu yêu cô chú công nhân (Hoàng Văn Yến), Chú bộ đội đi xa (Hoàng Vân); Làm bác sỹ, Em yêu bác nông dân, Tía má em là nông dân, Ước mơ xanh. Cô giáo miền xuôi; Cô tiên áo trắng
- Chủ đề động vật: “Thương con mèo”hai chú cún con, Đàn gà con, Chú voi con ở Bản Đôn, Cá vàng bơi, Con chuồn chuồn; Đố bạn, Vật nuôi; Ba con bướm, Chú mèo con; Con chim vành khuyên, Bông hoa mừng cô.
- Chủ đề thực vật- Tết mùa xuân : Lá xanh; Sắp đến tết rồi, Mùa xuân ; Ngày vui 8/3, Em yêu cây  xanh, Hoa trường em, Quả, Màu hồng, Hoa kết trái, Mùa xuân, Xòe hoa, Cùng múa hát mừng xuân; Màu hoa; Em thêm 1 tuổi
 - Chủ đề Phương tiện và quy định giao thông: Em đi qua ngã tư đường phố, Em đi chơi thuyền, Bài học sang đường, Bé học luật giao thông, Máy bay, bay bay ; Màu mắt ai ;
- Chủ đề Nước và hiện tượng tự nhiên: “Cho tôi đi làm mưa với”, “Mùa hè đến” Mưa bóng mây, Ánh trăng hòa bình
- Chủ đề Quê hương- Đất nước - Bác Hồ-TrườngTiểu học:Tạm biệt búp bê, Em yêu Thủ Đô, Cây trúc xinh, Tre ngà bên lăng Bác, Cháu vẩn nhớ trường mầm non, Em yêu trường em, Nhớ ơn Bác, Quê hương tươi đẹp; Hát bên lăng Bác Hồ; Múa với bạn Tây nguyên; Trường em;
74. Trẻ biết vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa). Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa).
75. Trẻ có khả năng tự nghĩ ra biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát, các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích. Tự nghĩ các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích. Đặt lời theo giai điệu bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn) VD: Bài hát “mẹ ơi mẹ con yêu mẹ lắm” thay cho “Bà ơi bà cháu yêu bà lắm”.
76. Trẻ biết gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu(nhanh, chậm, phối hợp) với bài hát, bản nhạc một cách phù hợp
77.-KN Múa- Trẻ  biết thực hiện được ít nhất 2-3 bài múa, ít nhất 2- 3 bài đồng diễn; - Thực hiện được cơ bản các thế múa tay, chân cơ bản; các bài tập nhịp điệu; Biết chuyển động nhịp nhàng, thay đổi bước chuyển động theo nhạc;  Biết chuyển động theo đội hình;Thực hiện được các bài biểu diễn trên sân khấu;
78. Trẻ biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm. Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm.
-Làm nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm
79. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ để  tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối. Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm  có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục.
+ Cắt được hình không bị rách
+ Đường cắt lượn sát theo nét vẽ.
- Cắt dán đồ chơi trong sân trường MN
- Làm gang tay
- Làm đồng hồ đeo tay
- Làm ca vát tặng bố
- Nặn các loại quả
-Nặn các loại rau, củ, quả, theo ý thích
- Năn các con vật theo ý thích
- Cắt dán tủ quần áo
- Cắt dán hình ảnh một số nghề
- Gấp hoa sen
- Làm quà tặng bà, mẹ, cô giáo, chị(em) gái, bạn gái
- Làm quà tặng chú bộ đội
- Làm(Cắm hoa) hoa trang trí ngày tết
- Làm dụng cụ nghề
- Trang trí tán lá cây
- Mô hình thế giới đại dương
- Làm con gà
- Gấp thuyền
- Làm ô tô
- Làm mưa ngũ sắc
- Xé dán bức tranh phong cảnh
- Cắt dán đồ dùng học tập
-Vẽ ,tô màu đồ chơi trong sân trường
-Trang trí rèm cửa lớp học
 -Vẽ tô màu cô giáo
-Vẽ tô màu chân dung bé
-Cắt dán áo bạn trai bạn gái
-Trang trí khăn quàng cổ
- Nặn theo chủ đề:...
-Vẽ chân dung người thân trong gia đình
-Cắt dán ngôi nhà từ các hình hình học
-Vẽ cái nồi
-Vẽ đồ dùng dụng cụ nghề nông
–Vẽ trang trí cái cốc
-Vẽ tranh chú bộ đội bảo vệ biển đảo
- Cắt dán hình ảnh một số nghề
- Nặn theo chủ đề:...
-Xé dán cây ăn quả
- Tạo hoa bằng dấu vân tay
-Tạo hình rau củ quả
- Nặn theo chủ đề:...
-Trang trí bưu thiếp ngày tết
- Đề tài : Theo chủ đề...
- Vẽ con gà trống
-Xé dán đàn cá
-Cắt dán động vật sống trong rừng
- Nặn theo chủ đề:...
-Về tàu thuyền trên biển
-Cắt dán ô tô
- Xé dán cột đèn tín hiệu giao thông
- Nặn theo chủ đề:...
-Đề tài: Theo chủ đề...
-Vẽ cảnh biển
-Xé dán đám mây
-Vẽ trang phục theo mùa theo ý thích
- Nặn theo chủ đề:...
-Vẽ cảnh quê hương
Vẽ vườn hoa lăng Bác
- Đề tài Theo ý thích...
-Vẽ đồ dùng học tập
-Vẽ tô màu trường Tiểu học
- Nặn theo chủ đề:...
80. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng cắt, xé  theo đường viền thẳng và cong của các hình, dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.
81. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng nặn  để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối.
82. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.
83. Trẻ biết tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ - Cầm bút đúng: bằng ngón trỏ, ngón cái, đỡ bằng ngón giữa
- Tô màu đều không chườm ra ngoài nét vẽ
84. Trẻ biết dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn -  Bôi hồ đều.
-  Các chi tiết không chồng lên nhau.
-  Dán hình vào bức tranh phẳng phiu.
85. Trẻ biết  nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục. Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục.
 
86. Trẻ biết nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm  theo ý thích.
Nói lên  ý tưởng tạo hình của mình.
87. Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình. Đặt tên cho sản phẩm của mình.
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
88. Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình Nói được những thông tin cơ bản cá nhân và gia đình như:
+ Họ và tên trẻ, tên các thành viên trong gia đình.
+ Địa chỉ nhà (số nhà, tên phố/ làng xóm).
+ Số điện thoại gia đình hoặc số điện thoại của bố mẹ (nếu có)…
89. Trẻ nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi
 
 
- Nhận ra thái độ khác nhau của người nói chuyện với mình qua ngữ điệu khác nhau của lời nói
- Nhận ra đặc điểm tính cách của nhân vật qua sắc thái, ngữ điệu lời nói của các nhân vật trong các câu chuyện
- Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói
90. Trẻ nói được  điều bé thích, không thích, những việc bé làm được  và  việc gì  bé không làm được. Sở thích, khả năng của bản thân
 
 
91. Trẻ nói được mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới  tính, sở thích và khả năng). Điểm giống và khác nhau của mình với người khác.
 
92. Trẻ biết mình là anh, em, con, cháu trong gia đình - Các thành viên trong gia đình
- Vị trí, trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học
93. Trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân - Nêu hoặc chọn lựa được các trò chơi, hoạt động mà mình thích
94. Trẻ chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày - Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi...).
- Chủ động và độc lập trong một số hoạt động.
95. Trẻ cố gắng tự hoàn thành công việc được giao. Hoàn thành công việc được người lớn giao như trực nhật: chia giấy vẽ, cất dọn đồ dùng, đồ chơi..
96. Trẻ thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc - Khi làm xong một sản phẩm, trẻ tỏ ra phấn khởi, ngắm nghía, nâng niu, vuốt ve
- Khoe, kể về sản phẩm của mình với người khác
- Cất giữ sản phẩm cẩn thận
97. Trẻ nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên,  xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác. Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên,  xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.
98. Trẻ biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ. Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
99. Trẻ biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè. Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác(an ủi người thân hay bạn bè khi họ ốm, mệt hoặc buồn rầu  bằng lời nói , hoặc cử chỉ; chúc mừng bạn, người thân nhân ngày sinh nhật ...)
100. Trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích - Biết trấn tĩnh lại  và kiểm chế những hành vi tiêu cực khi có cảm xúc thái quá với ự giúp đỡ của người lớn
- Biết sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực của bản thân khi giao tiếp với bạn bè và người thân để giải quyết một số xung đột trong sinh hoạt hàng ngày
101. Trẻ dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi - Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm.
- Được mọi người trong nhóm tiếp nhận.
- Chơi trong nhóm bạn vui vẻ, thoải mái.
102. Trẻ nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân Nói đúng khả năng của một số người gần gũi(VD: bạn A vẽ đẹp; bạn B chạy rất nhanh; chú C rất khoẻ; mẹ nấu ăn rất ngon).
103. Trẻ biết chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình
 
- Gọi được tên và chấp nhận các sở thích giống nhau và khác nhau giữa mình và các bạn
- Không chê bai bạn….
- Nhận ra rằng mọi người có thẻ sử dụng các từ khác nhau để chỉ cùng 1 vật.
104. Trẻ thích chia sẽ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi. Quan tâm, chia sẽ giúp đỡ bạn bè.
 
105. Trẻ có nhóm bạn chơi thường xuyên - Thích và hay chơi theo nhóm bạn.
- Có ít nhất 2 bạn hay cùng chơi với nhau
106. Trẻ biết thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè
 
- Chơi với bạn vui vẻ, thể hiện sự đoàn kết với bạn bè trong các hoạt động.
- Biết dùng cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.
107. Trẻ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. - Chủ động bắt tay vào công việc cùng với bạn.
- Phối hợp với bạn để hoàn thành công việc vui vẻ, không xảy ra mâu thuẫn.
108.Trẻ biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết -  Đề nghị sự giúp đỡ của người cô, các bạn
- Trình bày để người khác giúp đỡ.
109.Trẻ biết quan tâm đến sự công bằng trong nhóm ban -  Nhận ra và có ý kiến về sự không công bằng giữa các bạn( thể hiện bằng lời nói, hành động về sự công bằng trong nhóm bạn bè).
- Có ý thức xử sự công bằng với bạn bè trong
110. Trẻ biết thực hiện một công việc theo cách riêng của mình - Không bắt chước và có những biểu hiện khác biệt trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện cùng nhiệm vụ như các bạn nhưng theo cách khác với các bạn.
-  Làm ra sản phẩm tạo hình không giống các bạn khác.
111. Trẻ biết thể hiện ý tưởng của bạn thân thông qua các hoạt động khác nhau - Khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào trò chơi.
- Xây dựng các công trình từ những khối xây dựng khác nhau.
- Có những vận động minh họa/ múa sáng tạo khác với hướng dẫn của cô.....
112. Trẻ nhận ra hình ảnh  Bác Hồ, lăng Bác Hồ.Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, xem tranh ảnh cùng cô kể chuyện về Bác Hồ. - Nhận ra Bác trong ảnh, video,... và biết đến một sô hoạt động của Bác khi còn sống. Kính yêu Bác Hồ.
- Đọc các bài thơ, bài hát, làm việc, chăm ngoan thể hiện tình cảm của mình với Bác Hồ.
- Bác Hồ kính yêu.
113. Trẻ biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống (trang phục, món ăn…) của Quê hương- Đất nước. - Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
- Kể tên các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
- Chăm ngoan, học giỏi giúp ích cho quê hương.
- Đền Cuông, Quê Bác, Quảng Trường, Cửa Lò, Biển Diễn Thành…
- Lễ hội của quê hương em
114. Trẻ biết thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải xin phép. Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường).
115. Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự.
116. Trẻ biết lắng nghe ý kiến của người khác, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn - Lắng nghe ý kiến của người khác, trình bày ý kiến của mình với bạn
- Biết dùng lời để trao đổi hoặc biết nhờ đến sự giúp đỡ
- Biết thỏa thuận dựa trên sự hiểu biết về quyền của mình và nhu cầu của bạn
117. Trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động - Tôn trọng hợp tác, chấp nhận.
- Biết chờ đến lượt.
118. Trẻ biết nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối MT
 
-Nhận ra một số hành vi đúng hoặc sai của bản thân, của bạn  đối MT.
- Thể hiện thái độ với những hành vi sai qua hoạt động tạo hình, âm nhạc, trò chơi.
119. Trẻ thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc - Thích chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc.
- Vui vẻ nhận công việc tưới cây, cho con vật thân thuộc ăn
- Kêu lên khi thấy một cành cây non hoặc bông hoa
bị gãy nát, con vật thân thuộc bị đau hay chết.
- Dạy kỹ năng không chơi gần với các con vật nguy hiểm
 
120. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày
 
Thể hiện các hành vi đúng đối với MTXQ trong sinh hoạt hàng ngày như:
- Giữ gìn vệ sinh trong lớp, ngoài đường.
- Tắt điện khi ra khỏi phòng.
- Biết sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà và ở trường.
     
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ
NĂM HỌC: 2024-2025
ĐỘ TUỔI: 24-36 THÁNG
Nội dung Phương pháp hình thức thực hiện Người thực hiện, người phối hợp thực hiên Lưu ý/điều chỉnh
3.1 Tổ chức bữa ăn
 
a.Số lượng và chất lượng bữa ăn:
- Số bữa ăn tại nhà trường: Hai bữa chính và một bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 0,8 - 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần, theo mùa.
b. Chăm sóc bữa ăn
- Trước khi ăn:
+Cô chuẩn bị bàn ghế ( cô sắp xếp)
+Trẻ được ngồi vào bàn ăn
+ Cô chuẩn bị đầy đủ số lượng đồ dùng cho trẻ.( thìa, bát, khăn lau, đĩa đựng cơm rơi
- Trong khi ăn:
+ Trong khi cho trẻ ăn cô cần quan tâm đến đặc điểm từng trẻ như: Trẻ mới tập ăn cơm, trẻ ăn chậm, trẻ mới đi nhà trẻ, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy, cô tạo không khí thoải mái và khuyến khích trẻ ăn hết suất, không được dọa, nạt trẻ trong khi ăn, không ép trẻ khi trẻ không muốn ăn hoặc nôn trớ
+Xếp những trẻ yếu, ăn chậm và suy dinh dưỡng riêng 1 bàn để tiện chăm sóc. Thường xuyên thông tin kịp thời với phụ huynh về tình trạng trẻ biếng ăn để có biện pháp chăm sóc.
+ Không nên cho trẻ ăn, uống khi trẻ ho, khóc hoặc ngủ gật để tránh hóc và sặc. Khi trẻ ăn, uống không bịt mũi hoặc ngáng miệng bắt trẻ nuốt
- Sau khi ăn:
+Trẻ biết bỏ bát thìa đúng nơi, súc miệng, lau mặt sạch sẽ.
-Phụ trách dinh dưỡng, nhân viên nuôi dưỡng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên và trẻ
  •  
 
  1. Tổ chức giấc ngủ
 
a.Trước khi trẻ ngủ:
+ Giáo viên cho trẻ đi vệ sinh, chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ ( thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông)
- Cô kiểm tra xem trẻ có ngậm thức ăn trong miệng không.
+ Cởi bớt áo, quần cho trẻ thoái mái để ngủ
+ Cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ, với những trẻ khó ngủ cô nên vỗ về giúp trẻ dễ ngủ hơn.
* Theo dõi trẻ trong khi ngủ:
+ Trẻ có thói quen ngủ tr­ưa 1 giấc khoảng 150 phút
+ Khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ, vỗ về những trẻ khó ngủ, chú ý đắp chăn, bật quạt cho trẻ ở mức độ vừa phải
+ Chú ý trẻ để cho trẻ dậy đi vệ sinh, nếu trẻ tè dầm giáo viên cần quan sát để thay cho trẻ kịp thời và bao quát các tình huống
  * Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy:
- Không nên đánh thức trẻ đồng loạt, trẻ nào thức tr­ước cô cho trẻ dậy tr­ước.
+Cô cho trẻ  ngồi bô đi vệ sinhsau khi ngủ dậy sau đó  cho trẻ ăn quà chiều.
 
-Giáo viên
 
3.3. vệ sinh
 
a.Vệ sinh cô:
+ Cô trang  phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, cô là tấm gương cho học sinh noi theo
- Đeo khẩu trang khi chia thức ăn, khi ho, sổ mũi, viêm họng.
 - Để đồ dùng cá nhân của trẻ riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ.
 - Khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
b. Vệ sinh cá nhân trẻ
+Cô chuẩn bị các đồ dùng vệ sinh cá nhân: khăn lau măt, xà phòng
+Chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân
-Cô  rửa tay, lau mặt  cho trẻ  theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh. Vừa làm vừa hướng dẫn từng thao tác rửa tay và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.
b) Vệ sinh môi trường:
+Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi
- Một số đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn uống, vệ sinh tại nhóm lớp cần theo quy định: Mỗi trẻ có cốc, bát, thìa, khăn mặt riêng, đảm bảo sạch sẽ, được lau, rửa thường xuyên, sau đó được phơi ngoài ánh nắng.
- Hằng tuần giặt khăn 1 lần bằng nước sôi muối
- Bình, thùng đựng nước phải có nắp đậy, được vệ sinh hàng ngày, để nơi sạch sẽ, tránh bụi bẩn. Nước không uống hết sau một ngày phải đổ đi. Tuyệt đối không để trẻ thò tay hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước
- Bàn ghế, đồ dùng trong lớp thường xuyên lau sạch sẽ tránh để bụi bẩn
- Đồ dùng vệ sinh: Xô, chậu, nước tẩy các loại phải được úp, cất cẩn thận và tránh xa tầm tay của trẻ đối với những chất có chứa chất độc hại.
- Đồ chơi phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi cho trẻ chơi. Hàng tuần vệ sinh đồ chơi ít nhất 01 lần.
+ Vệ sinh phòng nhóm
- Hằng ngày giáo viên vệ sinh quét dọn phòng lớp sạch sẽ.
- Phòng vệ sinh thường xuyên được lau chùi sạch sẽ, khô ráo và không có mùi hôi.
+ Xử lý rác thải
- Rác thải của nhóm lớp được bỏ vào túi ni lon và bỏ vào thùng rác của lớp. Cuối ngày giáo viên đưa về nơi tập kết rác thải của nhà trường để xử lý rác sạch sẽ.
+ Giữ sạch nguồn nước:
-Nguồn nước phải có nguồn nước sạch : nước tinh khiết đóng bình để sử dụng ăn uống
 
-Giáo viên
 
 
-Giáo viên và trẻ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-BGH
 
3.4. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
 
a) Chăm sóc sức khỏe
+ Khám sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa:
-Trong năm học nhà trường phối hợp bác sỹ của Trạm y tế xã để khám sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa cho trẻ.
 + Theo dõi thể lực của trẻ qua biểu đồ phát triển:
-Trẻ được theo dõi cân nặng và đo chiều cao trên biểu đồ vào tháng 9,12,3 nhằm phát hiện những trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì; Trẻ suy dinh dưỡng được theo dõi hàng tháng để có biện pháp phối hợp với phụ huynh trong chăm sóc trẻ.
b. Phòng và xử lý các bệnh thường gặp
+ Tiêm chủng, phòng dịch
- Nhắc nhở và tuyên truyền phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng. Báo cáo y tế địa phương những trường hợp bất thường để xử lý kịp thời.
- Trong thời gian có dịch bệnh xẩy ra nếu có nhiều trẻ bị bệnh do dịch thì giáo viên báo cáo nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan.
- Thực hiện nghiêm  cách phòng chống dịch của  bộ y tế trong trường, lớp học an toàn.
+ Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm
- Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ cẩn thận để xử lý kịp thời.
- Biết cách xử lí và chăm sóc trẻ ốm tại trường.
c.Bảo vệ an toàn và phòng một số bệnh thường gặp:
*An toàn thể lực:
- Tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, ,vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, sắp xếp giá tủ gọn gàng, ngăn nắp.
-Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời thanh lí, tu sửa, không để trẻ bị xây xước, ngã, trơn trượt, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi,không để trẻ bị thương tích.
- Quản lí trẻ cẩn thận mọi lúc mọi nơi.
* An toàn tính mạng:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Không để  xảy ra việc thất lạc trẻ.
- Đồ chơi ngoài trời, phù hợp với độ tuổi, thường xuên kiểm tra CSVC đảm bảo an toàn về tính mạng cho trẻ.
- Phối hợp với các ban nghành đoàn thể để giữ an toàn giao thông trong giờ đưa đón trẻ.
- Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho trẻ khi đến lớp. Gần gũi, thân mật với trẻ như ở nhà. Không doạ nạt, quát mắng, đánh trẻ.
 
 
 
 
-Y tế phối hợp với trạm y tế để thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên phối hợp với phụ huynh
 
 
 
-Giáo viên phối hợp với nhà trường để thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI: 3 - 4 TUỔI
 
 
Nội dung
 
 
Phương pháp hình thức thực hiện
Người thực hiện, người phối hợp thực hiên Lưu ý/điều chỉnh
3.1 Tổ chức bữa ăn
 
a.Số lượng và chất lượng bữa ăn:
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là1230 - 1320 Kcal.
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày615 - 726 Kcal.
- Số bữa ăn tại nhà trường: Một bữa chính và một bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.
+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25% - 35% năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 52% - 60% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.
* Lượng thực phẩm:
- Mỗi bữa chính trẻ ăn  280g - 300g cơm và thức ăn với đủ năng l­ượng và các chất dinh d­ưỡng cần thiết nh­ư: Đạm, bột, béo, đư­ờng, vitamin muối khoáng. Bữa ăn của trẻ gồm 2 món mặn, 1 món xào, canh và cơm
* Nước uống:
- Hàng ngày trẻ đ­ược uống n­ước đầy đủ, nhất là về mùa hè. L­ượng nư­ớc cần đ­ược đ­ưa vào cơ thể trẻ 1,6 - 2 lít nư­ớc một ngày (cả trong thức ăn và hoa quả).
- Nư­ớc uống cần đựng trong bình hay ấm có nắp đậy kín hoặc nư­ớc tinh khiết. Mỗi trẻ có cốc riêng, có kí hiệu riêng từng trẻ. Mùa đông cần ủ n­ước cho ấm.
- Giáo viên cho trẻ uống theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày, h­ướng dẫn trẻ tự lấy cốc uống n­ước, uống xong úp cốc đúng nơi quy định. Không để trẻ quá khát mới uống hoặc uống một lần quá nhiều. Không nên cho trẻ uống nhiều nư­ớc trư­ớc bữa ăn.
b. Chăm sóc bữa ăn
- Trước khi ăn:
+Cô chuẩn bị bàn ghế ( cô sắp xếp)
+Trẻ được ngồi vào bàn ăn ( 4-6 trẻ một nhóm)
+ Cô chuẩn bị đầy đủ số lượng đồ dùng cho trẻ.( thìa, khay, khăn lau, đĩa đựng cơm rơi, giấy lau
- Trong khi ăn:
+ Giáo viên cần vui vẻ, nói năng dịu dàng, tạo không khí thoải mái cho trẻ trong khi khi ăn. Động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp GD dinh dư­ỡng, hành vi VS văn minh trong ăn uống.
+ GV cần quan tâm hơn những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Nếu thấy trẻ ăn chậm cần tìm hiểu nguyên nhân để báo cho nhà bếp hoặc y tế hay cho bà mẹ biết để chủ động chăm súc trẻ tốt hơn. Có biện pháp phòng tránh trẻ hóc, sặc trong khi ăn.
 + Dạy trẻ có một số hành vi văn minh trong ăn uống (Không nói chuyện khi ăn, không dùng tay bốc thức ăn, hắt hơi biết lấy tay che miệng, lấy khay cơm bằng 2 tay...)
- Sau khi ăn:
+Trẻ biết bỏ khay thìa đúng nơi, súc miệng, lau mặt sạch sẽ .
-Phụ trách dinh dưỡng, nhân viên nuôi dưỡng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên và trẻ
  •  
 
  1. Tổ chức giấc ngủ
 
a.Trước khi trẻ ngủ:
+ Giáo viên cho trẻ đi vệ sinh, chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ ( thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông)
+Cô kiểm tra xem trẻ có ngậm thức ăn trong miệng không.
+ Cởi bớt áo, quần cho trẻ thoái mái để ngủ
+ Cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ, với những trẻ khó ngủ cô nên vỗ về giúp trẻ dễ ngủ hơn.
* Theo dõi trẻ trong khi ngủ:
+ Trẻ có thói quen ngủ tr­ưa 1 giấc khoảng 150 phút
+ Khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ, vỗ về những trẻ khó ngủ, chú ý đắp chăn, bật quạt cho trẻ ở mức độ vừa phải.
+ Chú ý trẻ để cho trẻ dậy đi vệ sinh, nếu trẻ tè dầm giáo viên cần quan sát để thay cho trẻ kịp thời và bao quát các tình huống
  * Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy:
- Không nên đánh thức trẻ đồng loạt, trẻ nào thức tr­ước cô cho trẻ dậy tr­ước.
+Cô cho trẻ  đi vệ sinh sau khi ngủ dậy sau đó  cho trẻ ăn quà chiều.
 
Giáo viên
 
3.3. Tổ chức vệ sinh
 
a.Vệ sinh cô:
+ Cô trang  phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, cô là tấm gương cho học sinh noi theo
- Đeo khẩu trang khi chia thức ăn, khi ho, sổ mũi, viêm họng.
 - Để đồ dùng cá nhân của trẻ riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ.
 - Khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
b. Vệ sinh cá nhân trẻ
+Cô chuẩn bị các đồ dùng vệ sinh cá nhân: khăn lau mặt, xã phòng, dụng cụ đựng khăn..
+Chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân:
-Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng  và lau khô tay theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh. Với những trẻ mới đến lớp cô nên hướng dẫn tỉ mỉ từng thao tác rửa tay và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.
- Hướng dẫn trẻ tự lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi tay và mặt bị bẩn theo đúng qui trình, Mùa lạnh cần chuẩn bị khăn ấm cho trẻ lau.
* Vệ sinh răng miệng cho trẻ: - Hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối. Tuyên truyền với phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọ
b) Vệ sinh môi trường:
+Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi
- Một số đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn uống, vệ sinh tại nhóm lớp cần theo quy định: Mỗi trẻ có cốc, bát, thìa, khăn mặt riêng, đảm bảo sạch sẽ, được lau, rửa thường xuyên, sau đó sấy hoặc được phơi ngoài ánh nắng.
- Hằng tuần giặt khăn 1 lần bằng nước sôi muối
- Bình, thùng đựng nước phải có nắp đậy, được vệ sinh hàng ngày, để nơi sạch sẽ, tránh bụi bẩn. Nước không uống hết sau một ngày phải đổ đi. Tuyệt đối không để trẻ thò tay hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước
- Bàn ghế, đồ dùng trong lớp thường xuyên lau sạch sẽ tránh để bụi bẩn
- Đồ dùng vệ sinh: Xô, chậu, nước tẩy các loại phải được úp, cất cẩn thận và tránh xa tầm tay của trẻ đối với những chất có chứa chất độc hại.
- Đồ chơi phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi cho trẻ chơi. Hàng tuần vệ sinh đồ chơi ít nhất 01 lần.
+ Vệ sinh phòng nhóm
- Hằng ngày giáo viên vệ sinh quét dọn phòng lớp sạch sẽ.
- Phòng vệ sinh thường xuyên được lau chùi sạch sẽ, khô ráo và không có mùi hôi
+ Xử lý rác thải
- Rác thải của nhóm lớp được bỏ vào túi ni lon và bỏ vào thùng rác của lớp. Cuối ngày giáo viên đưa về nơi tập kết rác thải của nhà trường để xử lý rác sạch sẽ.
+ Giữ sạch nguồn nước:
-Nguồn nước phải có nguồn nước sạch : nước tinh khiết đóng bình, nước máy để sử dụng ăn uống
 
 
Giáo viên
 
 
Giáo viên và trẻ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên
 
 
 
-BGH
 
  1. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
 
a) Chăm sóc sức khỏe
+ Khám sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa:
-Trong năm học nhà trường phối hợp bác sỹ của Trạm y tế xã để sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa cho trẻ nhằm phát hiện sớm những căn bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời.
 
b. Phòng và xử lý các bệnh thường gặp
+ Tiêm chủng, phòng dịch
- Nhắc nhở và tuyên truyền phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng. Báo cáo y tế địa phương những trường hợp bất thường để xử lý kịp thời.
- Trong thời gian có dịch bệnh xẩy ra nếu có nhiều trẻ bị bệnh do dịch thì giáo viên báo cáo nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan.
- Thực hiện nghiêm cách phòng  chống dịch của  bộ y tế trong trường, lớp học.
+ Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm
- Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ cẩn thận để xử lý kịp thời.
- Biết cách xử lí và chăm sóc trẻ ốm tại trường.
c.Bảo vệ an toàn và phòng một số bệnh thường gặp:
*An toàn thể lực:
- Tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, ,vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ,sắp xếp giá tủ gọn gàng, ngăn nắp.
-Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời thanh lí, tu sửa, không để trẻ bị xây xước, ngã, trơn trượt, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi,không để trẻ bị thương tích.
- Quản lí trẻ cẩn thận mọi lúc mọi nơi.
* An toàn tính mạng:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Không để  xảy ra việc thất lạc trẻ.
- Đồ chơi ngoài trời, phù hợp với độ tuổi, thường xuyên kiểm tra CSVC đảm bảo an toàn đảm bảo an toàn về tính mạng cho trẻ.
- Phối hợp với các ban nghành đoàn thể để giữ an toàn giao thông trong giờ đưa đón trẻ.
- Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho trẻ khi đến lớp. Gần gũi, thân mật với trẻ như ở nhà. Không doạ nạt, quát mắng, đánh trẻ.
 
 
 
 
-Y tế phối hợp với trạm y tế để thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên phối hợp với phụ huynh
 
 
 
 
 
Giáo viên phối hợp với nhà trường để thực hiện
 
 
  
 
 
 
 
 
 
 
         
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI: 4 - 5 TUỔI
Nội dung Phương pháp hình thức thực hiện Người thực hiện, người phối hợp thực hiên Lưu ý/ điều chỉnh
3.1 Tổ chức bữa ăn
 
a.Số lượng và chất lượng bữa ăn:
- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ.
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày: 615 - 726 Kcal.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ănBữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.
* Lượng thực phẩm:
- Mỗi bữa chính trẻ ăn  280g - 300g cơm và thức ăn (khoảng 2 bát ) với đủ năng l­ượng và các chất dinh dưỡng cần
* Nước uống:
- Hàng ngày trẻ đ­ược uống n­ước đầy đủ, nhất là về mùa hè. L­ượng nư­ớc cần đ­ược đ­ưa vào cơ thể trẻ 1,6 – 2,0 lít/ nư­ớc/ trẻ/ngày (Kể cả trong thức ăn và hoa quả).
b. Chăm sóc bữa ăn
* Tr­ước khi ăn.
- Cô chuẩn bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh và hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sát khuẩn trước khi ngồi vào bàn ăn.
* Trong khi ăn.
- Giáo viên cần tạo không khí thoải mái cho trẻ trong khi khi ăn.
- GV cần quan tâm hơn những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy
 - Dạy trẻ có một số hành vi văn minh trong ăn uống
* Sau khi ăn:
- Hư­ớng dẫn trẻ đồ dùng đúng vào nơi quy định,
- Giáo viên lau sàn nhà khô ráo sạch sẽ, sát khuẩn sàn nhà sau khi ăn xong.
 
-CBQL chỉ đạo thực hiện.
-GV phối hợp phụ huynh thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  1. Tổ chức giấc ngủ
 
* Chuẩn bị tr­ước khi trẻ ngủ:
- Giáo viên chuẩn bị đầy các đồ dùng, tâm thế cho trẻ để chuẩn bị tốt cho giấc ngủ của trẻ.
* Theo dõi trẻ trong khi ngủ:
- Trẻ có thói quen ngủ tr­ưa 1 giấc khoảng 140- 150 phút
- Khi trẻ ngủ: Giáo viên phải thường xuyên có mặt để theo dõi trẻ ngủ; giáo viên quan sát, phát hiện kịp thời và xử lý các tình huống có thể xẩy ra trong khi  trẻ ngủ.
* Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy:
- Không nên đánh thức trẻ đồng loạt, trẻ nào thức trước cô cho trẻ dậy tr­ước.
-Hướng dẫn trẻ tự làm một số việc vừa sức .Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều.
-CBQL chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc
-Giáo viên thực hiện
 
3.3. Tổ chức vệ sinh
 
1.Vệ sinh cá nhân cô:
- Cô giáo phải thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ
* Vệ sinh thân thể:
- Giáo viên luôn giữ gìn VS thân thể
- Quần áo luôn gọn gàng, sạch sẽ. phải thường xuyên mặc quần, áo công tác trong quá trình chăm sóc trẻ. Không mặc quần áo công tác ra đường hoặc về nhà.
- Giữ gìn thân thể sạch sẽ, đầu tóc luôn gọn gàng, móng tay cắt ngắn.
-Đeo khẩu trang khi chia thức ăn, khi ho, sổ mũi, viêm họng.
- Để đồ dùng cá nhân của trẻ riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ.
- Khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
2. Vệ sinh cá nhân trẻ
2.1. Chuẩn bị các đồ dùng vệ sinh cá nhân.
- Cô giáo chuẩn bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh cho trẻ
- Đồ dùng của trẻ có ký hiệu riêng
2.2 Chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện VSCN, phòng tránh dịch sốt xuất huyết, dịch đau mắt đỏ, chân tay miệng…
- Cô giáo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho trẻ vệ sinh như: nước sạch, xà phòng, nước sát khuẩn, khăn sạch để lau tay, khăn để lau mặt, giấy vệ sinh...
- Hướng dẫn trẻ tự lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi  mặt bị bẩn theo đúng qui trình. Mùa lạnh cần chuẩn bị khăn ấm cho trẻ lau.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay và lau khô tay theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh. Với những trẻ mới đến lớp cô nên hướng dẫn tỉ mỉ từng thao tác rửa tay và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.
- Tập cho trẻ có thói quen uống nước và súc miệng sau khi ăn.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ: 
- Hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối. Tuyên truyền với phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt.
- Khám răng định kỳ để phát hiện sớm sâu răng và chữa trị kịp thời.
- Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi qui định.
 -Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cho bản thân, giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, nhắc trẻ dội nước, rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- VS quần áo dày dép:
- Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt. Khi trẻ bị nôn hoặc đi đại, tiểu tiện ra quần áo hoặc mồ hôi ra nhiều cần thay ngay cho trẻ. Cởi bớt quần áo khi trời nóng hoặc mặc thêm áo khi trời lạnh.
- Nhắc nhở phụ huynh đưa đủ tất, quần áo dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết. Cho trẻ mặc quần áo bằng những loại vải mềm, thấm mồ hôi. Nên dùng loại dày, dép vừa chân, mềm, mỏng, nhẹ, có quai sau và dễ cởi tháo. Cất dép riêng cho trẻ đi trong lớp sạch sẽ.
- Giáo viên hướng dẫn trẻ một số công việc tự chăm sóc sức khỏe cá nhân và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.
3. Vệ sinh môi trường:
* Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi
- Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp giáo viên phải rửa sach, khử khuẩn các loại đồ dùng đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn(Khi có dịch bệnh xảy ra) an toàn và phơi khô ráo
- Các đồ dùng phải xếp đặt ngăn nắp
- Có lịch VS đồ dùng hằng tuần
* Vệ sinh phòng nhóm
- Giáo viên phải VS phòng nhóm thường xuyên sạch sẽ, phòng kho ngăn nắp, đồ chơi xếp đặt gọn gàng.
- Phòng vệ sinh thường xuyên được lau chùi sạch sẽ, khô ráo và không có mùi hôi khai.
* Xử lý rác, nước thải
- Cuối ngày giáo viên đưa về nơi tập kết rác thải của nhà trường để xử lý rác sạch sẽ. Phân loại rác theo chất liệu
- Thường xuyên khơi thông cống rãnh để thông nguồn nước thải, không để ứ đọng nước thải sau khi rửa xong, xử lí nước thải bằng vôi và các chất xử lí, không để gây mùi hôi của nước thải, mất vệ sinh.
* Giữ sạch nguồn nước
-Nguồn nước cho trẻ ăn uống phải đảm bảo đúng quy chuẩn; nước không bị ô nhiễm bằng các tạp chất.
- Cung cấp đủ nước sạch để nấu và sinh hoạt hằng ngày
- Dụng cụ chứa nước đảm bảo sạch sẽ
 
- Giáo viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên thực hiện
 
3.4.Tổ chức chăm sóc sức khỏe và an toàn
 
1. Chăm sóc sức khỏe trẻ:
* Khám sức khỏe định kì:
- Nhà trường kết hợp Trạm y tế xã để kiểm tra sức khỏe cho trẻ (Tháng 9, tháng 3), phát hiện xem những trẻ nào mắc các bệnh thông thường.
-Nhân viên y tế nhà trường thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ em, kịp thời phát hiện bệnh tật của trẻ để phối hợp với gia đình có hướng xử lý, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo qui định.
* Khám điều trị chuyên khoa:
-Trong năm học nhà trường phối hợp bác sỹ của Trung tâm y tế huyện, bác sỹ chuyên khoa để khám  cho trẻ ít nhất 1 lần trong năm
  •  
-Giáo viên tổ chức cân, đo cho trẻ và ghi vào biểu đồ tăng trưởng mỗi quý một lần(15/9; 15/12; 15/3); đo chiều cao mỗi quý 1 lần ( 15/9; 15/12; 15/ 3). Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì theo dõi hàng tháng.
 
 
2.Phòng và xử lý các bệnh thường gặp:
* Phòng tránh dịch bệnh sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, chân tay miệng…
Nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương.
- Theo dõi chặt ché tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng.
- Báo cáo với y tế địa phương những trường hợp bất thường để xử lý kịp thời.
- Nếu trong lớp có một số trẻ mắc cùng một loại bệnh, giáo viên báo cho nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan.
- Giáo viên nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, bệnh chân tay miệng... theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo các cấp.
- Thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho bản thân, cho trẻ và tuyên truyền các bậc phụ huynh cùng phối hợp thực hiện tốt công tác phòng bệnh
*Phát hiện và chăm sóc trẻ ốm:
- Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ cẩn thận để xử lý kịp thời.
  • Thường xuyên quan sát trẻ phát hiện những biểu hiện của trẻ ốm, trao đổi với phụ huynh và nhân viên y tế để chăm sóc trẻ
- Nếu trẻ sốt cao đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước quả, nước chè đường. Cởi bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay ngay quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ, cho trẻ thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn để đề phòng co giật và báo ngay cho cha mẹ trẻ hoặc đưa đến cơ sở y tế.
- Nếu trẻ nôn đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi dậy đề phòng trẻ hít phải chất nôn gây ngạt. Lau sạch chất nôn trên người trẻ, thay quần áo cho trẻ nếu cần.Thu dọn chất nôn và quan sát để báo với cha mẹ trẻ và cơ sở y tế.
*Phát hiện và xử lý ban đầu của một số bệnh thường gặp:
- Giáo viên tuyên truyền về bệnh thường gặp theo mùa cho phụ huynh nắm bắt và đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Nhà trường có tủ thuốc  và có đủ các loại thuốc thông dụng, có dán nhãn mác và hạn sử dụng của các loại thuốc. Tủ thuốc phải khóa cẩn thận, sạch sẽ, không để các thứ khác vào tủ thuốc. Giáo viên không tự tiện cho trẻ uống các loại kháng sinh,các loại thuốc khác khi không có sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
3.Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
*An toàn thể lực:
-Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời thanh lí, tu sửa kịp thời, không để trẻ bị thương tích.
- Quản lí trẻ cẩn thận mọi lúc mọi nơi. Tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường.
* An toàn tính mạng:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Không để  xảy ra việc thất lạc trẻ.
- Đồ chơi ngoài trời, phù hợp với độ tuổi, CSVC đảm bảo an toàn đảm bảo an toàn về tính mạng.
- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể để giữ an toàn giao thông trong giờ đưa đón, trả trẻ.
 
 
Bác sĩ Trạm y tế, giáo viên
Nhân viên y tế
 
 
 
 
 
Bác sỹ chuyên khoa Trung tâm y tế huyện - Giáo viên.
 
 
 
 
 
 
Giáo viên; Phụ huynh
 
 
 
 
 
Nhân viên y tế, giáo viên, phụ huynh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Giáo viên, phụ huynh, nhân viên y tế
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên thực hiện
 
3.5 Chăm sóc trẻ khuyết tật - Trẻ khuyết tật đ­ược chăm sóc, đối xử công bằng nh­ư những trẻ khác, không phân biệt, kỳ thị trẻ khuyết tật. (Tự kỷ)
- Có biện pháp GD riêng cho trẻ khuyết tật: Tạo MT cho trẻ khuyết tật học tập, hoà nhập, quan tâm đến trẻ khuyết tật để giúp đỡ trẻ, tạo điều kiện cho trẻ.
Giáo viên; phụ huynh  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỘ TUỔI 5-6 TUỔI
Nội dung Phương pháp hình thức thực hiện Người thực hiện, người phối hợp thực hiên Lưu ý/điều chỉnh
3.1. Tổ chức bữa ăn
 
a.Số lượng và chất lượng bữa ăn:
- Trẻ ăn tại trường : Một bữa chính và một bữa phụ.
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày: 615 - 726 Kcal.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ănBữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.
+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu đầy đủ các chất
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.
* Lượng thực phẩm:
- Mỗi bữa chính trẻ ăn  280g - 300g cơm và thức ăn (khoảng 2 bát) với đủ năng l­ượng và các chất dinh d­ưỡng cần thiết nh­ư: Đạm, bột, đư­ờng, muối khoáng .
* Nước uống:
- Hàng ngày trẻ đ­ược uống n­ước đầy đủ, nhất là về mùa hè. L­ượng nư­ớc cần đ­ược đ­ưa vào cơ thể trẻ 1,6 – 2,0 lít nước/trẻ/1 ngày (Kể cả trong thức ăn và hoa quả).
- Mùa đông cần ủ n­ước cho ấm.
- Giáo viên cho trẻ uống theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày. Không nên cho trẻ uống nhiều nư­ớc trư­ớc bữa ăn.
b. Chăm sóc bữa ăn
* Tr­ước khi ăn.
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh và hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sát khuẩn trước khi ngồi vào bàn ăn.
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng ăn uống cho trẻ và một số đồ dùng khác
* Trong khi ăn.
- Giáo viên tạo không khí ngon miệng cho trẻ, động viên trẻ ăn hết suất
 - Dạy trẻ có một số hành vi văn minh trong ăn uống
* Sau khi ăn:
- Giáo viên hướng dẫn trẻ tự VS răng miệng,uống nước
- Giáo viên lau sàn nhà khô ráo sạch sẽ, sát khuẩn sàn nhà sau khi ăn xong.
 
-CBQL chỉ đạo thực hiện.
-GV phối hợp phụ huynh thực hiện
 
  1. .Tổ chức giấc ngủ
 
* Chuẩn bị tr­ước khi trẻ ngủ:
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cho giấc ngủ của trẻ, tâm thế cho trẻ phải thoải mái, phù hợp theo mùa
* Theo dõi trẻ trong khi ngủ:
- Trẻ có thói quen ngủ tr­ưa 1 giấc khoảng 140- 150 phút. Trẻ ngủ ngon giấc, đầy giấc.
- Giáo viên nhắc trẻ vào chỗ ngủ nằm đúng tư thế. Khi trẻ ngủ cô phải thường xuyên có mặt để theo dõi trẻ ngủ an toàn, giáo viên thường xuyên quan sát, phát hiện kịp thời và xử lý các tình huống có thể xẩy ra trong khi ngủ.
* Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy:
- Không nên đánh thức trẻ đồng loạt, trẻ nào thức trước giáo viên cho trẻ dậy tr­ước.
-Giáo viên nhắc nhở trẻ làm một số nhiệm vụ sau khi ngủ dậy, cất đồ dùng vào nơi quy định. Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều.
- Giáo viên thực hiện  
3.3. Tổ chức vệ sinh
 
1.Vệ sinh cá nhân cô:
- Cô giáo phải thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không làm lan bệnh tật sang trẻ và cộng đồng.
* Vệ sinh thân thể:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng và n­ước sạch trư­ớc khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh....
- Luôn giữ VS khi chăm sóc trẻ. Đeo khẩu trang, tạp dề khi tổ chức bữa ăn cho trẻ. Quần áo gọn gàng, sạch sẽ.  Không sử dụng chung đồ dùng của trẻ
2. Vệ sinh cá nhân trẻ
2.1Chuẩn bị các đồ dùng vệ sinh cá nhân.
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Đồ dùng của trẻ có ký hiệu riêng
2.2 Chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện VSCN, phòng tránh dịch sốt xuất huyết, dịch đau mắt đỏ, bệnh chân tay miệng…
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và lau khô tay theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh.
- Giáo viên hướng dẫn trẻ một số công việc tự chăm sóc sức khỏe cá nhân và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.
3. Vệ sinh môi trường:
* Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi
- Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, trong kho giáo viên phải thường xuyên lau chùi, sắp đặt gọn gàng và đảm bảo an toàn cho trẻ.
-Giáo viên có lịch cuối tuần vệ sinh lau rửa các loại đồ dùng đồ chơi an toàn và phơi khô ráo(Rửa bằng nước sát khuẩn khi dịch bệnh xảy ra)
- Đồ dùng vệ sinh phải cất đặt gọn gàng, ngăn nắp
- Bàn ghế phải cọ rửa vào cuối tuần, phơi khô, xếp đặt gọn gàng.
* Vệ sinh phòng nhóm
- Giáo viên thường xuyên vệ sinh phòng nhóm sau khi trẻ ăn xong, sau khi trẻ ra về. Phòng phải khô ráo không để trẻ trơn trượt.
- Phòng học,phòng kho thường xuyên sạch sẽ , đồ dùng trong kho phải xếp đặt gọn gàng, theo bộ khoa học, dễ thấy, dễ lấy
- Phòng vệ sinh thường xuyên được lau chùi sạch sẽ, khô ráo và không có mùi hôi khai.
* Xử lý rác, nước thải
- Rác thải của nhóm lớp được bỏ vào túi ni lon và bỏ vào thùng rác có nắp đậy của lớp. Cuối ngày giáo viên đưa về nơi tập kết rác thải của nhà trường để xử lý rác sạch sẽ. Phân loại rác theo chất liệu
- Thường xuyên khơi thông cống rãnh để thông nguồn nước thải, không để ứ đọng nước thải sau khi rửa xong, không để gây mùi hôi của nước thải, mất vệ sinh.
* Giữ sạch nguồn nước
-Nguồn nước cho trẻ ăn uống phải đảm bảo đúng quy chuẩn. Cung cấp đủ nước sạch để nấu và sinh hoạt hằng ngày.
- Dụng cụ chứa nước đảm bảo sạch sẽ không gây độc, có nắp đậy,dễ cọ rửa, an toàn cho người sử dụng.
-Giáo viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3.4.Tổ chức chăm sóc sức khỏe và an toàn
 
1. Chăm sóc sức khỏe trẻ:
* Khám sức khỏe định kì:
- Nhà trường kết hợp Trạm y tế xã để kiểm tra sức khỏe cho trẻ (Tháng 9, tháng 3), phát hiện xem những trẻ nào mắc các bệnh thông thường.
-Nhân viên y tế nhà trường thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ em, kịp thời phát hiện bệnh tật của trẻ để phối hợp với gia đình có hướng xử lý, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo qui định.
* Khám điều trị chuyên khoa:
-Trong năm học nhà trường phối hợp bác sỹ của Trung tâm  y tế huyện, bác sỹ chuyên khoa để khám  cho trẻ ít nhất 1 lần trong năm; phát hiện những bệnh có thể nguy hiểm để thông báo cho phụ huynh điều trị theo chuyên khoa kịp thời.
  •  
-Giáo viên tổ chức cân cho trẻ và ghi vào biểu đồ tăng trưởng mỗi quý một lần (15/9; 15/12; 15/3); đo chiều cao 3 tháng 1 lần (15/9; 15/12 và 15/ 3). Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì theo dõi hàng tháng,
2.Phòng và xử lý các bệnh thường gặp:
* Phòng tránh dịch bệnh sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, chân tay miệng…:
-Giáo viên thực hiện phòng chống dịch sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, chân tay miệng… chuẩn bị tốt các điều kiện để phòng chống dịch các loại bệnh xảy ra.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp; tuyên truyền tốt với phụ huynh để đảm bảo phòng dịch sốt xuất huyết, dịch đau mắt đỏ, chân tay miệng…
*Phát hiện và chăm sóc trẻ ốm:
  • Giáo viên thường xuyên quan sát trẻ để phát hiện những biểu hiện của trẻ ốm, trao đổi với phụ huynh và nhân viên y tế để chăm sóc trẻ chu đáo; không để trẻ sốt cao nguy hiểm tính mạng.
- Phối hợp với phụ huynh cho trẻ ăn uống đảm bảo các chất khi trẻ ốm.
*Phát hiện và xử lý ban đầu của một số bệnh thường gặp:
- Giáo viên kịp thời phát hiện trẻ có biểu hiện các bệnh thường gặp, phối hợp cùng phụ huynh để cho trẻ uống thuốc theo sự chỉ dẫn của cán bộ phụ trách công tác y tế.
-Giáo viên làm tốt việc tuyên truyền về bệnh thường gặp theo mùa cho phụ huynh nắm bắt và đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Nhà trường có tủ thuốc và có đủ các loại thuốc thông dụng, có dán nhãn mác và hạn sử dụng của các loại thuốc. Tủ thuốc có thêm các dụng cụ y tế khác phục vụ cho phòng tránh một số bệnh thường gặp.Tủ thuốc phải khóa cẩn thận, sạch sẽ, không để các thứ khác vào tủ thuốc.
3.Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
*An toàn thể lực:
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời thanh lí, tu sửa, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi,không để trẻ bị thương tích.
- Giáo viên tạo môi trường an toàn, quản lí trẻ cẩn thận mọi lúc mọi nơi.
* An toàn tính mạng:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Không để  xảy ra việc thất lạc trẻ.
- Đồ chơi ngoài trời, phù hợp với độ tuổi, CSVC đảm bảo an toàn đảm bảo an toàn về tính mạng.
- Phối hợp với các ban nghành đoàn thể để giữ an toàn giao thông trong giờ đưa đón, trả trẻ.
Bác sĩ trạm y tế, Nhân viên y tế, giáo viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
Bác sỹ đa khoa Nhân viên y tế, giáo viên thực hiện
 
Giáo viên thực hiện
 
 
 
 
Giáo viên; Phối hợp phụ huynh thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhân viên y tế, giáo viên, phụ huynh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Giáo viên thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3.5. Chăm sóc trẻ khuyết tật - Trẻ khuyết tật đ­ược chăm sóc, đối xử công bằng nh­ư những trẻ khác, không phân biệt, kỳ thị trẻ khuyết tật(Nghe)
- Có biện pháp GD riêng cho trẻ khuyết tật(Nghe): Tạo MT cho trẻ khuyết tật học tập, hoà nhập, quan tâm đến trẻ khuyết tật để giúp đỡ trẻ, tạo điều kiện cho trẻ.
Giáo viên phối hợp phụ huynh thực hiện  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
A. Kế hoạch tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo
  1. Căn cứ XD Kế hoạch:
  • Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2020, ban hành Chương trình cho trẻ làm quen với tiếng Anh giành cho trẻ mẫu giáo;
- Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
 - Quyết định 2445/QĐ-UBND ngày 23/7/2020 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”;
- Công văn số 1530/SGD&ĐT-GDCN-GDTX ngày 05/8/2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An về hướng dẫn thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo và Chương trình tăng cường dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Công văn số 1670/SGD&ĐT-GDCN-GDTX ngày 15/8/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình tăng cường tiếng Anh theo hình thức dạy trực tuyến (online) trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
 - Công văn số 1806/SGD&ĐT-CTTT-GDTX ngày 19/8/2024 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo và Chương trình tăng cường tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An, năm học 2024-2025;
- Công văn số 480/KH-SGD&ĐT ngày 22/3/2021 về Kế hoạch tuyên truyền thực hiện đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2030;
- Nghị Quyết số 31/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An;
- Công văn số 704/PGD&ĐT-CMTA ngày 20/8/2024 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo và Chương trình tăng cường tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Diễn Châu năm học 2024-2025;
  • Căn cứ nhu cầu của phụ huynh trong việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh;
  • Kết quả thực hiện của năm học 2023-2024 về việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh;
  • Trường Mầm Non Diễn Thịnh xây dựng kế hoạch cho trẻ làm quen với tiếng Anh năm học 2024– 2025 như sau:
          2. Chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo
 
 
 
TT
 
TÊN TÀI LIỆU
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỜI LƯỢNG, THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
 
CHUẨN ĐẦU RA
1 Giáo trình học FIVE STEPS OF ENGLISH Nhà xuất bản Đại học Quốc gia HN)
 
- Trẻ MG 5 tuổi
- Số lớp: 3
- Dự kiến Số trẻ: 75 trẻ
Trung tâm ngoại ngữ  NEWLIGHT Diễn Châu Tổng số tiết/năm: 70
HK1: 35 tiết HK2: 35 tiết (Trong đó tiết số mấy là Kiểm tra đánh giá định kỳ, tổ chức hoạt động tập thể, đánh giá đầu ra theo cam kết,10 tiết)
- Sau hoạt động học buổi sáng và sau hoạt động chơi buổi chiều.các ngày thứ  2,  thứ 4 hàng tuần
- 1 tiết 30 - 35 phút ( cả thời gian ổn định)
- Thời gian học ngoài giờ chính khóa của trẻ  
Phòng giáo dục âm nhạc, Giáo dục tăng cường - Trẻ hứng thú trong các hoạt động làm quen với tiếng Anh;
- Thích tìm hiểu, khám phá các nền văn hóa khác;
- Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp;
- Nghe và nhận diện, nhận biết được một số từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng và hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi;
- Nghe và nhắc lại được từ chỉ số từ 1 đến 10, một số từ, cụm từ chỉ sự vật, hiện tượng, hành động quen thuộc với lứa tuổi;
- Nghe và thực hiện được 2 đến 3 yêu cầu liên tiếp đơn giản, phù hợp với lứa tuổi;
- Nghe và trả lời được bằng cử chỉ, hành động hoặc 1-3 từ, một số mẫu câu rất đơn giản trong một số tình huống giao tiếp đơn giản, quen thuộc và khi được hỏi về khả năng và sở thích;
- Nghe và thực hiện được theo hướng dẫn bằng cử chỉ, hành động hoặc lời nói (1-3 từ) khi tham gia các trò chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi;
- Nghe hiểu được nội dung truyện tranh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và trả lời câu hỏi về một số tình tiết rất đơn giản theo trình tự của truyện;
- Nhắc lại được, nói được từ chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng và hành động trong phạm vi từ vựng được làm quen;
- Đọc theo được thành tiếng một số từ thông dụng khi xem tranh minh họa chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động, biểu tượng, kí hiệu trong phạm vi từ vựng được làm quen;
- Nhắc lại, đọc theo được một số câu vần, câu thơ quen thuộc với lứa tuổi;
- Hát theo, hát được một số bài hát quen thuộc với lứa tuổi;
- Tô màu được một số nét, chữ cái tiếng Anh.
 
 
2
Giáo trình học FIVE STEPS OF ENGLISH Nhà xuất bản Đại học Quốc gia HN)
 
- Trẻ MG 4 tuổi
- Dự kiến Số lớp: 03 lớp/ 60 trẻ
Trung tâm ngoại ngữ NEWLIGHT Diễn Châu Tổng số tiết/năm: 70
HK1: 35 tiết HK2: 35 tiết (Trong đó tiết số mấy là Kiểm tra đánh giá định kỳ, tổ chức hoạt động tập thể, đánh giá đầu ra theo cam kết,10 tiết)
- Sau hoạt động học buổi sáng và sau hoạt động chơi buổi chiều.các ngày thứ  2, thứ 4 hàng tuần
- 1 tiết 30 - 35 phút ( cả thời gian ổn định)
- Thời gian học ngoài giờ chính khóa của trẻ  
Phòng giáo dục âm nhạc, Giáo dục tăng cường - Trẻ hứng thú trong các hoạt động làm quen với tiếng Anh;
- Thích tìm hiểu, khám phá các nền văn hóa khác
- Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp;
- Nghe và nhận diện, nhận biết được được một số từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi;
- Nghe và nhắc lại được từ chỉ số từ 1 đến 5, một số từ, cụm từ đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi;
- Nghe và thực hiện được một số câu lệnh đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi;
- Nghe và trả lời được bằng cử chỉ, hành động hoặc 1 -3 từ, một số mẫu câu rất đơn giản trong một số tình huống giao tiếp đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi và khi được hỏi về bản thân và gia đình;
- Nghe và phản hồi được bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng 1-3 từ khi chơi trò chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi;
- Nghe hiểu được nội dung truyện tranh rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và trả lời câu hỏi về một số tình tiết rất đơn giản của truyện;
- Nhắc lại được, gọi tên được đồ vật, sự vật, hiện tượng và hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi;
- Đọc theo được thành tiếng một số từ thông dụng khi xem tranh minh họa chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng và hành động đơn giản, quen thuộc, phù hợp với lứa tuổi trong phạm vi từ vựng được làm quen;
- Nhắc lại, đọc theo được một số bài vần, bài thơ đơn giản, phù hợp với lứa tuổi;
- Hát theo, hát được một số bài hát đơn giản, phù hợp
 
  1. Danh sách giáo viên
TT Họ và tên Quốc tịch Năm sinh Giới tính Trình độ CM Chứng chỉ NL, NVSP Ghi chú
1 AMEJJOUD ABDELALI Morocco 2000 Nam Đại học Cử nhân Ngôn ngữ Anh, Chứng chỉ TESOL.  
2 Tạ Thị Diệu Thuý Việt Nam 1988 Nữ Đại học Cử nhân Ngôn ngữ Anh, CC NVSPMN  
               
 
 
  1. Dự toán kinh phí thu - chi:
Thỏa thuận với cha mẹ học sinh trên nguyên tắt thu đủ chi, không thu thừa.
 Học phí: 22.000 đ/ HS/tiết (Đã bao gồm cả Tài Liệu,HS đóng theo tháng)
* Mức chi Công ty hỗ trợ cho trường như sau:
- Nhà trường sử dụng 20% tổng doanh thu cho các chi phí thanh toán:
+ Chi phí quản lý: ...%
+ Cơ sở vật chất (điện, nước): ...%
+ Các chi phí khác: ...%
   
- Dự kiến Số học sinh đăng ký học: 135 trẻ.            
Dự kiến tổng học phí thu được:  135 cháu x 1.540.000/trẻ/năm  = 207.790.000 đ  
Trong đó: Trích nộp cho trung tâm: 80% = 166.320.000 đ, để lại đơn vị chi: 20% = 41.155.800 đ    
2, Chi tiết đơn vị sử dụng 20%  để lại như sau.            
               
TT Nội dung Phương án chi Dự chi    
1 Chi cho công tác tuyển sinh, phối hợp quản lý trẻ (trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm ) 10% 20.577.900đ    
2 Chi công tác quản lý, giám sát, kiểm tra 4% 8.231.160    
3 Chi công tác thu, chi: Kế toán và thủ quỹ 3% 6.173.370    
4 Chi phục vụ dạy học: điện, nước, CSVC 3% 6.173.370    
Tổng chi 20% 41.155.800 đ    
3, Trung tâm nhận 80% học phí để chi trả các chi phí sau:      
 Chi trả chế độ cho giáo viên tham gia giảng dạy (Kể cả GV trợ giảng)      
Thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN 2% với ngân sách nhà nước.        
Các chi phí khác liên quan đến chương trình.            
                           
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
B. Chương trình giáo dục kỹ năng sống, phát triển năng khiếu (Múa, võ) cho trẻ MG
 
TT NỘI DUNG TÊN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HÌNH THỨC PHỐI HỢP GIÁO VIÊN, TRÌNH ĐỘ THỜI LƯỢNG, THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC DỰ KIẾN MỨC THU
1 Tổ chức hoạt động GDKNS cho trẻ Chương trình Kỹ năng sống cho học sinh Mầm non. Trẻ MG 3-4 tuổi
Số lớp 1:25 cháu
Trung tâm GDKNS ALVA Võ Thị Chung Thủy
-Cử nhân công tác phát triển xã hội cộng đồng, Bằng Trung cấp lý luận chính trị hành chính.
1 tiết/ tuần (30 - 40 phút).
35 tiết/ năm/9 tháng
 
Phòng học GD âm nhạc 18.000 đồng/tiết/học sinh. Tiền tài liệu 10.000đ/1 trẻ
Chương trình Kỹ năng sống cho học sinh Mầm non. Trẻ MG 4-5 tuổi
Số lớp 1:25 cháu
Trung tâm GDKNS ALVA  Võ Thị Chung Thủy
-Cử nhân công tác phát triển xã hội cộng đồng,bằng TC lý luận chính trị hành chính
1 tiết/ tuần (30 - 40 phút).
35 tiết/ năm/9 tháng
 Phòng học GD âm nhạc 18.000 đồng/tiết/học sinh. Tiền tài liệu 10.000đ/1 trẻ
Chương trình Kỹ năng sống cho học sinh Mầm non. Trẻ MG 5-6 tuổi
Số lớp 1:30 cháu
Trung tâm GDKNS ALVA Nguyễn Văn Thông
Cử nhân Công nghệ Thông tin.
1 tiết/ tuần (30 - 40 phút).
35 tiết/ năm/9 tháng
 Phòng học GD âm nhạc 18.000 đồng/tiết/học sinh. Tiền tài liệu 10.000đ/1 trẻ
2 Hoạt động phát triển năng khiếu Múa, Võ -Khung chương trình phát triển năng khiếu   cho trẻ mầm non (độ tuổi 3 tuổi)
-Tài liệu được phê duyệt trong TB 232 của SGDĐT tỉnh Nghệ An
-Trẻ MG 3-4 tuổi
- Số lớp: 2lớp/60trẻ
-Trung tâm kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa MASTER KIDS Trần Thị Thảo
- Cử nhân Giáo dục mầm non
- Chứng  chỉ múa
 
- 1 tuần học ít nhất 1 tiết đảm bảo 75 tiết/năm học
- 1 tiết 30phút
- Thời gian học ngoài giờ chính khóa vào thứ 4,6 hằng tuần
Phòng GD âm nhạc Mức thu :16.000 VNĐ/tiết/hs (đã bao gồm tài liệu, Thời lượng dạy:  30 phút )
-Khung chương trình phát triển năng khiếu   cho trẻ mầm non (độ tuổi 4 tuổi)
-Tài liệu được phê duyệt trong TB 232 của SGDĐT tỉnh Nghệ An
-Trẻ MG 4-5 tuổi
- Số lớp:
 2lớp/60trẻ
Trung tâm kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa MASTER KIDS Lê Thị Phượng
- Cử nhân Giáo dục mầm non
- Chứng  chỉ múa
 
- 1 tuần học ít nhất 1 tiết đảm bảo 75 tiết/năm học
- 1 tiết 30 phút
- Thời gian học ngoài giờ chính khóa vào thứ 4, 6 hằng tuần
 Phòng GD âm nhạc Mức thu :16.000 VNĐ/tiết/hs (đã bao gồm tài liệu, Thời lượng dạy:  30 phút )
 
-Khung chương trình phát triển năng khiếu   cho trẻ mầm non (độ tuổi 5 tuổi)
-Tài liệu được phê duyệt trong TB 232 của SGDĐT tỉnh Nghệ An
Trẻ MG 5-6 tuổi
- Số lớp:
 2lớp/60trẻ
 
 
- Số lớp:
 1lớp/30trẻ( Võ)
Trung tâm kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa MASTER KIDS Cao Thị Hòa
- Cử nhân Giáo dục mầm non
- Chứng  chỉ múa
Hoàng Sơn
 
-Huấn luận viên Karate Do
 
- Chững chỉ võ thuật
- 1 tuần học ít nhất 1 tiết đảm bảo 75 tiết/năm học
- 1 tiết 30 phút
- Thời gian học ngoài giờ chính khóa vào thứ 4,6 hằng tuần
 Phòng GD âm nhạc Mức thu :16.000 VNĐ/tiết/hs (đã bao gồm tài liệu, Thời lượng dạy:  30 phút )
 

 
 
 

Nguồn tin: Trường MN Diễn Thịnh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay155
  • Tháng hiện tại7,410
  • Tổng lượt truy cập723,014
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây